Viêm đường hô hấp trên là gì? Và thực sự nó có nguy hiểm hay không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh? Lưu ý gì khi trẻ em mắc bệnh. Cùng Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Mục lục:
Viêm đường hô hấp trên là gì?
Là tình trạng viêm nhiễm các bộ phận, cơ quan của đường hô hấp trên như là: cổ họng, mũi, vòm họng, thanh quản, xoang và khí quản. Bệnh viêm đường hô hấp trên hay còn được gọi nhiễm trùng đường hô hấp trên do sự xâm nhập của những vi khuẩn, virus gây bệnh gây nên: phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, Haemophilus influenzae type B…. Các bệnh phổ biến được kể đến: cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổ.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO có hơn 10 triệu ca tử vong từ bệnh trên. Và theo nghiên cứu hằng nằm WHO nhận đinh rằng những đứa trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh về đường hô hấp trên đặc biệt là viêm đường hô hấp trên có nguy cơ cao trong việc phát triển thể chất và trí tuệ.
Đối tượng dễ mắc phải nhiễm trùng đường hô hấp trên: trẻ em, người cao tuổi, người bị bạch cầu, bị suy giảm miễn dịch…
Nguyên nhân dẫn đến viêm đường hô hấp trên
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm đường hô hấp trên chính là những vi khuẩn, virus, khói bụi, nấm mốc.
Một số vi khuẩn gây bệnh điển hình: phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, Haemophilus influenzae type B….
Một số nguyên nhân khác vẫn được công nhận bởi các nghiên cứu:
- Dị ứng thời tiết
- Dị nguyên trong không khí: khói bụi, mạt bụi; khói thuốc
Những thói quen và hoạt động có khả năng nguy cơ cao dẫn đến viêm hô hấp trên
- Không rửa tay thường xuyên.
- Tiếp xúc với nhiều người, đến nơi đông người như sân bay, trạm xe…
- Có các bệnh lý tự miễn.
- Đã cắt bỏ amidan hay nạo VA.
- Hút thuốc lá.
- Suy giảm miễn dịch do một số bệnh lý (như HIV), phẫu thuật ghép tạng, sử dụng một số thuốc (như corticosteroid dài hạn)…
Triệu chứng của bệnh viêm hô hấp trên
Đối với viêm hô hấp cấp chia thành 2 loại: bệnh viêm hô hấp trên cấp tính, bệnh viêm hô hấp trên mạn tính.
Viêm đường hô hấp trên cấp tính
Do sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm hô hấp cấp tính.
Triệu chứng thường gặp là
- Sốt là triệu chứng đầu tiên khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Ho
- Chảy nước mũi
Viêm đường hô hấp trên mạn tính
Việc điều trị không dứt điểm, hoặc không chữa trị kịp thời làm cho viêm hô hấp trên từ cấp tính đến mạn tính.
Triệu chứng thường gặp
- Ho húng hắng, rát họng.
- Chảy nước mũi thường xuyên.
- Đau đầu nếu có triệu chứng viêm xoang.
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ cần lưu ý gì
Viêm đường hô hấp trên có thể chữa trị dứt điểm tuy nhiên do sự chủ quan của các bậc phụ huynh, tự điều trị không tuân theo chỉ định bác sĩ có thể gây biến chứng. Các triệu chứng của trẻ khi mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên thường là: khó thở, thở rít, thở nhanh, viêm phổi, viêm phế quản… Và đặc biệt nguy hiểm hơn có thể gây tử vong do viêm cầu thận, viêm não,..
Nếu có các triệu chứng sau ở trẻ cần đi gặp bác sĩ sớm để điều trị kịp thời:
- Trẻ bỏ ăn hoặc không ăn uống được, không bú sữa
- Trẻ khó thở, thở rút lõm lồng ngực, thở gấp…
- Trẻ sốt cao kéo dài không hạ sốt từ 2 – 5 ngày
Điều trị cho người bị viêm đường hô hấp trên
Điều trị bằng thuốc
Được sử dụng theo phác đồ điều trị viêm đường hô hấp trên do Bộ Y Tế đưa ra. Thường các thuốc chữa triệu chứng: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Thêm vào đó, bác sĩ có thể kê thuốc kháng Histamin để ngăn chặn việc hình thành quá trình viêm nhanh chóng.
Viêm nhiễm đường hô hấp trên do vi khuẩn nên kê thêm kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định bác sĩ.
Điều trị không dùng thuốc tại nha
Điều trị theo triệu chứng
- Sốt cao: Khi nhiệt độ giao động từ 38 -38.5 độ C, dùng khăn ấm chườm tràn, thay các áo quần thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Cung cấp các chất điện giải bằng nước Ozone.
- Ho: Sử dụng các loại thuốc ho thảo dược, xịt họng: bạch chỉ, cam thảo, mật ong, kim ngân hoa,… vừa ngăn chặn cơn ho còn ít mang lại tác dụng phụ. Pha công thức nước cho bé uống: quất hấp đường phèn thêm tí gừng giúp giảm ho hiệu quả.
- Chảy nước mũi: Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý do làm loãng dịch mũi, giúp đường thở thoáng hơn hoặc sử dụng có dụng cụ lấy dịch mũi.
Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên
“Phòng bệnh hơn chữa bênh” là câu nói luôn đúng dù cho hoàn cảnh nào. Để có một sức khỏe tốt thì cần có biện pháp phòng tránh tốt giảm thiểu tình trạng bệnh viêm đường hô hấp trên nhất.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Lao Phổi Quảng Ninh đưa ra lời khuyên thay đổi thói quen để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh bụi bẩn
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng
- Tập thể dục để có thể chất khỏe mạnh
Và các lưu ý cho trẻ để phòng tránh như sau:
- Tránh tiếp xúc gần gũi với những người bị bệnh
- Tắm chỗ kín gió, lau người nhanh mang quần áo để không cảm lạnh.
- Hạn chế uống nước đá, kem.
- Vệ sinh các đồ vật thông dụng mà mọi người hay tiếp xúc như điều khiển từ xa, điện thoại và nắm tay khóa cửa
- Sử dụng khẩu trang nếu có những triệu chứng về bệnh để tránh lây lan virus đến xung quanh
- Ở nhà khi bị bệnh, đeo khẩu trang để tránh lây lan mầm bệnh cho những người xung quanh.
- Hạn chế đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh và đảm bảo giữ ấm cơ thể trong những đợt thời tiết chuyển mùa.
Hi vọng bài viết hữu ích trong việc phòng tránh và hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường hô hấp trên.