Độc tính và các phản ứng phụ của thuốc chống lao

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Các thuốc chống lao khi dùng có thể có các phản ứng phụ như sau:

Streptomycin

Phản ứng nặng, ít gặp

  • Shock phản xạ, dị ứng, nổi mề đay, phù Quincke, truỵ mạch, tróc da.
  • Tổn thương thần kinh số 8
    • Nhánh tiền đình bị tổn thương: chóng mặt, ù tai, loạng choạng, mất thăng bằng nhất là khi trời tối, khi nhắm mắt (tổn thương nhánh tiền đình có thể phục hồi). Người già có thể rung giật nhãn cầu (nystagmus) – Phản ứng nhẹ, thường gặp.
  • Tê quanh môi, giật quanh môi, cảm giác kiến bò
  • Nôn mửa
  • Sốt, ban đỏ ngoài da, mẩn ngứa

* Isoniazid.

Phản ứng nặng. .

  • Ít gặp: Viêm gan (có thể xảy ra ở người dùng isoniazid quá liều liều cao, ở người có tiền sử viêm gan, suy chức năng gan, người tâm thần, suy dinh dưỡng).
  • Hiếm gặp: Co giật viêm thần kinh thị giác, triệu chứng tâm thần, rối loạn tâm thần, thiếu máu tan huyết, thiếu máu suy tuỷ, mất bạch cầu hạt, phản ứng luput.

Phản ứng nhẹ:

  • Ít gặp: Quá mẫn ngoài da, viêm thần kinh ngoại vi (tê bì tay hoặc chân) có thể phòng và chữa bằng pyridoxin.
  • Hiếm gặp: Chóng mặt, đau khớp, vú to ở nam giới, tăng tiết da, nổi mụn vv…

* Rifampicin

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Phản ứng nặng

  • Ít gặp: Viêm gan do ứ mật xảy ra khi dùng thuốc quá liều, liều cao, ở người viêm gan, chức năng gan suy giảm, nghiện rượu, khi dùng phối hợp với isoniazid liều cao và các chất gây độc khác cho gan.  Tắc mạch, xuất huyết dưới da
  • Hiếm gặp: Khó thở, shock, thiếu máu tan huyết, ban xuất huyết dưới da, suy thận cấp.

Phản ứng nhẹ:

  • Ít gặp: Hội chứng da: mẩn ngứa, phát ban vùng đầu mặt; Hội chứng cúm: sốt, ớn lạnh, đau khớp; Hội chứng dạ dày: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn.

* Pyrazinamid

Phản ứng nặng

  • Ít gặp: Vàng da, sưng gan lách.

– Phản ứng nhẹ.

  • Phổ biến: Chán ăn, buồn nôn cảm giác nóng bừng
  • Ít gặp: Đau khớp (cả khớp lớn và khớp nhỏ, đặc biệt hay gặp ở khớp vai, đầu gối, ngón tay)

* Ethambutol

– Phản ứng nặng

  • Ít gặp: Viêm thần kinh sau nhãn cầu (thường do dùng liều cao, quá liều), đau khớp, giảm thị lực mù màu đỏ và xanh (ngừng thuốc sớm thường sẽ hết).
  • Hiếm gặp: Viêm gan, quá mẫn ngoài da, viêm thần kinh ngoại vi.

*Thiacetazon

Phản ứng nặng:

  • Phổ biến: Phản ứng dạ dày ruột, quá mẫn ngoài da, trầy da tróc vẩy hội chứng Stevens Johnson.
  • Ít gặp: Viêm gan, thiếu máu tan huyết, viêm da phỏng
  • Hiếm: Mất bạch cầu hạt

Phản ứng nhẹ

  • Phổ biến: Chóng mặt, viêm kết mạc mất, rối loạn tiêu
  • Ít gặp: Nổi mẩn, ngứa, viêm đỏ da đa dạng

* Ethionamid 

Phản ứng dạ dày ruột, rối loạn tiêu nôn, có vị sắt trong miệng.

* Prothinamid

Như đối với ethionamid

* Cycloserin

Lú lẫn, co giật, rối loạn tâm thần, cơn động kinh, hành động tự sát.

* Viomycin

Như đối với streptomycin.

* Kanamycin

Như đối với streptomycin.

* Capreomycin

Như đối với streptomycin.

* PAS

Rối loạn tiêu hóa, rối loạn dạ dày ruột, sốt, ban đỏ, giảm hồng cầu, tiểu cầu.