Sự nguy hiểm của lao kháng thuốc

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️
Theo thông tin của Bệnh viện Phổi trung ương, số bệnh nhân lao hằng năm trong cả nước giảm 3,8%. Đây cũng là tình hình thực tế tại Quảng Ninh. Mặc dù vậy, điều đáng lo ngại là số lao kháng thuốc lại có chiều hướng gia tăng, gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cũng bác sĩ Vũ Đức Phan, Giám đốc Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lao kháng thuốc hiện nay.

Mục lục:

Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao tại Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh.
 
– Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân mắc lao kháng thuốc?
 
+ Lao kháng thuốc là bệnh mà vi khuẩn lao đã kháng lại thuốc điều trị lao thông thường (thuốc điều trị lao thông thường không còn có tác dụng điều trị với vi khuẩn lao). Bệnh lao kháng đa thuốc là khi vi khuẩn lao kháng lại ít nhất 2 loại thuốc lao gồm: Rifampixin và Isoniazid (2 thuốc chống lao quan trọng trong điều trị bệnh lao).
 
Khi mắc lao kháng đa thuốc, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Số lượng thuốc điều trị phải tăng lên từ 5 đến 7 loại và thời gian phải kéo dài từ 9-24 tháng. Nếu điều trị không nghiêm túc thì sẽ mắc bệnh trở thành bệnh lao siêu kháng thuốc và lao mãn tính với tỷ lệ tử vong rất cao.
 
Bệnh nhân bị mắc lao kháng thuốc do một số nguyên nhân: Ngay lần đầu đã nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc (tiếp xúc với người bệnh lao kháng thuốc); người bệnh không tuân thủ điều trị đúng, gây ra tính kháng thuốc của vi khuẩn lao thông thường; tự cơ thể người bệnh không dung nạp tốt thuốc điều trị lao, tạo cơ hội cho vi khuẩn lao trở thành kháng thuốc, mặc dù bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị.
 
Bên cạnh đó, còn có thể do phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao muộn, sử dụng phác đồ điều trị bệnh lao không đúng, cung cấp không đầy đủ thuốc, thuốc không đảm bảo chất lượng hoặc tự ý điều chỉnh phác đồ và bổ sung thêm thuốc. Hoặc do quản lý điều trị không tốt, không được theo dõi điều trị có kiểm soát (DOT) hằng ngày, nhất là giai đoạn tấn công.
 
– Mắc lao kháng thuốc có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?
 
+ Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới. Người bệnh lao kháng thuốc có thể biểu hiện với triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể tiến triển nặng lên. Tuy nhiên, nhiều khi các triệu chứng cũng giống như các trường hợp mắc lao mới và các thể lao khác. Do đó, triệu chứng lâm sàng không phải là bằng chứng quyết định chẩn đoán lao kháng thuốc mà cần căn cứ vào kết quả kháng sinh đồ để quyết định chẩn đoán.
 
Lao kháng thuốc là một thể bệnh nguy hiểm. Không chỉ chịu hàng loạt tác dụng phụ tổn hại trầm trọng đến sức khỏe, điều trị lao kháng thuốc còn tốn kém gấp trăm lần so với bệnh lao thông thường, riêng tiền thuốc lên tới 40-50 triệu đồng/bệnh nhân. Hiện tại, thuốc điều trị bệnh nhân lao kháng thuốc được Quỹ toàn cầu hỗ trợ. Ngoài ra, Quỹ cũng hỗ trợ kinh phí một số xét nghiệm cơ bản, kinh phí ăn ở tại bệnh viện, đi lại tái khám trong quá trình điều trị bệnh.
 
Điều trị lao kháng thuốc cần kết hợp nhiều loại thuốc lao hơn bình thường, các thuốc lao hàng hai dùng trong điều trị lao kháng thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ hơn. Ảnh hưởng bất lợi thường gặp là gây độc gan, thận, rối loạn tiêu hóa và tình trạng mẫn cảm (hay tăng phản ứng).
 
Do đó, quá trình điều trị lao kháng thuốc sẽ phức tạp hơn và cần được theo dõi nhiều hơn. Bệnh nhân cần tái khám đều đặn trong suốt quá trình điều trị, hoặc tái khám khi có các triệu chứng bất thường.
 

Điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc tại Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh.

Điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc tại Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh.
 
– Xin bác sĩ cho biết về cách phòng bệnh lao kháng thuốc?
 
+ Bệnh lao có thời gian điều trị 6 tháng hoặc hơn, bệnh nhân phải uống 4-5 loại thuốc lao. Có thể bị biến cố bất lợi của thuốc, nên đôi khi bệnh nhân không tuân thủ tốt liệu trình điều trị và làm phát sinh lao kháng thuốc. Bởi vậy, khi khi không may bị mắc bệnh lao (chưa phải kháng thuốc), cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong việc điều trị bệnh.
 
Nếu không may bị bệnh lao kháng thuốc, cơ hội điều trị khỏi bệnh vẫn rất cao. Lúc này, để phòng lây lan bệnh cho người xung quanh hoặc làm phát sinh lao tiền siêu kháng, siêu kháng thuốc cho bản thân, người bệnh nên tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong việc sử dụng thuốc hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh. Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình điều trị, phải báo cho nhân viên y tế để cùng nhau phối hợp giải quyết, tránh tình trạng bỏ điều trị giữa chừng.
 
Để phòng ngừa lây lan bệnh lao kháng thuốc cho người xung quanh, nhà ở phải thông thoáng, thường xuyên đeo khẩu trang y tế để hạn chế phát tán vi trùng lao ra môi trường xung quanh. Khi ho khạc, phải khạc đàm vào lon có nắp đậy, sau đó đem đốt hoặc chôn. Hạn chế ôm hôn trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi.
 
– Xin cám ơn bác sĩ!