Đau sau lưng vùng phổi dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Đau sau lưng vùng phổi là một trong những dấu hiệu mà cơ thể đang muốn cảnh báo cho bạn rằng bạn đang mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, bệnh phổi hoặc tim mạch. Những căn bệnh như vậy để lâu sẽ gây ra những biến chứng không thể lường trước được. Vậy nên khi phát hiện ra bệnh cần nhanh chóng đến các chuyên khoa về xương khớp để thăm khám. Việc chủ quan đối với sức khỏe sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Những nguyên nhân gây ra đau sau lưng vùng phổi

Đau sau lưng vùng phổi sẽ gây ra cho bạn những cơn đau nhức thắt lại ở vùng lưng tương ứng với vị trí của phổi. Tình trạng này khi xảy ra diễn ra trong thời gian khá dài có thể lên đến vài ngày lâu hơn là vài tháng thay vì chỉ đau nhói thông thường.

Những nguyên nhân gây ra bệnh lý có thể do hoạt động sai tư thế
Những nguyên nhân gây ra bệnh lý có thể do hoạt động sai tư thế

Hầu hết đối với các trường hợp đau sau lưng vùng phổi đều phát triển từ nguyên nhân từ trước như chấn thương trong quá trình hoạt động, căng cơ, sai tư thế,… Những nguyên nhân này gây ra bệnh ở mức độ không quá đáng ngại, bạn có thể tự cải thiện tình trạng này thông qua thể dục thể thao tại nhà. Hoặc có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những nguyên nhân thông thường gây ra thường do:

  • Vận động sai tư thế: Làm việc sai tư thế trong thời gian dài có thể làm thay đổi cấu trúc của cột sống, gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu. Có thể kể đến một số tư thế tập thể dục xấu ảnh hưởng không tốt đến cột sống như ngồi nghiêng về một bên, ngồi cúi về phía trước, nghe điện thoại để điện thoại giữa tai và vai, v.v.
  • Lạm dụng lưng quá mức: Nếu bạn lạm dụng lưng quá mức trong công việc có thể dẫn đến tình trạng căng cơ ở phổi. Những lúc bạn cúi để nâng một vật nặng phải sử dụng lưng quá mức để mang vác cũng làm phần phổi bị tổn thương.Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể bị bong gân hoặc tổn thương dây chằng. Điều này kích thích phản ứng viêm và gây đau ở phía sau phổi.
  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc bị ngã từ trên cao xuống cũng có thể gây đau sau phổi. Hoặc có thể trong quá trình chơi thể thao gặp những tác động từ bên ngoài tác động vào vùng lưng, ngực cũng có thể gây ra hiện tượng này. Cơn đau khởi phát chủ yếu do dây chằng và mô mềm bị tổn thương do va chạm mạnh.
  • Nâng đồ nặng không đúng cách: Khi nhấc đồ nặng chúng ta có thói quen cúi gập người để bê. Nhưng chính động tác này sẽ làm tổn thương đến vùng cột sống và vai rất nhiều. Chính điều này sẽ kích thích những cơn đau ở lưng phần tỏa ra ở vùng lưng sau phổi khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và rất khó chịu. Vì vậy khi bê đồ nặng nên ngồi xổm và giữ thẳng lưng dồn lực vào chân để bê đồ.

Đau sau lưng vùng phổi là bệnh gì?

Đau sau lưng vùng phổi nếu kéo dài trong thời gian dài và không được can thiệp điều trị thì tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Và phổi, tim và cột sống chính là cơ quan chịu nhiều tác động nhất . Đối với sức khỏe của bản thân bạn không thể chủ quan có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Thông thường các bệnh lý gây đau sau lưng vùng phổi thường hay gặp là.

Các bệnh xương khớp

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Đau sau lưng vùng phổi là tình trạng bệnh thể hiện cơ thể đang mắc các bệnh về xương khớp. Hiện nay có 30% trên tổng số những ca mắc bệnh đau lưng vùng phổi nguyên nhân chính đều do xương, khớp gây ra. Những bệnh lý về xương khớp hay gặp gồm có.

Thoát vị đĩa đệm: Rối loạn này bắt đầu khi nhân tủy bên trong đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí của nó, gây chèn ép lên các dây thần kinh và mô mềm xung quanh, gây đau. Nếu bạn bị đau lưng mỏi lưng thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm ở cổ hoặc lưng. Ngoài những cơn đau, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như tê bì, yếu chân tay.

Thoái hóa đốt sống: Thoái hóa đốt sống thường xảy ra ở những người lớn hơn tuổi trung niên. Đây là hiện tượng cột sống bị yếu đi và mất dần chức năng vốn có nhưng sẽ làm người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong quá trình thoái hóa cột sống, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như đau thắt lưng, không cử động được, tê bì chân tay và cổ, đau đầu, chóng mặt.

 Gãy đốt sống: Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị gãy đốt sống do khi đã có tuổi xương dần bị vôi hóa và không còn được dẻo dai. Gãy và xẹp các đốt sống làm cho chức năng của cột sống bị suy yếu dần, dẫn đến thay đổi tư thế vận động và giảm chiều cao. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau lưng kéo dài rất khó chịu.

Đau cơ xơ hóa: Đau sau lưng vùng phổi cũng có nhiều khả năng là do cơ thể đã bị tổn thương do đau cơ xơ hóa nhưng thông thường nguyên nhân này sẽ không phổ biến. Thông thường tình trạng đau cơ do xơ hóa có thể gặp bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể con người. Tuy nhiên phần lưng chính là một trong những bộ phận dễ tổn thương nhất.

Các bệnh về phổi

Các bệnh lý liên quan đến phổi cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau lưng vùng phổi. Các cơn đau sẽ lan ra ngay sau lưng gây khó chịu không ít cho người bệnh. Thông thường các bệnh lý thường là:

Bệnh lí liên quan đến phổi
Bệnh lí liên quan đến phổi

Viêm phổi: Bệnh này thường bắt đầu vào những thời điểm khác nhau trong năm thông thường dễ gặp nhất là vào mùa đông do lúc này thời tiết trở lạnh cơ thể dễ bị cảm gây ra viêm phổi. Ngoài ra các chất độc hại như khói thuốc lá, bụi bẩn có trong không khí hay vi khuẩn, vi rút xâm nhập và tấn công phổi là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Khi bị viêm phổi, bạn sẽ cảm thấy khó thở, đau dữ dội ở sau phổi, ho kéo dài và sốt cao.

Viêm màng phổi: Các triệu chứng đặc trưng của bệnh này là khó thở và đau dữ dội kéo dài từ vai xuống phía sau vùng phổi. Các chuyên gia cho biết những người bị viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng hoặc chấn thương rất dễ bị viêm màng phổi.

Thuyên tắc phổi: Bệnh này bắt đầu khi cục máu đông trong động mạch cung cấp máu cho phổi. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến phổi. Khi bị thuyên tắc phổi, bạn sẽ cảm thấy tức ngực, ho ra máu, chóng mặt và tim đập nhanh.

Tràn dịch màng phổi: Căn bệnh này rất hay gặp ở những người làm việc nặng nhọc, thường xuyên mang vác nặng. Khi bị tràn dịch màng phổi, người bệnh gặp phải các triệu chứng xẹp phổi và suy hô hấp cấp. Trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng điều trị để không nguy hiểm đến tính mạng.

U phổi: U phổi là một căn bệnh âm thầm và rất nguy hiểm. Khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức vùng phổi nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Bạn có thể nhận biết chứng rối loạn này qua các triệu chứng như tức ngực, khó thở, ho ra máu, thở khò khè và sụt cân.

Các bệnh liên quan đến tim mạch

Đau sau lưng vùng phổi cũng có thể xảy ra khi các vấn đề về tim mạch như hẹp van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,… làm giảm lượng máu điều phối đến các tế bào trong cơ thể một cách nghiêm trọng. Bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, suy nhược, khi phát hiện mình có những biểu hiện này cần được thăm khám và điều trị chuyên khoa kịp thời để tránh những biến chứng không đáng có.

Đau sau lưng vùng phổi có nguy hiểm đến tính mạng không?

Khi bạn gặp tình trạng này nhưng ở mức độ nhẹ và sẽ đi dần sau vài ngày thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Tuy nhiên nếu ngược lại, thời gian diễn ra dài kèm theo các triệu chứng bất thường của cơ thể có thể bệnh lý đã ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như tim, viêm màng phổi hay ung thư phổi.

Đau sau lưng vùng phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng
Đau sau lưng vùng phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng

Vì vậy dù bện đang trong giai đoạn nhẹ bạn vẫn nên đến trung tâm ý tế để được các bác sĩ thăm khám. Chữa khỏi bệnh ngay khi bệnh còn nhẹ và đặc biệt không được chủ quan đến tình hình sức khỏe của bản thân. Vì khi bệnh trở nên xấu đi thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao có thể đe dọa đến tính mạng con người.

Không những vậy khi cơ thể chịu những cơn đau do đau sau lưng vùng phổi có thể làm bạn đau nhói, chán ăn, ngủ không ngon giấc và luôn ở trạng thái mệt mỏi. Lâu dần sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi ảnh hưởng xấu đến khỏe.

Phương pháp điều trị đau sau lưng vùng phổi

Khi đau lưng vùng phổi diễn ra đến tận 5 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám. Lúc này các bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang gặp phải như đau nhức, ho, chóng mặt, khó thở,… Sau đó người bệnh cần làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bệnh và xác định được mức độ của bệnh.

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị sao cho phù hợp với bệnh của bạn. Thông thường các phương pháp điều trị hay được sử dụng hiện nay là:

Sử dụng thuốc y tế

Sau khi xác định chính xác bệnh lý mà bạn mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp đau lưng vùng phổi do bệnh tim mạch ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu ở phổi, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng hô hấp.

Đối với chứng đau lưng do phổi do thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau như thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm không steroid, corticoid,… Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, các bác sĩ sẽ yêu cầu Bệnh nhân sử dụng thuốc kết hợp với xoa bóp, nắn xương hoặc vật lý trị liệu.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, bạn nên quay lại bác sĩ đúng hẹn để kiểm tra xem cơ thể đang hồi phục như thế nào.

Trị bệnh bằng phương pháp đông y

Nếu tình trạng của bạn chỉ đang diễn ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các biện pháp giảm đau bằng lá thuốc đông y, hoặc những mẹo hay được sử dụng. Việc có thể điều trị tại nhà có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như không làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày.

Làm ấm bằng lá lốt: Đun một nắm lá lốt và muối biển cho đến khi chuyển sang màu nâu cánh gián thì tắt bếp. Cho hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch, quấn lại và chườm lên vùng bị đau.

Chườm đá bằng đá viên: Cho vài viên đá vào túi nước đá và chườm lên vùng bị đau cho đến khi đá tan hoàn toàn. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau này nhiều lần trong ngày bất cứ khi nào cơn đau bắt đầu .

Massage lưng: Điều này kích thích lưu thông máu đến cột sống và thư giãn các cơ. Từ đó, cơn đau sẽ giảm dần và người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đến trung tâm vật lý trị liệu để được các chuyên gia massage hướng dẫn.

Các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa

Để có thể phòng ngừa và điều trị đau sau lưng vùng phổi bạn có thể kết hợp các bài tập và chế độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh hoặc giúp bệnh thuyên giảm. Dưới đây là một số cách các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

  • Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giúp thư giãn các cơ và giảm các triệu chứng đau nhức. Sau khi tình trạng bệnh ổn định, hãy thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tránh tình trạng yếu cơ.
  • Tập thể dục hàng ngày có thể giúp cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cơ lưng của bạn. Nên ưu tiên đi bộ hoặc tập thể dục ít tác động. Cần đúng tư thế khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Ví dụ như đi bộ, ngồi, làm việc, nâng vật nặng, nghỉ ngơi, ngủ, v.v. Giữ cột sống của bạn luôn thẳng đứng để ngăn chặn cơn đau bùng phát.
  • Khi cơn đau bắt đầu, hãy áp dụng các phương pháp giảm đau đơn giản như nhiệt, lạnh, dùng thuốc không kê đơn, xoa bóp, v.v. Cần loại bỏ những thói quen xấu làm tăng nguy cơ bị cơn đau tấn công như đi giày cao gót, hút thuốc, mang ba lô, túi xách quá nặng.
  • Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học như cung cấp đầy đủ vitamin và các khoáng chất có lợi như canxi, kẽm, omega 3,… để giúp xương chắc khỏe. Đồng thời hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ và chứa nhiều chất bảo quản, đồ ăn đóng hộp.
  • Khi có những biểu hiện của bệnh thì cần đến ngay gặp bác sĩ. Ngoài ra phải giữ thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể tìm ra được bệnh nhanh nhất, kịp thời chữa trị sẽ nhanh chóng giúp chữa khỏi bệnh.

Xem thêm:

Chụp X- quang phổi là gì?

Di chứng nguy hiểm sau khi điều trị lao phổi.

Bài tập hít thở tốt cho phổi.

Kết thúc

Đau sau lưng vùng phổi sẽ là một trong những nguyên nhân làm cơ thể của bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. Vì vậy nên chú ý đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như những người thân yêu trong gia đình.