Đổ mồ hôi nhiều ở chân là trường hợp khiến nhiều người cảm thấy bất tiện nhất. Bởi không chỉ gây cảm giác ướt nhẹp ở chân. Mà thậm chí còn gây cho người mắc mùi khó chịu. Rất nhiều phương pháp đã được đưa ra. Nhưng vì sao lại có chứng tăng tiết mồ hôi chân và có phương pháp nào điều trị hiệu quả chứng bệnh này hay không? Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục:
Mồ hôi chân là gì?
Đổ mồ hôi chân là điều hoàn toàn bình thường nhưng khi ra nhiều sẽ gây cảm giác khó chịu. Ra mồ hôi tay chân là tình trạng tay chân ra mồ hôi ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Không vận động mạnh, ở nơi thoáng mát và tâm trạng bình thường… Bạn có thể ra mồ hôi đầm đìa. Đây là một bệnh của cơ thể do kích thích quá mức thụ thể cholinergic ở tuyến mồ hôi (tuyến eccrine) khiến mồ hôi ra nhiều.
Đặc trưng của rối loạn này là lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn lượng cơ thể cần để điều tiết nội mạc. Gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Do tuyến mồ hôi tập trung nhiều ở lòng bàn tay, nách, bàn chân… Nên việc ra nhiều mồ hôi tay chân thường ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc.
Ngoài ra, ra mồ hôi chân nhiều còn liên quan đến một số bệnh lý khác như: cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, cường giáp, lao phổi, nhiễm độc… hay thậm chí là ung thư máu.
Đổ mồ hôi nhiều có tác hại gì?
Đổ mồ hôi quá nhiều thường không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng cản trở các hoạt động hàng ngày. Một số tác hại của việc ra nhiều mồ hôi tay chân như:
-
Nhiễm nấm
Ra nhiều mồ hôi ở bàn tay và bàn chân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, đặc biệt là ở bàn chân (phổ biến nhất là nấm móng), thường do đổ mồ hôi tạo môi trường lý tưởng cho nấm, đặc biệt khi người bệnh đi giày bít mũi cả ngày.
-
Bệnh ngoài da
Da bị mốc lâu ngày có thể gây ra một số bệnh ngoài da như:
- Mụn cóc: mụn nhỏ sần sùi do virut HPV gây ra.
- Nhọt: da sưng đỏ, thường là viêm nang lông.
- Tiến triển của bệnh chàm nặng hơn nếu có.
-
Mùi cơ thể:
Mồ hôi thường không gây mùi khó chịu nhưng trong một số trường hợp vệ sinh kém hoặc vải dày có khả năng giữ mùi và độ ẩm cao. Thì vi khuẩn gây mùi cơ thể có thể hoạt động. Trong một số trường hợp, ăn nhiều đồ cay, uống nhiều rượu cũng có thể khiến mồ hôi tiết ra có mùi hôi. Mùi cơ thể có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Và sử dụng phấn hút ẩm, lăn khử mùi hoặc mặc áo lót thấm mồ hôi ở những vùng ra nhiều mồ hôi.
Điều trị mồ hôi chân:
1. Chất chống mồ hôi tại chỗ:
Có thành phần chính là nhôm clorua. Đây là loại thuốc bôi có tác dụng giảm tiết mồ hôi hiệu quả bằng cách ngăn chặn các tuyến mồ hôi. Bệnh nhân bôi thuốc vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ và rửa sạch vào buổi sáng. Tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc bôi là kích ứng da hoặc ngứa tại chỗ bôi thuốc.
-
Thuốc kháng cholinergic toàn thân:
Thuốc kháng cholinergic toàn thân hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của hóa chất acetylcholine. Đây là chất được hệ thần kinh sử dụng để kích hoạt tuyến mồ hôi, gây tăng tiết mồ hôi tay, chân. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc kháng cholinergic bao gồm khô miệng, mờ mắt, co thắt dạ dày, táo bón, khó tiểu.
-
Tiêm botox:
Botox là một loại độc tố viết tắt của độc tố botulinum. Chất độc này hoạt động bằng cách thay đổi các dây thần kinh ở khu vực cụ thể mà nó được tiêm vào. Đối với chứng tăng tiết mồ hôi, tiêm Botox bằng kim nhỏ sẽ chặn tín hiệu thần kinh và ngăn tuyến mồ hôi kích hoạt.
Botox được sử dụng để điều trị nhiều chứng rối loạn khác nhau. Liều lượng thích hợp đã làm cho Botox trở nên hữu ích trong điều trị một số chứng rối loạn thần kinh. Bao gồm chứng đau nửa đầu, co thắt cơ và chứng tăng tiết mồ hôi. Tiêm Botox là một lựa chọn điều trị tốt cho chứng tăng tiết mồ hôi. Khi việc sử dụng chất khử mùi và chất chống mồ hôi không thể đạt được. Tiêm botox được FDA chấp thuận cho những người đổ mồ hôi quá nhiều ở những vùng như nách, bàn tay, bàn chân và mặt.
Trong điện di ion, bệnh nhân đặt tay hoặc chân của họ vào một lớp nước. Và một dòng điện yếu được truyền qua nước, kích hoạt các ion giúp tuyến mồ hôi ngừng hoạt động.
Phương pháp này không gây đau. Nhưng dòng điện có thể gây khó chịu nhẹ và kích ứng da trong thời gian ngắn. Mỗi quy trình điện di ion mất 20-30 phút và thường cần được thực hiện 2-4 lần một tuần. Các triệu chứng sẽ cải thiện sau 1–2 tuần, tiếp theo là điều trị thêm trong khoảng thời gian 1–4 tuần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Trên đây là những bất tiện khi bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi chân. Hy vọng đã phần nào cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về chứng bệnh này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm máy trị mồ hôi Liplop. Hãy truy cập website Liplop.vn để được tư vấn và đặt hàng nhé.