Người bị lao phổi có quan hệ được không là câu hỏi nhiều người bệnh tìm kiếm. nếu bạn chưa có câu trả lời chính xác nên tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mục lục:
Người bị bệnh lao phổi có quan hệ được không?
Người bị lao phổi có mang vi khuẩn lao trong trong người, đặc biệt là dịch tiết đường hô hấp, đờm. Vì vậy, khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ đờm bừa bãi vi khuẩn sẽ xuất hiện lơ lửng trong không khí. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với chất dịch của bệnh nhân thì khả năng bạn bị nhiễm khuẩn lao là rất cao.
Khi quan hệ tình dục, các cặp đôi thường có những hành vi âu yếm như hôn. Khi đó sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau và có trao đổi nước bọt. Từ đó tạo điều kiện cho khuẩn lao và các vi khuẩn khác lây lan. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi bệnh lao phổi có quan hệ được không chắc chắn là KHÔNG.
Vì vậy, dù bạn nam hay nữ chẳng may bị lao phổi cần chú ý không nên quan hệ tình dục. Thậm chí trường hợp chưa điều trị khỏi bệnh cũng không vội vàng kết hôn. Bởi vì cuộc sống vợ chồng sẽ thường xuyên phải tiếp xúc và rất dễ phát sinh quan hệ tình dục. Khi đó rất khó để kiểm soát việc lây lan virus lao phổi.
Chữa lao phổi trong bao lâu thì mới được quan hệ
Ngoài vấn đề người bị lao phổi có quan hệ được không thì sau thời gian bao lâu mới có thể quan hệ cũng được nhiều người quan tâm. Để có câu trả lời chính xác nhất bạn cần nắm được phác đồ và những tiêu chuẩn đánh giá trong điều trị lao phổi.
Theo Chương trình Chống Lao Quốc gia, khi xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì được xếp loại chẩn đoán là lao phổi AFB(+) và ngược lại là lao phổi AFB(-). Khi đó người mắc bệnh lần đầu sẽ được điều trị theo phác đồ gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn tấn công sẽ điều trị kéo dài 2 tháng gồm 4 loại thuốc: Ethambutol (hoặc Streptomycine), Rifampicine, Isoniazide và Pyrazinamide. Còn giai đoạn sau gọi là củng cố (hay duy trì) kéo dài 6 tháng với 2 loại thuốc Isoniazide và Ethambutol.
Ngoài ra, chiến lược DOTS (điều trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp) thông thường trong trường hợp lao phổi AFB(+) sẽ được kiểm tra xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao 3 lần vào các khoảng thời gian sau điều trị 2 tháng (gọi là kiểm soát 1), sau 5 tháng (kiểm soát 2) và 8 tháng (kiểm soát 3). Nếu mắc lao phổi AFB (-) thì chỉ kiểm soát sau điều trị 2 tháng và 5 tháng.
Dựa vào kết quả soi đờm mà bác sĩ có thể kết luận được mức độ bệnh và khả năng lây lan của khuẩn lao. Trong trường hợp sau 2 tháng điều trị thực hiện kiểm soát 1 có kết quả âm tính thì khả năng lây bệnh sẽ thấp hơn. Đối với trường hợp sau 2 tháng điều trị thực hiện kiểm soát 1 có kết quả âm tính thì khả năng lây bệnh với người tiếp xúc cũng ở mức thấp.
Qua đây cho thấy, thời điểm bệnh nhân bị lao phổi có thể quan hệ phụ thuộc vào khả năng lây nhiễm bệnh của mỗi người. Nếu bạn có nhu cầu quan hệ tình dục thì nên làm xét nghiệm để được đánh giá chính xác nhất. Trường hợp tỷ lệ lây nhiễm thấp, và triệu chứng bệnh chấm dứt hoàn toàn thì không cần tiếp tục kiêng khem. Còn trường hợp nguy cơ lây nhiễm ở mức cao thì nên tiếp tục cách ly và tránh tiếp xúc với mọi người.
Thời gian điều trị lao phổi ở mỗi người là khác nhau do đó thời gian loại bỏ khuẩn lao ở mỗi bệnh nhân cũng không giống nhau. Có người chỉ sau 6 – 9 tháng điều trị là khỏi hoàn toàn và có thể sinh hoạt bình thường. Nhưng cũng có người phải sau 1 – 2 năm, thậm chí lâu hơn mới có thể trị hết khuẩn lao.
Các nguyên tắc giúp điều trị bệnh lao phổi nhanh khỏi
Để bệnh nhanh chóng khỏi và có thể sinh hoạt như bình thường cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Điều trị đúng phương pháp:
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nhanh, có tốc độ phát triển nhanh và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay y học đã nghiên cứu rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, để khỏi bệnh nhanh chóng và tránh tái nhiễm lao phổi người bệnh cần phải điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Kiên trì điều trị:
Lao phổi không thể điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn. Những trường hợp điều trị thuận lợi cần đến ít nhất 6 – 9 tháng mới trị hết triệu chứng. Tuy nhiên, trường hợp bạn không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hoặc điều trị không dứt điểm tình trạng bệnh sẽ kéo dài rất lâu khỏi. Nhiều trường hợp còn có khả năng tái phát lại lao sau 1 thời gian chữa bệnh.
Do đó, trong thời gian chữa lao phổi bệnh nhân cần tránh tự ý thay đổi thuốc ngừng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Tuân thủ yêu cầu về sinh hoạt từ bác sĩ:
Ngoài nguyên tắc về điều trị, bệnh nhân cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sinh hoạt của bác sĩ:
- Đối với ăn uống: Nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ,…
- Đối với nghỉ ngơi: Nên tránh làm việc quá sức khiến cơ thể căng thẳng, stress thay vào đó cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc.
- Ngoài ra cần tránh làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm để bệnh nhanh khỏi hơn.
Người bị lao phổi có quan hệ được không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Do đó, để nhanh chóng sinh hoạt bình thường bạn cần điều trị dứt điểm bệnh trước.