Bệnh u phổi từ xưa là một căn bệnh nguy hiểm thách thức nhiều nền y học trên thế giới. Bệnh được chia làm hai loại là u phổi lành tính và u phổi ác tính. Tuỳ vào các trường hợp mà bệnh nhân sẽ có tiên lượng về khả năng sống sót khác nhau. Nếu người bệnh có thể biết được về tiên lượng khả năng sống sót của mình sẽ hỗ trợ bác sĩ ít nhiều trong quá trình điều trị. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về người bị u phổi lành tính sống được bao lâu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Khối u được hiểu là gì?
Khối u được hiểu là sự tích tụ bất thường khi các mô bên trong cơ thể phân chia quá nhanh hoặc không chết đi như bình thường. Khối u phổi được tìm thấy ở mô phổi hoặc trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Các khối u phổi có 2 dạng là ác tính hoặc lành tính.
U phổi là gì?
Bệnh u phổi là tình trạng một khối mô phổi phát triển một cách bất thường, tăng sinh quá mức. Bệnh u phổi thường tiến triển qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn tìềm ẩn: Khối u khó bị tiềm thấy nhất, hầu như không thể tìm thấy chúng trong phổi, khối u trong giai đoạn này chỉ được tìm thấy thông qua đờm hoặc trong mẫu nước thu thập được nhờ vào quá trình nội soi phế quản
- Giai đoạn 0: Giai đoạn này các tế bào khối u phổi sẽ được tìm thấy ở lớp niêm mạc tận cùng của phổi
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, tế bào khối u nằm chủ yếu trong phổi và các mô xung quanh, chúng hoàn toàn không có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Giai đoạn 2: Lúc này tế bào khối u tương đối phát triển, chúng đã tấn công bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim
- Giai đoạn 3: Các hạch bạch huyết tại khu vực lồng ngực giữa tim và phổi, mạch máu sẽ bị tế bào khối u từ từ xâm lấn
- Giai đoạn 4: Đến giai đoạn này thì hầu như mọi cuộc phẫu thuật đều trở nên vô nghĩa vì khối u đã lan đến lá phổi và các khu vực quan trọng khác bên trong cơ thể
Nêu thực hiện các cuộc kiểm tra sức khoẻ tổng quát thấy khối u đã lan đến các mô lồng ngực bên ngoài phổi hay các cơ quan ở xa thì rất có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn mới “giai đoạn lan rộng”.
U phổi lành tính là loại khối u như thế nào?
U phổi lành tính là một thuật ngữ trong giới y học nói dễ hiểu là từ này thể khối u hiện đang ở phổi và phát triển lành tính không có dấu hiệu cho thấy sẽ lây sang các bộ phận khác của cơ thể, khối u lành tính tăng trưởng tương đối chậm và thường không gây nguy hiểm chết người. Ngoài ra, việc xuất hiện khối u ở phổi có thể do sự biến đổi cấu trúc ở phổi nhưng theo một chiều hướng ít nguy hiểm.
Thực hư u phổi lành tính là nốt phổi?
Về mặt định nghĩa nốt phổi là một điểm trên phổi mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy thông qua phim chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Nốt phổi có thể đứng một mình hay nhiều nốt nằm sau nhau.
Nốt phổi được cho là lành tính nếu đáp ứng được một số điều kiện sau:
- Bạn chưa đủ 40 tuổi
- Bạn không có lối sống sinh hoạt thường xuyên rượu chè và thuốc lá
- Có chất vôi trong nốt phổi
- Nốt phổi có kích thước nhỏ
Khối u là những nốt phổi có đường kính từ 3cm trở lên. Việc khối u được chẩn đoán là “u phổi lành tính” khi các tế bào trong khối u là các tế bào bình thường. Đồng thời khối u phát triển tương đối chậm không chèn ép các mô xung quanh hoặc không di căn, lan rộng đến các mô và cơ quan khác trên cơ thể.
Các loại u lành tính thường xuất hiện
Các loại khối u và nốt lành tính tại phổi bao gồm những loại sau.
Hamartomas
- Hamartomas là loại nốt phổi lành tính tương đối phổ biến, chiếm khoảng 55% trong số các khối u phổi lành tính và 8% trong số các khối u của phổi. Theo một số nghiên cứu khoảng 80% Hamartomas được các nhà khoa học tìm thấy ở phần mô liên kết của phổi. Phần còn lại chủ yếu xuất hiện bên trong các ống phế quản (đường dẫn khí đến phổi)
- Hamartomas có nguồn gốc từ các mô sụn như mô liên kết, chất béo và cơ nhưng với số lượng bất thường. Chúng có đường kính dưới 4cm và xuất hiện trong phim chụp X-quang ngực dưới hình dạng một khối tròn giống như hình đồng xu hay hình dạng lông cừu hoặc bổng ngô. Việc Hamartomas được xếp vào khối u lành tính vì nó chỉ ở một khu vực giới hạn không có khả năng chèn ép các mô lân cận
- Hamartomas thường gặp phổ biến ở nam giới có độ tuổi ngoài 50
U tuyến phế quản
- U tuyến phế quản là một loại nốt phổi lành tính phổ biến
- Chúng phát triển chủ yếu trong tuyến nhầy hoặc ống dẫn khí lớn của phổi (phế quản)
Papillomas (u nhú)
So về mức độ thông dụng với Hamartomas và u tuyến phế quản thì Papillomas có phần lép vế hơn. U nhú phát triển trong các ống phế quản, nhô ra khỏi bề mặt nơi chúng đã bám vào. U nhú được chia làm 3 loại:
- U nhú dạng vảy: U nhú dạng này có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn, chúng là kết quả của quá trình nhiễm virus u nhú ở người. Trong một số ít trường hợp những loại u nhú này có thể chuyển đổi ác tính và trở thành ung thư
- U nhú tuyến: Hiện nay chưa ai có thể xác định được nguyên nhân làm phát sinh u nhú dạng tuyến. Người ta chỉ biết u nhú tuyến chủ yếu xảy ra ở người lớn và chúng hầu như luôn xuất hiện ở dạng một nốt nằm ở trung tâm phổi
- U nhú dạng vảy và dạng tuyến hỗn hợp: Loại u nhú này là sự kết hợp của u nhú dạng vảy và u nhú dạng tuyến
Các khối u lành tính khác ở phổi
- Ngoài các loại u lành tính trên thì ở phổi còn có một số u lành tính tương đối hiệm gặp khác như: U chondromas, fibromas, neurofibromas và lipomas. Những khối u này đa số được tạo thành từ mô liên kết hoặc mô mỡ
U phổi lành tính sống được bao lâu?
Trước khi trả lời câu hỏi u phổi lành tính sống được bao lâu chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều kiện để bác sĩ có thể xác định thời gian sống sống của bệnh nhân ung thư thông qua những cơ sở nào rồi từ đó chúng ta mới đi đến câu hỏi chung cho toàn bài.
Để có thể đưa ra xác định thời gian sống cho bệnh nhân ung thư, các bác sĩ điều trị thường sẽ dựa vào ba cơ sở chủ yếu sau:
- Giai đoạn của bệnh: Đây là mức độ và tình trạng nghiêm trọng của bệnh, yếu tố này khá quan trọng vì chỉ có chẩn đoán được nó bác sĩ mới có thể lên phương pháp điều trị bệnh ung thư một cách hợp lý nhất, đồng thời cũng thông báo cho người bệnh thời gian sống của mình để họ có tâm lý đối mặt
- Phương pháp điều trị bệnh: Sau khi xác định được giai đoạn của bệnh bác sĩ điều trị sẽ lên một phương pháp thích hợp cho bệnh nhân của mình. Nếu như ung thư phổi được phát hiện sớm trong những giai đoạn đầu và người bệnh có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật thì thời gian sống của người bệnh tương đối cao. Nhưng nếu tình hình không khả quan ung thư phát triển mạnh mẽ và làn rộng cần đến những phương pháp như xạ trị, hoá trị hoặc thậm chí không thể dùng cả 2 phương pháp trên thì thời gian sống của bệnh nhân sẽ rất ngắn
- Sức khoẻ và thể trạng của người bệnh: Trường hợp nếu hai người bệnh bị ung thư như nhau thì người nào có thể trạng tốt và sức sống khoẻ mạnh thì có thể kéo dài thời gian sống hơn người còn lại.
Đây là ba yếu tố quan trọng được bác sĩ dựa vào để tiên lượng xem thời gian sống cụ thể của người bệnh như thế nào.
Khi biết được ba yếu tố hàng đầu để bác sĩ có thể tiên lượng được thời gian sống của bệnh nhân ung thư ta có thể dựa vào đó để xem người bị ung thư phổi lành tính liệu có thể sống được bao lâu.
Đối với ung thư phổi lành tính thông thường không có các triệu chứng, ít nguy hiểm và chỉ được tình cờ phát hiện thông qua chụp X-quang phổi. U phổi lành tính thường không có những biểu hiện cụ thể rõ ràng và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ tổng thể. Chính vì nguyên nhân đó mà hầu như việc có khối u lành tính không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tuổi thọ của người bệnh. Trong nhiều trường hợp khối u lành tính ở phổi không cần phẫu thuật để loại bỏ, nếu nó nhỏ không gây ra bất kì một triệu chứng gì. Khi phát hiện được khối u lành tính nhỏ thông thường bạn sẽ được theo dõi coi sự phát triển của nó xem coi nó có khả năng phát triển được thành ung thư hay không. Trường hợp khối u có kích thước lớn bạn sẽ được khuyên nên mổ để ngăn cản các vấn đề phát sinh.
Một số dấu hiệu u phổi thường gặp
Hầu hết các u phổi lành tính không có các triệu chứng cụ thể vì thế nó được lý giải vì sao các khối u này thường chỉ được phát hiện khi chụp X-quang. Trong một số trường hợp bệnh nhân u phổi có thể có các biểu hiện cụ thể sau:
- Thở khò khè
- Ho kéo dài, ho ra máu
- Khó thở
- Khàn tiếng
- Sốt, nhất là khi kèm theo viêm phổi
- Sụt cân, mệt mỏi
Một khi có những biểu hiện cụ thể trên, bệnh nhân cần tự ý thức đi tới các cơ sở y tế uy tín để xác định bệnh và giai đoạn của bệnh, đồng thời nghê theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.
>>Xem thêm
Nguyên nhân khối u lành tính được hình thành ở phổi
Nhìn chung cho đến nay nền khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến hình thành các nốt phổi và u lành tính. Nhưng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, u lành tính thường là kết quả của những vấn đề sau:
- U hạt (các chùm nhỏ tại chỗ tế bào bị viêm): Vấn đề này thường phát triển do sự nhiễm khuẩn (vi khuẩn lao chủ yếu) hoặc do bị nhiễm nấm (bệnh nấm histoplasmosis hoặc bệnh cầu trùng)
- Áp xe phổi: Bệnh nhiễm trùng chứa đầy mủ, chủ yếu gây ra bởi vi khuẩn
- Viêm do các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis hoặc u hạt Wegener
- Nhiễm virus u nhú ở người
- Hút thuốc lá
- Dị tật bẩm sinh như u nang phổi, sẹo hoặc có các dị dạng khác tại phổi
Cách để chẩn đoán u và nốt phổi lành tính
Theo nhận định của GS.TS.BS Ngô Quý Châu để có thể kết luận u lành tính thì ngoài việc nghiên cứu tiền sử bệnh án của bệnh nhân và khám sức khoẻ tổng quát thì bác sĩ nên thường xuyên cho bệnh nhân chụp X-quang nhiều lần. Nếu nốt phổi được giữ nguyên trong 2 năm thì nó được xem là lành tính. Tuy vậy, bác sĩ sẽ vẫn thường xuyên kiểm tra cho bạn mỗi năm, tối đa 5 năm để đảm bảo rằng u phổi hoàn toàn lành.
Trong trường hợp u phổi có những thay đổi bất thường về kích thước hay hình dạng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm khác để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương án ứng phó với các tình trạng xấu nhất:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm lao trên da để kiểm tra bệnh lao
- Chụp cắt lớp phát xạ Posotron (PET)
- CT phát xạ ảnh đơn (SPECT)
- Chụp cộng hưởng từ (áp dụng với một số trường hợp hiếm)
- Sinh thiết, loại bỏ mô để kiểm tra dưới kính hiển vi để xem xét xem khối u lành hay ác tính
- Nội soi phế quản để bác sĩ quan sát đường thở của bạn
Trường hợp khối u được xác định lành tính, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc nhằm thu nhỏ lại kích thước của khối u hoặc kìm hãm sự phát triển của nó. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ đưa ra đề nghị cho bạn kiểm tra định kì 2 lần 1 năm để xem xét sự phát triển của khối u hoặc hình dạng kích thước khối u.
Bác sĩ có thể dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u nếu nhận thấy nó có các nguy cơ sau:
- Bạn là đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc hoặc tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư cao
- Bạn bị khó thở hoặc gặp các chịu chứng khó chịu về đường hô hấp
- Thông qua các xét nghiệm bác sĩ xác định khối u có nguy cơ phát triển thành ung thư
- Nốt phổi hay khối u tiếp tục phát triển bất bình thường và không có dấu hiệu dừng
Việc sử phương pháp phẫu thuật như thế nào thuộc rất nhiều vào vị trí và loại khối u. Bác sĩ có thể loại bỏ một phần nhỏ của khối u, một hoặc nhiều phần của một thuỳ, một hoặc nhiều thuỳ của phổi hay toàn bộ lá phổi. Ở mọi trường hợp, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ càng ít mô càng tốt.
Cách biện pháp phòng tránh khối u lành tính ở phổi
Để phòng ngừa các khối u lành tính hay ác tính trong phổi bạn nên thực hiện một số việc sau đây:
Ngừng hút thuốc
Thuốc lá là hung thủ hàng đầu gây nên 90% các bệnh liên quan đến phổi, trong đó có cả u phổi lành tính. Vì thế khi bị ung thư phổi dù lành hay ác tính thì điều đầu tiên tôi nghĩ bạn nên thực hiện là bỏ điếu thuốc trên đôi tay của bạn.
Tạo thói quen đeo khẩu trang
Hiện nay ô nhiễm không khí hiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý hô hấp. Chính vì thế bạn nên tạo cho mình thói quen đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến các nơi công cộng là góp phần giữ lá phổi của mình thêm sạch.
Chế độ ăn uống lành mạnh của bệnh nhân u phổi lành tính
Từ lâu các nhà khoa học đã nhận định dinh dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu trong việc ngăn ngừa các bệnh mạn tính không lây. Vì thế bạn có thể phòng tránh bệnh này bằng một thực đơn khoa học, lành mạnh (giàu chất xơ và các tinh bột có lợi, hạn chế các loại thịt đỏ, chất béo xấu, tránh xa thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, ăn ít hơn 5g muối/ngày)
Rèn luyện thể dục thường xuyên
Tình trạng lười vận động không chỉ là nguyên nhân của nhiều bệnh lý về phổi mà còn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư. Bạn hãy bắt đầu tập luyện điều độ, tập những bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể không nên ép bản thân quá mức, tập luyện điều đặn tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
Mang đầy đủ đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hại
Những đối tượng thường xuyên làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ phù hợp để tránh các nguy cơ hít phải khói độc, về lâu dài gây nên bệnh lý về đường hô hấp. Một số hoá chất hiện nay được chứng minh là liên quan đến bệnh u phổi là thạch tín, crom, silic, niken…
U phổi lành tính nhìn chung không quan ngại nếu được phát hiện và điều trị sớm, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta xem thường lơ là các cảnh báo của bác sĩ về u phổi lành tính. Tuy không nguy hiểm như u phổi ác tính nhưng nếu u phổi có những triệu chứng bất thường tăng sinh quá mức đều gây nguy hiểm nhất định đến cơ thể.