Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe. Bởi điều trị lao phổi tốn nhiều thời gian, mà những di chứng sau khi điều trị lao phổi còn gây ra những nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người bệnh.
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, bệnh lao phổi có tỉ lệ chữa khỏi ngày càng cao lên đến 90%, nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần hiểu đúng về di chứng của lao phổi và điều trị đúng phác đồ để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm đối với cơ thể.
Mục lục:
Định nghĩa về vi khuẩn lao?
Vi khuẩn lao do Robert Koch phát hiện vào năm 1882, vị vậy nó còn có tên là Bacille de Koch (BK). Vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacteriaceae, dài từ 3-5 um, rộng 0,3-0,5 um, không có long, hai đầu tròn, thân có hạt, đứng riêng lẻ hoặc thành đám trên tiêu bản nhuộm Ziehl-Neelsen, không bị cồn và acid làm mất màu đỏ của fucsin.
7 di chứng sau khi điều trị lao phổi
Khi mắc lao phổi nếu không được điều trị đúng quy trình hoặc không được điều trị sớm, dùng thuốc không đúng phác đồ, người bệnh có thể đối mặt với những di chứng nguy hiểm của lao phổi như sau:
Tràn dịch, tràn khí màng phổi
Ở trạng thái bình thường, khoang màng phổi chỉ có một chút dịch nhờn để bôi trơn, không có dịch bất thường và khí. Dịch bôi trơn này có tác dụng làm phổi nở ra trong quá trình hô hấp, để cơ thể hít vào thở ra dễ dàng.
Di chứng sau khi điều trị lao phổi có thể phát triển vi khuẩn lao làm thông thương giữa phổi, làm khoang màng phổi bị ứ dịch và khí xâm nhập ồ ạt. Lượng khí và dịch quá nhiều trong khoang màng phổi làm cho thể tích phổi bị ép lại, không đủ cung cấp khí cho cơ thể. Nếu không được cứu kịp thời, khai thông đường thở thì người bệnh sẽ bị ngạt và dẫn đến tử vong nhanh chóng
Giãn phế quản phổi
Vi khuẩn lao làm phá huỷ các nhu mô phổi, tổ chức xơ phát triển, dây xơ co kéo làm phế quản bị biến dạng hẹp lại, đôi khi tại phế quản cũng bị tổn thương. Phế quản của vùng phổi bị lao trước đó có thể bị di chứng giãn phế quản. Đây là một trong những di chứng rất thường gặp ở trẻ em và người lớn.
Các triệu chứng thường thấy khi bị giãn phế quản như khạc đờm mạn tính. Đờm nhầy để lắng thành nhiều lớp, khi có nhiễm trùng sẽ phát triển thành mủ. Trong một số trường hợp, giãn phế quản khu trú và khi có những biến chứng như nhiễm trùng tái diễn, ho ra máu lượng nhiều, trường hợp nặng sẽ được chỉ định mổ cắt bỏ phần phổi bệnh.
Xơ phổi
Xơ phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, bởi vi khuẩn lao khi tấn công vào cơ thể sẽ không ngừng phá huỷ phổi, khiến cho cơ quan này bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bệnh nặng ảnh hưởng đến hai lá phổi, làm mất khả năng trao đổi khí dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Ho ra máu
Ho ra máu là một triệu chứng giai đoạn sớm nhất của bệnh lao phổi hoặc là di chứng nguy hiểm sau khi điều trị. Đối với các đối tượng bị lao phổi, ho ra máu là biểu hiện cho thấy vi khuẩn lao đã thâm nhiễm vào phổi và bắt đầu phá huỷ phổi theo hướng phá tan cấu trúc và làm thủng các mạch máu.
Các vi khuẩn lao tấn công từ mạch máu nhỏ ở phế nang, rồi đến các mạch máu lớn. Ho ra máu do phổi không thể tự cầm máu được và chảy máu diện rộng. Người bệnh sẽ bị chảy máu nhiều và đến một mức độ nhất định thì mới khạc ra được.
Nếu phát hiện triệu chứng sớm thì phải điều trị nhanh chóng, không được chậm trễ. Nếu chậm vi khuẩn lao phá hủy mạch máu lớn thì máu sẽ chảy ra ồ ạt không kịp xử lý, lúc này có thể sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm màng não
Vi khuẩn lao sau khi tấn công phổi sẽ di chuyển từ phổi đến màng não và các mô. Biến chứng lao phổi này có thể xảy ra ngay lập tức sau khi bị nhiễm khuẩn lao hoặc vài tháng, thậm chí vài năm.
Di chứng viêm màng não sau khi điều trị lao phổi gây tăng các áp lực bên trong hộp sọ, dẫn tới các tổn thương trong các mô thần kinh nghiêm trọng. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là người bệnh cảm thấy đau dai dẳng, chán ăn, đau đầu dữ dội, cứng cổ…
Nhiễm nấm Aspergillus
Vi khuẩn lao tấn công vào các nhu mô phổi sẽ tạo thành những hoại tử bã đậu, và để lại hang lao. Hang lao nhỏ sẽ biến mất đối với những hang lao lớn không thể tự mất, tồn tại lâu ngày có thể khiến nấm Aspergillus sinh sôi. Cơ thể bị nhiễm nấm Aspergillus có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như ho, ho đờm, mệt mỏi, ho ra máu, đau ngực… Khi chụp X-quang phổi hoặc chụp CT-Scan ngực sẽ thấy hình ảnh nấm rất rõ.
Suy hô hấp phổi mạn tính
Nếu bệnh lao phổi tiến triển nặng, tổn thương phổi nhiều thì sau khi chữa khỏi các di chứng cũng rất nặng nề. Phổi bị xơ hoá nhiều, không hoạt động trao đổi khí được, bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp. Lưu ý việc hút thuốc sẽ thúc đẩy diễn tiến của bệnh nhanh chóng đi đến kết thúc hơn.
Thời gian ủ bệnh lao phổi
Lao phổi là bệnh hô hấp truyền nhiễm do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium Tuberculosis tấn công và huỷ hoại mô cơ thể. Vi khuẩn của bệnh lao có thể di truyền từ người này sang người khác thông qua không khí dễ dàng.
Bệnh lao có thời gian ủ rất lâu, có thể từ vài tuần đến vài năm nên rất khó để nhận biết và phát hiện bệnh. Thời gian ủ bệnh lao còn được gọi là thời gian bệnh tiềm tàng. Khoảng thời gian ủ bệnh đối với mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố tình trạng sức khỏe, độ tuổi, tiền sử mắc bệnh… Vì thế, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ hoặc khám ngay khi cơ thể gặp những triệu chứng bất thường là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm, giúp tăng hiệu quả điều trị.
Các phương pháp điều trị lao phổi
Lao phổi từng được xem là “án tử” đối với nhiều bệnh nhân bởi thời gian đầu chưa có thuốc điều trị. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của y học ngày nay đã giúp nhiều người bị bệnh lao phổi được điều trị khỏi và gia tăng tuổi thọ.
Đa số bệnh nhân được điều trị qua thuốc kháng sinh từ 6 tháng trở lên tuỳ vào tình trạng bệnh và thời gian ủ bệnh. Điều trị bệnh lao phổi cần phải có sự kiên trì, đồng thời tuyệt đối tuân thủ phác đồ và hướng dẫn của Bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng hiệu quả cho bệnh nhân lao phổi
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc đúng toa, đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần được chăm sóc cẩn thận thông qua chế độ ăn uống phù hợp. Không những làm giảm khả năng lây lan mà còn ngăn ngừa các di chứng nguy hiểm hiệu quả.
Người bị lao phổi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn do bệnh và tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh. Vì thế, một chế độ ăn uống phù hợp, bổ dưỡng sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị lâu dài.
Một số loại thực phẩm “vàng” cần được bổ sung thường xuyên vào bữa ăn cho người bị lao phổi như thực phẩm giàu Vitamin A, E, C, sắt, kẽm, vitamin B6…
Các di chứng của bệnh lao phổi rất nguy hiểm không được xem thường. Thăm khám sức khỏe và kiểm tra định kỳ là một cách tốt giúp người lao phổi có thể phát hiện bệnh tình sớm nhất và các di chứng nguy hiểm để kịp thời lên phác đồ điều trị hiệu quả. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được cho bạn. Cảm ơn đã đọc.