Trẻ bị sốt nên làm gì, Cách hạ sốt tại nhà cho bé an toàn

Sốt là một triệu chứng cảnh báo cơ thể đang bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt là đối với trẻ em, do hệ miễn dịch của trẻ em chưa được hoàn thiện nên các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Sốt không phải là một loại bệnh, mà nó là một triệu chứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. 

Các tác nhân gây bệnh phần lớn là vi khuẩn hoặc virus, cũng có thể là do những tác nhân lạ không rõ nguyên nhân khiến bố mẹ hoang mang. Vậy khi trẻ em sốt cao liên tục bố mẹ nên làm gì để có thể hạ sốt an toàn cho con. Hãy cùng tham khảo cách hạ sốt tại nhà cho bé qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị sốt

Những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Để biết cách hạ sốt tại nhà cho bé an toàn bạn cần phải biết được các nguyên nhân chính khiến trẻ bị sốt để có phương án xử lý phù hợp. 

Như đã nói ở trên thì sốt do các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể nên có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, một số nguyên nhân phổ biến như:

Sốt do virus: Bé có thể bị một trong số các bệnh sau: Sốt siêu vi, sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, cảm cúm. Đây là những bệnh mang virus gây bệnh thường xảy ra ở trẻ em. Khi trẻ bị các bệnh này trẻ có dấu hiệu sốt cao kèm các triệu chứng đi kèm như: xuất huyết, rét run, phát ban hoặc các nốt đỏ khắp người. Khi bé gặp các tình trạng này nên đưa bé đi tới bác sĩ để được chẩn đoán điều trị kịp thời. 

Sốt do nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt ở trẻ em, các nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể kể đến như: Nhiễm trùng đường hô hấp ( các bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản,…), nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng răng,…

Sốt do tiêm chủng: Đối với một số trẻ, sau khi tiêm chủng về sẽ có tình trạng sốt nhẹ. Do đó khi đưa bé đi tiêm chủng bố mẹ cần phải hỏi bác sĩ rõ ràng về các phản ứng của trẻ sau khi tiêm và cách hạ sốt tại nhà cho bé an toàn.

Sốt do mọc răng: Sốt do mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Khi sốt do mọc răng, trẻ thường sốt dưới 38 độ C. Tình trạng này sẽ hết sau 1 đến 2 ngày, nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn, để xác định đúng liều lượng phù hợp với bé.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây sốt như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid,…

Ngoài việc cần phải biết nguyên nhân, bố mẹ còn phải biết khi trẻ bị sốt có những dấu hiệu gì? Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần phải biết cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt có dấu hiệu như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu tiếp qua phần dưới đây.

Dấu hiệu trẻ bị sốt

Những dấu hiệu khiến trẻ bị sốt

Ngoài việc nhiệt độ cơ thể tăng cao, trẻ bị sốt còn có thể có các dấu hiệu khác như:

  • Bứt rứt, khó chịu, quấy khóc
  • Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú
  • Da nóng, đỏ, phát ban
  • Mồ hôi nhiều
  • Khó thở, thở gấp
  • Tiêu chảy, nôn mửa, tím tái
  • Ngủ li bì, co giật

Cách hạ sốt tại nhà cho bé an toàn 

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp hạ sốt an toàn cho trẻ tại nhà như sau:

Bổ sung nước và chất điện giải

Khi bị sốt, trẻ dễ bị mất nước. Do đó, bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, để bổ sung nước và chất điện giải đầy đủ cho bé. Bố mẹ cũng cần tham khảo bác sĩ để sử dụng các sản phẩm bù nước và chất điện giải nhanh chóng hơn như oresol hoặc hydrite

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để bổ sung nước và các chất cần thiết có từ sữa mẹ. 

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để giảm bớt thân nhiệt, giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn

Để trẻ nghỉ ngơi

Trẻ bị sốt cần được nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thể nhanh phục hồi. Hãy đảm bảo không gian nghỉ ngơi của trẻ luôn thoáng mát giúp trẻ cảm thấy dễ chịu thoải mái, dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn

Lau người cho trẻ bằng nước ấm 

Việc Lau người cho trẻ bằng nước ấm, giúp làm giãn mạch máu, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn nhờ đó việc hạ nhiệt cơ thể sẽ tốt hơn. Ngoài ra việc lau người còn giúp vệ sinh toàn thân cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.  

Khi lau người cho bé bố mẹ lưu ý nên sử dụng khăn mềm, sử dụng nước ấm không quá nóng làm bỏng da bé. Lau toàn thân cho bé, đặt biệt nên tập trung hơn vào vùng trán, thái dương, bẹn, nách của trẻ. 

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt 

Nếu trẻ sốt cao, bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho bé bố mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc những người cho chuyên môn để biết đường liều lượng phù hợp riêng cho từ bé. Tùy thuộc vào tình trạng sốt của bé, độ tuổi cân nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bé uống loại thuốc hạ sốt khác nhau. Do đó bố mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc hạ sốt tại nhà để tránh trường hợp quá liều hoặc các tác dụng phụ hạ sốt dẫn tới những biến chứng không đáng có.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé giúp cơ thể bé có sức đề kháng tốt hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh để nhanh hồi phục hơn. Bố mẹ cần cho bé ăn những món ăn ở dạng lỏng dễ hấp thụ, một số loại thức ăn giàu đạm như thịt, cá, tôm, vitamin và khoáng chất như các loại nước trái cây. 

Những lưu ý khi hạ sốt cho trẻ 

Không nên tắm trẻ bằng nước lạnh: theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Việc tắm hay lau người bằng nước lạnh làm cho lỗ chân lông trên da se khít lại, cơ thể khó thoát nhiệt hơn, làm tình trạng sốt trở nên trầm trọng hơn. 

Không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo: Đôi khi sốt cao sẽ khiến trẻ cảm thấy lạnh, rét run. Lúc này bố mẹ không nên hoang mang đắp chăn hoặc mặc quần áo ấm cho bé,  việc này có thể làm tình trạng sốt của bé trở nên nặng hơn và thậm chí có thể dẫn đến co giật. Thay vào đó bố mẹ hãy lấy khăn ấm chườm ấm và lau người cho bé. 

Theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên: Bố mẹ cần phải theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên bằng nhiệt kế hoặc máy đo nhiệt độ để biết được tình trạng sốt của bé và có phương pháp xử lý kịp thời khi bé bị sốt cao đột ngột. Tuyệt đối không được kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng tay áp vào trán của bé để ước chừng nhiệt độ. 

Tự ý sử dụng  thuốc hạ sốt: Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho bé cần có sự tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh để tránh trường hợp cho bé uống thuốc quá liều hoặc bị tác dụng phụ của thuốc. 

Vy họng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn có thêm được những thông tin hữu ích và những cách hạ sốt tại nhà cho bé an toàn.