Phổi là một bộ máy lớn của cơ quan hô hấp đóng góp không nhỏ trong quá trình trao đổi khí của cơ thể góp công lớn trong việc duy trì sự sống. Vì vậy, việc giữ gìn và rèn luyện lá phổi khỏe mạnh là một việc làm vô cùng cần thiết.
Mục lục:
Thực hành các bài tập hít thở có lợi gì cho cơ thể?
Việc thực hiện các bài tập hít thở thường xuyên sẽ làm tăng dung tích phổi, giảm cảm giác lo âu và căng thẳng, thường xảy ra đối với những bệnh nhân mắc bệnh covid hay các bệnh về phổi khác. Khi thực hiện các hoạt động hít thở sâu chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện một cách đáng kể.
Thường xuyên luyện tập hít thở sâu có tác dụng làm sạch và tăng cường các chức năng của phổi, do đó rất có lợi cho bệnh nhân bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp như Covid -19, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính…
Các lợi ích mà việc tập hít thở thường xuyên mang lại có thể kể đến như:
- Giúp đưa khí oxy vào sâu trong phổi, loại bỏ các chất nhầy và dịch nhầy
- Tăng cường và cải thiện sức mạnh cơ hoành (một cơ hô hấp chính nằm dưới phổi)
- Giữ cơ thể luôn bình tĩnh, duy trì trạng thái có lợi cho việc điều đối phó với các loại bệnh tật lâu dài và quá trình hồi phục của cơ thể
6 bài tập hít thở tốt nhất cho phổi
Bài tập hít thở chu môi
Thơ chu môi (hay còn được biết đến với một cái tên khác là thở mím môi) là một kỹ thuật thở đơn giản hiệu quả, dễ thực hiện giúp đường thở không bị xẹp khi thở ra, vì vậy lượng khí thoát ra ngoài dễ hơn, giảm bớt tình trạng ứ khí gây khó thở.
Kỹ thuật thở mím môi bao gồm các bước sau:
- Người bệnh vào tư thế ngồi thoải mái thả lỏng cổ và vai, hít vào chậm bằng mũi, miệng khép lại
- Thở ra bằng miệng, môi chu ra giống như đang huýt sáo, động tác chu môi có tác dụng làm chậm tốc độ của luồng khí. Cố gắng thở ra một cách từ từ, chậm rãi, thở chậm đều có tác dụng tống các khí dư thừa, cặn bã trong phổi, đồng thời tạo ra nhiều không gian cho oxy vào phổi. Khi mới bắt đầu tập thở chu môi có thể đếm thầm nhịp thở. Ví dụ đối với hít vào đếm “ một, hai” thở ra đếm “một, hai, ba, bốn” số lần đếm của hít vào và thở ra sau cho, số giây đếm thở ra gấp đôi số giây hít vào, không nên có khoảng ngừng thở
- Thực hiện động tác thở chu môi nhiều lần sao cho thành thói quen, khi khó thở áp dụng thở chu môi liên tục cho đến khi điều hoà được nhịp thở
Bài tập thở bằng cơ bụng
Kiểu thở cơ bụng là một kiểu thơ cơ bản được áp dụng trong nhiều môn thể thao. Quá trình hít thở bằng cơ bụng như sau:
- Chọn một tư thế ngồi thoải mái, nằm thẳng trên sàn, giường hoặc một mặt phẳng bất kỳ.
- Thả lỏng hai vai
- Để một tay lên ngực và một tay lên bụng
- Hít vào bằng mũi trong khoảng 2s. Bạn sẽ cảm nhận được không khí đi vào mũi và vào bụng, làm dạ dày nở ra. Đối với kỹ thuật thở này hãy đảm bảo dạ dày của bạn hướng ra ngoài trong khi ngực vẫn tương đối tĩnh
- Mím môi lại, ấn nhẹ vào bụng và thở ra từ từ chậm rãi trong khoảng 2s
- Luyện tập nhiều lần để có được kết quả tốt nhất
Bài tập thở căng xương sườn
Kéo giãn xương sườn là một bài luyện tập hít thở hữu ích. Các bước thực hiện như sau:
- Đứng thẳng và lưng hơi cong
- Thở ra cho đến khi không thở được
- Hít vào nhẹ nhàng chậm rãi, hít một cách từ từ cho đến khi có cảm giác không thể hít được nữa
- Giữ hơi thở trong khoảng 10s
- Thở ra từ tử bằng miệng, thực hiện bước này một cách bình thường hay mím môi đều được
Bài tập hít thở theo số
Thở theo số là một bài tập giúp bạn kiểm soát được hơi thở của bản thân, các bước thực hiện thở theo số như sau:
- Đứng dậy, nhắm mắt và không cử động
- Hít vào cho đến khi không thể hít được nữa
- Thở ra cho đến khi hết khí trong phổi
- Hít vào hình dung số 1
- Giữ không khí trong 2s rồi thở ra
- Hít vào hình dung 2
- Giữ không khí trong 3s rồi tiếp tục thở ra
- Lặp đi lặp lại các bước này đến một con số mà bạn không thể giữ được hơi thở nữa
Bài tập hít thở bằng cơ hoành
Cơ hoành là một loại cơ hô hấp chính của cơ thể nằm ở dưới phổi, ngăn cách lồng ngực và khoang bụng. Động tác hít thở có liên quan đến cơ hoành cụ thể khi hít vào cơ hoành di chuyển lên trên, khi thở ra cơ hoành di chuyển xuống dưới làm nở rộng dung tích, kéo không khí vào phổi. Bệnh nhân COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) thường xảy ra tình trạng ứ khí trong phổi nên lồng ngực căng phồng làm các hoạt động tại cơ hoành bị hạn chế. Đồng thời, khi khó thở bệnh nhân thường có xu hướng thở bằng cơ ngực dẫn đến hơi thở thường ngắn và nhanh. Tập trung vào việc hít thở bằng cơ hoành sẽ giúp bệnh nhân tránh tình trạng khó thở, tăng cường hoạt động của hệ hô hấp và tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.
Động tác hít thở bằng cơ hoành được thực hiện như sau:
- Người bệnh nên ngồi ở một tư thế thoải mái, thả lỏng cơ thể. Đặt một bàn tay lên bụng tay còn lại đặt lên ngực. Hít chậm vào bằng mũi sao cho bàn tay đặt trên bụng có cảm giác phình lên, vị trí tay tại ngực không di chuyển. Khi thở ra, hóp bụng lại, thở chậm đều qua miệng, thời gian thở ra sao cho thời gian thở gấp đôi thời gian hít, lúc này bàn tay trên bụng phải có cảm giác lõm xuống
- Nên tập thở bằng cơ hoành nhuần nhuyễn, để luyện tập mọi lúc mọi nơi
Bài tập hít thở humming
Tập thở humming có tác dụng giúp gia tăng quá trình sinh sản oxit nitric trong cơ thể. Oxit nitric có tác dụng tái tạo và sinh sản hệ thần kinh, giúp giãn nở các mạch máu, giúp oxy đến được khắp nơi trong cơ thể. Đối với những người hay có áp lực stress thở humming giúp thư giãn, giải tỏa áp lực, dẫn cơ thể đi vào trạng thái tĩnh tâm, giúp cơ thể đi vào trạng thái phục hồi.
Cách tập:
- Ngồi thẳng lưng trên mép giường hoặc trên ghế, hai bàn tay ôm bụng
- Mím môi và lưỡi đặt nghỉ ở vòm miệng trên, hít vào thật sâu bằng mũi và đẩy hết không khí xuống bụng. Các ngón tay giãn ra khi bạn hít vào
- Khi phổi đã đủ dung tích thì mím môi lại thở ra. Trong quá trình thở tạo âm thanh “hmm”. Để ý các ngón tay đã khép lại
- Lặp đi lặp lại trong 1 phút
Cần lưu ý những gì khi thực hiện các bài tập hít thở
Các bài tập hít thở trên không phải là cách điều trị các bệnh phổi. Đó chỉ là các phương pháp có tác dụng rèn luyện khả năng làm việc của phổi, giúp phổi của chúng ta ngày càng mạnh hơn.
Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến bệnh phổi cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.
Một số mẹo cải thiện lá phổi của bạn
Một số mẹo có thể giúp tăng cường sức mạnh cho phổi của bạn. Để có một lá phổi khỏe mạnh ngoài việc rèn luyện cho nó, thì bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau:
- Bỏ rượu bia thuốc lá, tránh sử dụng và lạm dụng các chất kích thích, tránh tiếp xúc với các loại khí độc các chất gây ô nhiễm môi trường
- Tiêm đầy đủ các loại vacxin cần thiết
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và các chất chống oxy hoá
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao
- Cải thiện môi trường không khí nhà bạn bằng máy lọc khí…
Với tình hình dịch Covid phát triển như hiện nay thì một lá phổi khỏe mạnh là vô cùng cần thiết. Bảo vệ sức khỏe, bảo vệ lá phổi của mình an toàn cũng là bảo vệ lá phổi cho cộng đồng. Hy vọng với những phương pháp trên đây một phần nào đó giúp bạn biết cách rèn luyện được một lá phổi mạnh khỏe hơn. Cảm ơn đã đọc.