Sâu răng nhẹ: Nguyên nhân và cách điều trị

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Sâu răng nhẹ là một trong những vấn đề về sức khỏe phổ biến. Khi bị sâu răng nhẹ, người bệnh chưa cảm thấy những cơn đau quá rõ ràng nhưng có thể gây ra nhiều bất tiện, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cũng như giải đáp các thắc mắc về tình trạng sâu răng nhẹ.

saurangnhe

1. Các mức độ của sâu răng

Căn cứ trên tình trạng bệnh lý, sâu răng được chia thành các mức độ khác nhau:

1.1.  Sâu men răng (Mức độ nhẹ)

Lớp ngoài của răng được cấu tạo bởi một loại mô gọi là men răng. Men là mô cứng nhất trong cơ thể và chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Tuy nhiên, khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra, men răng bắt đầu mất các khoáng chất này. Khi điều này xảy ra, bạn có thể thấy đốm trắng xuất hiện trên bề mặt răng.Vùng mất chất khoáng này là dấu hiệu ban đầu của bệnh sâu răng.

Nếu để quá trình sâu răng tiếp tục, men răng sẽ bị phá vỡ thêm, đốm trắng trên răng sẫm lại thành màu nâu. Ở mức độ này, bệnh nhân chưa cảm thấy đau nhức hay khó chịu vì thế dễ dàng chủ quan. 

1. 2. Sâu ngà răng 

Ngà răng là mô nằm dưới men răng. Nó mềm hơn men răng, khiến nó nhạy cảm hơn dưới tác động của axit. Do đó, sâu răng tiến triển với tốc độ nhanh hơn khi nó đến ngà răng.

Sâu ngà răng là tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều lỗ sâu răng, lỗ sâu ngày càng lớn, sâu răng ăn sâu và phá hủy nhanh lớp men răng còn lại. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về các cơn đau nhức do thức ăn bị nhét vào lỗ sâu đặc biệt khi ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng hoặc lạnh. Khi ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau và đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị.

1. 3. Viêm tủy (Sâu răng nặng)

Tủy răng là lớp trong cùng của răng. Nó chứa các dây thần kinh và mạch máu giúp giữ cho răng khỏe mạnh. Các dây thần kinh hiện diện trong tủy răng cũng truyền cảm giác cho răng.

Khi sâu răng tiến sâu vào tủy răng, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng dẫn đến nhiều phiền toái. Đây là giai đoạn sâu răng mức độ nặng, vi khuẩn ăn sâu vào đáy răng, tình trạng viêm nhiễm ngày càng gia tăng và có thể hình thành túi mủ. Từ đó gây ra tình trạng viêm tủy răng, nguyên nhân chính dẫn đến tăng nguy cơ áp xe răng, thậm chí mất răng hoặc nhiễm trùng máu.

2. Nguyên nhân gây sâu răng nhẹ

Sâu răng nhẹ là tình trạng phổ biến, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Vậy nguyên nhân dẫn đến sâu răng nhẹ là gì? Việc xác định đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị và đạt được kết quả như mong đợi. Dưới đây là một số tác nhân gây nên tình trạng sâu răng nhẹ: 

  • Không vệ sinh răng miệng thường xuyên: Răng miệng cần được vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt sau khi ăn đồ ăn chứa nhiều đường. Răng không được làm sạch kĩ càng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển từ đó dẫn đến sâu răng nhẹ. 
  • Chải răng sai cách: Bạn cần đánh răng theo chiều dọc hoặc xoay vòng tròn. Lựa chọn các bàn chải mềm, có đầu lông tơ để làm sạch các kẽ răng. Bên cạnh đấy, cần vệ sinh cả bề mặt lưỡi để giữ khoang miệng sạch sẽ.
  • Ăn quá nhiều đồ ngọt: Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, sữa như các loại bánh kẹo, kem, socola dễ bám vào răng trong thời gian dài và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
  • Ăn vặt thường xuyên: Các loại nước ngọt và đồ ăn vặt chứa nhiều chất axit gây hại cho men răng. Khi sử dụng thường xuyên sẽ dễ dẫn đến tình trạng sâu răng. Vì vậy, nên hạn chế ăn các loại đồ ăn vặt đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Thiếu nước: Nguyên nhân sâu răng do thiếu nước sẽ dễ dàng bị bỏ qua do nhiều người không nghĩ đến. Tuy nhiên, thiếu nước gây nên tình trạng khô miệng và thiếu nước bọt, một thứ đóng vai trò quan trọng trong việc rửa sạch thức ăn và mảng bám trong khoang miệng. Bên cạnh đó, các khoáng chất có trong nước bọt hỗ trợ cải thiện tình trạng sâu răng từ sớm, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và trung hòa axit gây hại cho răng miệng.
  • Các nguyên nhân khác: Các trường hợp như trào ngược dạ dày, axit dạ dày tiếp xúc lâu ngày với răng dần dần khiến răng bị ăn mòn, lâu dài đến sâu răng. Hàm nứt vỡ, yếu, tụt nướu,… cũng là các tác nhân dẫn đến tình trạng sâu răng nhẹ.

saurangthenhe

3. Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không?

Sâu răng nhẹ là tình trạng tổn thương răng miệng nhất định, vì vậy cần được phát hiện, tư vấn và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng khó lường. Dưới đây là những ảnh hưởng của sâu răng nhẹ tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh:

  • Hôi miệng: Sâu răng là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng hôi miệng. Điều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày đặc biệt khi giao tiếp. Tình trạng này chỉ được cải thiện khi người bệnh sâu răng nhẹ được điều trị dứt điểm. 
  • Gây mất thẩm mỹ: Sâu răng nhẹ sẽ xuất hiện tình trạng răng xỉn màu hay có những chấm đen trên bề mặt răng. Điều này khiến người bệnh xuất hiện tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp, cười không được tự nhiên. Như vậy có thể thấy, sâu răng nhẹ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Những cơn đau nhức thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi. Tinh thần từ đó cũng bị ảnh hưởng, đuối sức, dễ căng thẳng và bị tiêu cực. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này còn đáng lo ngại hơn. Trẻ bị các cơn đau nhức quấy rầy dẫn đến chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, từ đó cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Có thể nói, sâu răng nhẹ có những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
  • Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng: Sâu răng nhẹ nếu không được phát hiện, thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường về răng miệng như viêm tủy, viêm quanh chân răng,.. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, chân răng yếu hay nặng hơn là mất răng.

Như vậy có thể dễ dàng thấy rằng, sâu răng nhẹ là tình trạng phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải nhưng cũng có thể gây ra hậu quả khó lường. Vì vậy bạn cần chú ý sức khỏe răng miệng để phát hiện sâu răng nhẹ kịp thời và không bỏ “thời gian vàng” để việc chữa trị đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

4. Một số cách điều trị sâu răng nhẹ tại nhà

4.1. Sử dụng lá trầu không 

Từ trước tới nay, lá trầu không được biết đến nhiều bởi tính diệt khuẩn, kháng viêm cực tốt. Bởi vậy, sử dụng lá trầu không là một trong những cách đơn giản và chữa sâu răng hiệu quả tại nhà. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy  2 đến 3 lá trầu không giã nhuyễn cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu trắng.
  • Bước 2: Để khoảng 10 phút đợi lắng rồi lấy phần nước trong, dùng bông thấm vào vùng răng bị sâu rồi đợi khoảng 5 phút.

Cách trị sâu răng bằng lá trầu không nên được thực hiện thường xuyên và duy trì đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

4.2. Sử dụng lá ổi

Lá ổi chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt giúp nướu săn chắc và giảm cơn đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, lá ổi là một trong những nguyên liệu quen thuộc hỗ trợ điều trị sâu răng nhẹ tại nhà.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch lá ổi và giã nhuyễn cùng muối và nước ấm, sau đó lọc lấy nước cốt.
  • Bước 2: Dùng tăm bông thấm hỗn hợp trên trực tiếp vào vùng răng bị sâu.

Cách chữa sâu răng tại nhà bằng lá ổi cần được duy trì hàng ngày để đạt hiệu quả.

4.3. Dùng gừng và tỏi

Gừng và tỏi được biết đến với công dụng sát khuẩn, kháng viêm tốt. Bởi vậy, sử dụng gừng và tỏi hỗ trợ điều trị sâu răng nhẹ tại nhà là cách đơn giản và hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Giã nát một ít gừng với chút muối rồi đắp lên vùng răng bị sâu.
  • Cách 2: Giã nhỏ tỏi với muối rồi chưng lấy nước ép tỏi và bôi lên chỗ răng sâu.

Duy trì thực hiện đều đặn 2-3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả như mong đợi.

4.4. Sử dụng nghệ

Thành phần chính trong nghệ là curcumin, một chất kháng viêm, sát khuẩn được so sánh ngang với một số loại thuốc kháng sinh. 

Vì vậy, thay vì sử dụng thuốc kháng sinh giảm đau thì bạn có thể lấy một ít bột nghệ chấm vào chỗ răng sâu. Thực hiện đều đặn có thể thấy tình trạng đau nhức được cải thiện đáng kể

4.5. Sử dụng nước trà xanh

Trà xanh cũng được biết đến bởi tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên chữa sâu răng hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đun lá trà xanh lấy nước, sử dụng súc miệng hàng ngày
  • Bước 2: Thực hiện đều đặn 3-4 lần/ngày.

5. Điều trị sâu răng nhẹ tại Nha Khoa

5.1. Phương pháp tái khoáng

Tái khoáng là phương pháp phổ biến thường được sử dụng cho trường hợp răng sâu nhẹ và bề mặt xuất hiện những đốm trắng ngà. Người bệnh khi chú ý quan sát sẽ thấy răng chưa xuất hiện các lỗ sâu nhỏ màu đen.

Khi sâu răng ở mức độ nhẹ, phương pháp tái khoáng thường sẽ được chỉ định và thực hiện theo 2 cách sau:

  • Sử dụng hỗn hợp Calcium, Phosphate và Fluorine: Bác sĩ sẽ dùng hỗn hợp này đổ vào vết sâu với mục đích thu hẹp vùng bị sâu có màu trắng ngà. Bên cạnh đó, các tinh chất cũng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng hiệu quả.
  • Sử dụng Florua: Florua được dùng để phục hồi lại lớp men răng đã bị tổn thương. Khi đó, nha sĩ sẽ dùng Florua dạng gel bọt hoặc vani để phủ lên bề mặt bị trắng ngà của răng. 

Sử dụng phương pháp tái khoáng điều trị sâu răng nhẹ chỉ có thể ngăn chặn và hỗ trợ điều trị chứ không loại bỏ dứt điểm được tình trạng sâu răng. Vì thế, người bệnh cần chú ý kết hợp chăm sóc răng miệng hiệu quả, hợp lý để có hàm răng chắc khỏe.

5.2. Trám răng

Phương pháp trám răng cũng được coi là một trong những giải pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng răng sâu nhẹ. Trước khi thực hiện trám răng, nha sĩ sẽ tiến hành xử lý chỗ sâu để loại bỏ vi khuẩn cùng với đó là những men răng màu, xám đã bị tổn thương. Sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành trám bít các lỗ hổng bằng vật liệu chuyên khoa. Bước cuối cùng là xử lý lại bề mặt vết trám để không gây khó chịu, bất tiện cho bệnh nhân. 

Răng bị sâu dù nhẹ cũng là tình trạng đáng lo ngại vì thế chúng ta không nên xem thường, cần chú ý phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị hợp lý. Đồng thời, có chế độ chăm sóc răng miệng hiệu quả là cách tốt nhất để duy trì hàm răng khỏe mạnh. Hãy thường xuyên kiểm tra răng miệng tại SUNSHINE DENTAL CLINIC để được tư vấn hiệu quả nhất.