Tệ nạn ma túy vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới. Hậu quả của ma túy đến sức khỏe hay đặc biệt hơn tác hại của ma túy tới hệ hô hấp là như thế nào? Cùng Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh tìm hiểu về ảnh hưởng của ma túy nhé!
Mục lục:
Ma túy là gì?
Ma túy là “Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”. Được định nghĩa theo Tổ chức Liên Hợp Quốc.
Ma túy là “Mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi, để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”. Được định nghĩa theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO).
Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Theo Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Phân loại ma túy
Theo nguồn gốc
Được chia 3 loại do nguồn gốc khác nhau:
- Ma túy có nguồn gốc tự nhiên: là chất akaloid từ các thực vât: anh túc, cây cần sa, cây coca.
- Ma túy bán tổng hợp: tổng hợp một phần từ một số loại ma tuý có sẵn trong tự nhiên. Như là morphin, heroin
- Ma túy tổng hợp: là loại không có trong tự nhiên, được tổng hợp bởi hóa chất. Có thể kể đến: Amphetamin, MDMA, ecstasy, ma túy đá…
Theo tác động lên thần kinh trung ương
- Nhóm gây ức chế hệ thần kinh trung ương: gây ra trạng thái buồn ngủ, an thần, giảm nhịp tim, ức chế hô hấp. Ví dụ: morphin, heroin, cocain
- Nhóm gây kích thích thần kinh trung ương: gây tăng hoạt động, tăng sinh lực, tăng nhịp tim, tăng hô hấp. Ví dụ: amphetamin và các dẫn xuất
- Nhóm gây ảo giác: gây thay đổi về nhận thức và môi trường xung quanh, nghe thấy những âm thanh không có thực. Ví dụ: Cần sa,…
Ma túy dễ nghiện vì?
Việc sử dụng ma túy giúp cho đối tượng ở trạng thái lâng lâng, sung sướng. Do ma túy có khả năng kích thích hệ thần kinh, còn cho đối tượng rơi vào tình trạng ‘thoát khỏi hiện tại’. Và việc không sử dụng gây cảm giác khó chịu, bứt rứt vì thế sử dụng lần này đến lần khác, dẫn đến nghiện.
Việc nghiện ma túy gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cũng như gây rất nhiều vấn đề của xã hội: tệ nạn xã hội tăng cao, … Do khả năng kiểm soát hành vi của đối tượng nghiện ma túy kém.
Tác hại của ma túy tới hệ hô hấp
Hệ hô hấp chính là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng từ ma túy. Nhiều khi có thể dẫn đến việc các bộ phận của hệ hô hấp bị hủy hoại nghiêm trọng khi bị nghiện ma túy.
Với đối tượng sử dụng ma túy dạng hít thì gặp phải tình trạng viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới. Ma túy là chất gây kích thích hô hấp, tăng tần số thở trong thời gian ngắn, hoặc gây ức chế hô hấp nhất là dùng quá liều dẫn đến ngừng thở, ngưng thở đột ngột và tự vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Các bệnh thường gặp khi nghiện ma túy, được ghi nhận theo WHO: phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, hen phế quản… và đặc biệt và nguy hiểm nhất là ung thư phổi.
Cách khắc phục
Cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khi mắc bệnh hô hấp để được chữa trị kịp thời.
Theo phác đồ điệu trị và kinh nghiệm của các bác sĩ trong nghề với nhiều năm kinh nghiệm thì việc điều trịđược chỉ định bằng thuốc kháng sinh là điều cần thiết. Việc kháng kháng sinh sẽ xuất hiện nếu bệnh nhân không tuân thủ theo lời bác sĩ. Hạn chế việc nhờn thuốc, dù bệnh có thuyên giảm nhưng vẫn phải uống đủ liều theo chỉ định.
Thay đổi nơi ở đến nơi trong lành, thoáng khí, không bị ô nhiễm rất phù hợp bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp. Việc cai ma túy là cần làm ngay và cấm tuyệt đối không sử dụng ma túy, kể cả hút, chích để hạn chế nhất việc tổn thương phổi và các cơ quan của hệ hô hấp.
Một thói quen sinh hoạt cần cải thiên, đặc biệt không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá bởi sẽ làm ảnh hưởng đến phổi và làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.
Về dinh dưỡng, bệnh nhân cần được bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như:
- Cần đa dạng món ăn: Do người nghiện ma túy dễ chán ăn nên đòi hỏi phải đa dạng món ăn để kích thích ngon miệng, nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Kẽm: có nhiều trong các thực phẩm sò, hến, con hàu, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc…
- Vitamin A, E, C, D: Có thể uống bổ sung ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ hoặc ưu tiên chọn thực phẩm giàu các vitamin này như rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C; gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển… đều chứa nhiều vitamin D.
- Sắt: Cần ăn những thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan…
- Vitamin K, B6: Người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin này như: thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…
Qua bài viết này, giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại ma túy đối với hệ hô hấp và cũng như có biên pháp khắc phục về nó!