Chụp X-quang phổi là gì? Các bệnh có thể phát hiện bằng chụp X-quang phổi?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

X-quang phổi là kỹ thuật kiểm tra, sàng lọc và phát hiện những dấu hiệu bất thường tại các vị trí khác nhau của phổi. Thông qua kết quả X-quang phổi, cùng các xét nghiệm cần thiết khác, sẽ cho các Bác sĩ gợi ý chẩn đoán bệnh lý liên quan đến phổi, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất, thích hợp nhất cho người bệnh

Chụp X-quang phổi là gì, có tác dụng gì đối với sức khỏe người bệnh?

Chụp X-quang phổi là chỉ định thường thấy trong quá trình kiểm tra sức khoẻ, sàng lọc các bệnh lý liên quan đến phổi. Theo đó chụp X-quang là kỹ thuật sử dụng máy chụp X-quang tại phòng khám được thiết kế chuyên biệt, với bóng phát tia X để có thể di chuyển, gắn vào các kim loại lớn. 

Cách người bệnh chụp X-quang phổi
Cách người bệnh chụp X-quang phổi

Bệnh nhân khi chụp X-quang sẽ được các Bác sĩ, y tá hướng dẫn đứng trước một tấm chứa phim X-quang hoặc một đầu thu đặc biệt có chức năng lưu lại các hình ảnh của các cơ quan tại lồng ngực như phổi, tim, mạch máu, bộ xương thành ngực, đường thở…

Để đánh giá tình hình lá phổi một cách toàn diện bên cạnh các chẩn đoán và xét nghiệm lâm sàng thì chụp X-quang phổi là một trong những chỉ định không thể thiếu, giúp hỗ trợ quá trình chẩn đoán của đội ngũ Bác sĩ thêm chính xác.

Khi nào thì bệnh nhân cần chụp X-quang phổi

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Chụp X-quang phổi là một trong những phương pháp cơ bản đầu tiên hỗ trợ Bác sĩ đưa ra chẩn đoán các bệnh lý về bệnh. Chụp X-quang phổi được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như:

  • Trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân có nhu cầu kiểm tra tình trạng sức khỏe của tim và phổi
  • Chỉ định chụp X-quang phổi đối với đối tượng bệnh nhân có những triệu chứng riêng biệt như: Ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực…
  • Nếu nghi ngờ phổi bệnh nhân có chấn thương ngực, dập phổi, viêm phổi, lao phổi, khối u ở phổi, tràn dịch hay tràn khí màng phổi… Bác sĩ sẽ đề nghị chụp X-quang để tầm soát bệnh lý.
  • Đối với những đối tượng bệnh nhân đã mắc bệnh phổi từ trước, chụp X-quang là để phát hiện các bất thường sớm nhất tại phổi, đồng thời theo dõi tiến triển của bệnh
  • Các triệu chứng và bệnh lý tim mạch cũng nên chụp X-quang một cách cẩn thận để chẩn đoán bệnh tình

Ưu nhược điểm của X-quang phổi

Ưu điểm

Chụp X-quang phổi là kỹ thuật thăm khám hình ảnh được sử dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng hiện nay, giúp Bác sĩ đưa ra những phán đoán và theo dõi tiến triển của bệnh lý để phòng ngừa những bất thường xảy ra. Thông qua kỹ thuật này, mọi sự bất thường đều được phát hiện sớm và được lên kế hoạch đối phó một cách hiệu quả nhất, đồng thời cũng giúp Bác sĩ theo dõi khả năng phục hồi của người bệnh đang trong thời gian điều trị.

Các ưu điểm cụ thể của chụp X-quang phổi như:

  • Thực hiện nhanh chóng, không gây đau cho người bệnh
  • Ít tốn kém cho bệnh nhân
  • Chụp X-quang ngực sẽ giúp xác định hình ảnh của các cơ quan thuộc lòng ngực như hai lá phổi, mạch máu, đường thở… làm cơ sở hỗ trợ điều trị giúp Bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất
  • Chụp X-quang phổi có thể nhìn thấy được các tổn thương đủ lớn, không bị chồng lấp trên đường khảo sát

Nhược điểm 

Bên cạnh những ưu điểm không phải nói của chụp X-quang phổi, thì nó vẫn tồn tại một số hạn chế như:

  • Đến giai đoạn hiện nay những kỹ thuật này vẫn chưa cho Bác sĩ thấy được những tổn thương nhỏ hoặc bệnh lý trong giai đoạn sớm
  • Khi chụp X-quang phổi thì những tổn thương tại phổi có thể bị che lại bởi bóng tim và xương sườn…
  • Đối với những tổn thương khó quan sát như hai đỉnh của phổi chụp X-quang không phải là kỹ thuật tối ưu nhất
  • Chụp X-quang ngực không thấy các đặc tính bên trong của tổn thương
  • Chụp X-quang phổi là chóng chỉ định tương đối với phụ nữ mang thai do ảnh hưởng bức xạ của tia X. Đồng thời do những ảnh hưởng bất lợi của tia X nên chụp X-quang phổi phải được tiến hành trong những điều kiện an toàn về mặt kỹ thuật. Phòng chụp, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, phải đạt an toàn do Bộ tế và Tổ chức y tế thế giới đề ra

Những bệnh lý có thể phát hiện thông qua chụp X-quang phổi?

Về nguyên lý hoạt động, máy X-quang sẽ chiếu tia X vào ngực và cho ra các hình ảnh cụ thể. Theo đó, tia X sẽ xuyên qua cơ quan lồng ngực, khi gặp phim sẽ cho ra hình ảnh tim, phổi, mạch máu, bộ xương thành ngực, đường thở…

Dựa vào các hình ảnh, Bác sĩ có thể xác định và chẩn đoán sớm một số trường hợp bệnh lý như sau:

Tràn dịch màng phổi

Bệnh tràn dịch màn phổi trên ảnh chụp X-quang
Bệnh tràn dịch màn phổi trên ảnh chụp X-quang

Bình thường, trong khoang màng phổi có chứa một lượng dịch khoảng 10-15ml. Tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch này nhiều hơn con số đó. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng tràn dịch màng phổi, và lượng dịch sẽ được biểu hiện trên X-quang nếu số lượng dịch đủ lớn từ 175ml trở lên. Cụ thể, đối với các tình trạng tràn dịch màng phổi, trên phim X-quang phổi sẽ cho những hình ảnh mờ đồng nhất ở đáy phổi, xoá bờ tim và vòm hoành, từ góc sườn hoành, nếu tràn dịch lượng nhiều sẽ đẩy tim, trung thất sang bên đối diện. 

Đối với các trường hợp tràn dịch vừa phải, trên phim X-quang có thể sẽ cho thấy ranh giới trên là một đường cong lõm lên trên.

Đối với trường hợp tràn dịch nhiều, trên phim chụp X-quang có thể thấy mờ toàn bộ một bên phổi.

Tràn khí màng phổi

Kỹ thuật chụp X-quang phổi có thể giúp Bác sĩ phát hiện tình trạng tràn khí màng phổi của bệnh nhân. Đây là hiện tượng khí lọt vào giữa hai lá màng phổi. Khi đó, trên phim chụp X-quang phổi sẽ thấy hình ảnh tăng sáng không còn thấy hình ảnh bóng mờ mạch máu phổi nữa, phổi lúc này bị ép lại, thấy rõ đường viền màng phổi tạng, khoang liên sườn, và sự chèn ép này đẩy tim và trung thất sang phía đối diện, vòm hoành hạ thấp.

Ảnh chụp X-quang của bệnh tràn khí mà phổi
Ảnh chụp X-quang của bệnh tràn khí mà phổi

Viêm phổi

Viêm phổi có rất nhiều nguyên nhân: viêm phổi do virus, viêm phổi tụ cầu, lao phổi… Nhìn chung, khi bệnh nhân bị viêm phổi, hình ảnh trên phim chụp X-quang sẽ xuất hiện đám mờ với nhiều hình dạng khác nhau. Những đám mờ này sẽ xuất hiện rải rác hoặc tập trung khu vực nhu mô phổi

Xẹp phổi

Trên phim chụp X-quang phổi còn cho thấy dấu hiệu xẹp thuỳ phổi hoặc phân thuỳ phổi. Khi đó, trên phim chụp X-quang sẽ xuất hiện hình mờ dạng đường hoặc đám, gây co kéo các vùng phổi bên cạnh, trung thất, rốn phổi về phía tổn thương…

Áp xe phổi

Hình ảnh áp xe phổi trên X-quang thường ở dạng hình tròn, có bờ không đều, có mức hơi – dịch bên trong.

Lao phổi

Dựa vào mỗi loại lao phổi mà hình ảnh chụp X-quang phổi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, cụ thể:

  • Lao sơ nhiễm: Ảnh chụp X-quang sẽ có hình quả tạ được tạo nên bởi ổ sơ nhiễm lao, viêm hạch rốn phổi và đường bạch mạch
  • Lao thâm nhiễm sớm: Ảnh chụp X-quang phổi sẽ xuất hiện đám mờ không đều, ranh giới không rõ ở vùng trên phổi
  • Lao phổi mạn tính: Ảnh chụp có hình nốt , hình xơ, hình hang, có kéo xẹp phổi
  • Lao kê: Ảnh X-quang xuất hiện nhiều chấm mờ rải rác khắp hai trường phổi

Ung thư phổi

Ngoài ra, dựa vào kết quả chụp X-quang phổi Bác sĩ cũng có thể sớm phát hiện các dấu hiệu của ung thư gồm: ung thư phổi di căn thể kê, ung thư phổi di căn thể thả bóng, ung thư phổi nguyên phát. Theo đó, ung thư phổi di căn thể kê, xuất hiện các nốt mờ tập trung chủ yếu ở vùng dưới phổi, gọn và rõ nét hơn lao kê.

Các bước chụp Xquang phổi 

Quá trình chụp X-quang phổi được xảy ra theo thứ tự của các bước dưới đây:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết
  • Tiến hành chụp
  •  Đọc kết quả chụp X-quang phổi
Ảnh chụp X-quang phổi
Ảnh chụp X-quang phổi

Khi chụp X-quang phổi cần lưu ý gì?

Chụp X-quang phổi không gây đau, tuy nhiên để đảm bảo kết quả chụp chính xác người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên mang theo tiền sử bệnh án, phiếu xét nghiệm, kết quả chụp X-quang trước đó. Mục đích giúp Bác sĩ có nhiều dữ kiện để có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất.
  • Người bệnh là nữ nếu đang mang thai hoặc có dấu hiệu của mang thai thì nên báo với Bác sĩ để tránh những trường hợp xấu mà tia X mang lại cho thai nhi
  • Người bệnh cần mặc quần áo mỏng nhẹ để chụp X-quang, đa số các bệnh viện lớn đều chuẩn bị riêng cho bệnh nhân
  • Tháo bỏ các trang sức, phụ kiện các vật dụng không cần thiết trên cơ thể như: Vòng, nhẫn, cặp tóc, kính

Với sự phát triển như hiện nay công nghệ X-quang ngày càng hiện đại ngày càng đáp ứng hỗ trợ Bác sĩ trong việc trị bệnh, nếu cảm thấy trong người không khoẻ hay có các triệu chứng của bệnh phổi, các bạn nên đi thăm khám sớm nhất tại các cơ sở y tế uy tín. Hy vọng kiến thức chúng tôi mang lại có thể giúp ích cho bạn. Cảm ơn đã đọc.