Tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu? Lời khuyên?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Trong những năm gần đây, sự quan tâm đến những bệnh liên quan đến Phổi ngày càng được phổ biến hơn. Và câu hỏi thường được đặt ra cho các chuyên gia “Tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?”. Cùng Trung tâm Lao Phổi và sức khỏe cộng đồng giải đáp rõ thắc mắc trên nhé!

Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính là gì?

Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Triệu chứng được bệnh nhân hay gặp phải chỉnh là khó thở do đường thở bị hẹp đi so với bình thường, tình trạng kéo dài gây ra suy hô hấp.

Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính còn được biết đến với tên thường gọi COPD. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COPD được xem như là top 3 nguyên nhân gây tử vong so với bệnh tật toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh cao so với khu vực Châu Á, Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh chiếm 2% dân số tại Hà Nội; 5,65% tại Hải Phòng.

Tắc nghẽn phổi mạn tính là gì
Tắc nghẽn phổi mạn tính là gì
vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Bệnh được chia làm 2 dạng chính như sau:

Viêm phế quản mạn tính: là hiện tượng viêm lớp niêm mạc của ống phế quản. Lớp lót ở các ống phế quản bị sưng do viêm, và chứa các chất nhầy. Các chất nhầy là nguyên nhân gây hẹp đường thở.

Khí phế thũng:  Do các túi phổi bị tổn thương lâu ngày, khiến cho túi phổi suy yếu, vỡ ra, thay thế phầ không gian nhỏ bằng không gian lớn, gây giảm diện tích về mặt phổi, giảm lượng oxy vào máu.

Xem thêm các bệnh về phổi khác

Triệu chứng của bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính thường là

Sự khác nhau giữa phổi bình thường và khi bị Lao
Sự khác nhau giữa phổi bình thường và khi bị Lao
  • Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất
  • Thở khò khè
  • Tức ngực
  • Ho có đờm kéo dài
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên
  • Thiếu năng lượng
  • Giảm cân ngoài ý muốn (trong giai đoạn sau)
  • Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân
  • Sốt nhẹ và cảm giác ớn lạnh

Theo Sadoul các mức độ khó thở đánh giá theo các mức độ sau

  • Mức độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang
  • Mức độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên
  • Mức độ 2: Khó thể khi leo dốc
  • Mức độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác
  • Mức độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ
  • Mức độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt

Nguyên nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới thống kê. nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp mắc bệnh là do hút thuốc lá, nguyên nhân này chiếm đến 90%.

Với số lượng thuốc hút trong mỗi ngày lớn (>20 điếu thuốc/ngày) thì mắc bệnh nhanh hơn.

Ngoài ra nhiều nguyên nhân khác, là nguyên nhân chiếm tỉ lệ 10% các trường hợp đó là tiếp xúc bụi nghề nghiệp. Có thể kể đến các nghề như sau thợ mỏ, công nhân xây dựng, thợ dêt, công nhân làm việc tại các xưởng luyện kim, công nghiệp nặng. Những yếu tố gây bệnh: khí độc, xi măng, sản phẩm than đá, bụi sillic, các chất khác được sử dụng trong nông nghiệp

Tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?

Theo nghiên cứu và khảo sát của chuyên gia trong lĩnh vực về Phổi, thì ở mỗi giai đoạn của tắc nghẹ phỗi mạn tính thì sẽ có thời gian sống khác nhau. Với câu hỏi ‘tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?’ thì Bệnh Viện Phổi Quảng Ninh sẽ giải đáp rõ ràng theo từng mức độ nhé!

Như đã biết COPD là những bệnh có tỉ lệ thương vong cao, và làm gia tăng gánh nặng kinh tế xã hội. Vì đây là bệnh mạn tính, tiến triển nặng theo thời gian, để đánh giá mức độ và khả năng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống.

Ở chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, được chia ra 4 giai đoạn dựa theo chỉ số FEV1, có nghĩa là chỉ số trong đo chức năng hô hấp – thể tích khí thở ra gáng sức trong 1 giây.

Tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu
Tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?

Giai đoạn 1, tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?

Đây là giai đoạn 1 này được coi là giai đoạn nhẹ, với chỉ số FEV1 được thể hiện giá trị lớn hơn hoặc bằng 80% ( FEV1 >= 80%). Chỉ số này được nghiệm thu sau khi test phục hồi phế quản, tức là so sánh giá trị FEV1 ở một người cùng độ tuổi nhưng không mắc bệnh phổi.

Giai đoạn này các dấu hiệu hay triệu chứng đều không rõ ràng và ít được để ý và nhận biết. Các triệu chứng được biểu hiện ở giai đoạn này thường là ho kèm theo việc tăng sản xuất đờm. Nhưng không hay biết chức năng phổi đang suy giảm. Và khi các triệu chứng rõ ràng hơn thì lúc đó phổi đã bị tổn thương.

Giai đoạn 1 tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu
Giai đoạn 1 tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu

Để xác định thêm khi mà có triệu chứng chưa rõ, bạn cần truy xét ngay những yếu tố gây bệnh bạn đang tiếp xúc: khói thuốc lá, tiếp xúc chất ô nhiễm,… hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuẩn đoán chính xác. Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh chính là địa chỉ đáng tin cậy để bạn kiểm tra và xác nhận bản thân đang bị tắc nghẽn phổi mạn tính không?

Nếu có biện pháp can thiệp kip thời thì ở giai đoạn này việc điều trí sẽ dễ dàng hơn và tiên lượng sống tốt hơn.

Với câu hỏi tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu ở giai đoạn 1 thì câu trả lời như sau: tuổi thọ sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể.

Giai đoạn 2 tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?

Giai đoạn nặng hơn so với giai đoạn 1 và giai đoạn bệnh ở mức trung bình. Chỉ số FEV1 nằm trong khoảng 50-79% so với trị số lý thuyết sau khi kiểm tra hồi phục phế quản.

Giai đoạn 2 này, các triệu chứng nặng và rõ ràng hơn đặc biệt đã bắt đầu có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bình thường. Bệnh nhân ở giai đoạn này sẽ ho kèm đờm nhiều hơn, tình trạng này diễn ra mạnh nhất ở buổi sáng. Ngoài ra, kèm theo các triệu chứng khác như là khó thở, thở khò khèm và các cơn ho xảy ra nghiệm trọng hơn.

Ở giai đoạn này các triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân mới bắt đầu đi khám thì phổi đã có tổn thương nhẹ. Vậy có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của bệnh nhận? Có ảnh hưởng nhưng ở mức độ nhẹ tuy nhiên nếu có biện pháp điều trị, và lối sống khỏe mạnh đặc biệt bỏ thuốc lá thì ảnh hưởng giảm mức thấp nhất.

Giai đoạn 3 tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu?

Đây là giai đoạn nặng được tiên lượng qua chỉ số FEV1. Với giai đoạn này, chỉ số FEV1 nằm trong khoảng từ 30% đến 49% trị số lý thuyết sau khi kiểm tra hồi phục phế quản.

Với giai đoạn 2 thì phổi đã có tổn thương nhưng vẫn chưa nghiêm trọng, thì đến giai đoạn 3 này thì khác. Luồng khí vào và ra phổi ngày càng khó khăn và hạn chế hơn. Tình trạng khó thở sẽ nghiệm trọng khi bạn chỉ cần làm việc gắng sức, các cơn đợt cấp thường xuyên xảy ra từ đó mệt mỏi kéo dài, liên miên. Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiệm trọng ở giai đoạn này.

Bởi do luồng khí ra vào khó khăn thì phải cùng bác sĩ theo dõi thường xuyên chức năng phổi, và bác sĩ đánh giá được hiệu quả thuốc điều trị.

“Tắc nghẹ phổi mạn tính sống được bao lâu?”. Đối với giai đoạn nặng này, phổi đã có ảnh hưởng xấu kéo theo tuổi thọ cũng bị ảnh hưởng. Theo một nghiên cứu năm 2009, khi bệnh nhân là nam ở tuổi 65 mắc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính COPD và vẫn còn thói quen hút thuốc lá, thì tuổi thọ bệnh nhân giảm khoảng 5 đên 8 năm so với tuổi thọ trung bình người không mắc bệnh.

Giai đoạn 4 tắc nghẽn phỏi mạn tính sống được bao lâu?

Giai đoạn 4 tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu
Giai đoạn 4 tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu

Giai đoạn rất nghiêm trọng, với chỉ số FEV1 thấp hơn 30% so với trị số lý thuyết sau khi kiểm tra hồi phục phế quản. Do đó còn hay được gọi giai đoạn cuối của bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính.

Người bệnh ở giai đoạn cuối này có các tổn thương và không phục hồi và có hiện tượng lan rộng đến có vùng trao đổi khí oxy. Và cho đến khi phổi không còn khả năng cung cấp oxy cho cơ thể thì kéo theo các ảnh hưởng đến các cơ quan khác như là tim, động mạch phổi,não,.. gây ra nhiều biến chứng nặng nề và có thể gây tử vong cao.

Ở giai đoạn này, khi các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện ở các đợt cấp làm cho người bệnh phải nhập viện cấp cứu.

Hiệu quả điều trị ở giai đoạn này không có khả quan. Tỷ lệ tử vong khi được đưa vào phòng cấp cứu do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm khoảng 24%. Ở bệnh nhân 65 tuổi thì tỉ lệ tăng gấp đôi.

Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính.

Ở các bệnh nhân mang các giai đoạn 1 và 2 thì cần cải thiện thói quen và can thiệp phương pháp điều trị kịp thời để không ảnh hướng đáng kể đến tuổi thọ. Cách phòng tránh và thói quen cần cải thiện như sau:

  • Không hút thuốc lá
  • Không tiếp xúc nhiều các yếu tố gây bệnh: khói than, bụi bẩn
  • Vệ sinh nhà cửa, làm sạch không gian sống, trồng cây xanh
  • Tập thiền và yoga, hít thở sâu
  • Tập thể dục điều độ và phù hợp tăng cường sức khỏe
  • Hạn chế sử dụng than củi để nấu ăn, thay vào đó dùng gas để hạn chế.

Ở giai đoạn 3,4 bạn cần theo dõi tình trạng bênh theo lời khuyên của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan.

Kết luận

Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính là ở mỗi người sẽ đáp ứng khác nhau. Một số trường hợp, diễn biến bệnh từ từ theo thời gian. Và có nhiều ca bệnh diễn biến cực kì nhanh và nguy hiểm.

Và dựa theo chỉ số cận lâm sàng và kinh nghiệm của bác sĩ, sẽ cho bạn chiến lược điều trị phù hợp với tình trạng và kinh tế hiện có. Và bạn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ và điều chỉnh thói quen lối sống lành mạnh để bảo vệ phổi an toàn, hiểu quả.

Tắc nghẽn phổi mạn tính sống được bao lâu thì sẽ còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và sự đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Để có một lá phổi khỏe mạnh, khi thấy có các dấu hiệu, thì phải gặp bác sĩ kịp thời để tiên lượng và can thiệp sớm.