Thuốc điều trị lao

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Thuốc chữa lao có nhiều loại, tác dụng của mỗi thuốc trên trực khuẩn lao không giống nhau, có thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn, có thuốc có tác dụng tiệt khuẩn, có thuốc tác dụng trên trực khuẩn lao khi chúng ở trong tế bào, có thuốc tác dụng trên trực khuẩn lao cả ở trong và ngoài tế bào…

Hiện nay người ta chia thuốc chữa lao làm 2 loại: thuốc thiết yếu và thuốc thứ yếu.

  • 6 thuốc thiết yếu là isoniazid, rifampicin, ethambutol, pyrazinamid, streptomycin và thiacetazon.
  • 7 thuốc chữa lao thứ yếu là ethionamid, prothionamid, PAS, cycloserin, kanamycin và capreomycin.

Việc sử dụng các thuốc phối hợp với nhau như thế nào là tuỳ theo thể bệnh, mức độ nặng nhẹ, điều trị lần đầu hay đã điều trị nhiều lần, lao mới hay lao tái phát v.v…

Nói chung điều trị lao phổi phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chữa lao.

a. Streptomycin

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Là kháng sinh được Waksman phân lập lần đầu tiên năm 1944 từ nấm Actinomyces griseus, tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp protein của trực khuẩn lao. Thuốc có tác dụng tốt nhất tốt với các trực khuẩn lao nằm ngoài tế bào (các thể lao tiến triển cấp tính).

Streptomycin không hấp thu qua đường ruột nên phải tiêm bắp. Sau khi tiêm thuốc dễ dàng khuếch tán trong nội mô của cơ thể. Nồng độ streptomycin trong nước não tuỷ rất thấp nư­ng khi có viêm màng não nồng độ thuốc sẽ cao. Do đó có thể dùng trong điều trị lao màng não. Thuốc cũng qua được rau thai nên có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thuốc thải trừ hầu như toàn bộ qua thận nên người già, người chức năng thận suy giảm khi dùng phải giảm liều.

Streptomycin có hai dạng dihydrostreptomycin (hiện nay rất ít dùng vì tai biến nhiều) và sulfatstreptomycin.

Thuốc dạng bột pha với nước cất (tốt nhất là ngay trước khi dùng mới pha) đủ 5 ml cho 1 g (nếu dùng ít nước cất nồng độ thuốc cao sẽ gây cứng vùng tiêm).

Khi tiêm dùng bơm kim tiêm một lần để tránh khả năng lây nhiễm HIV/AIDS. Thuốc tiêm tất cả một lần, không chia nhỏ liều trong ngày.

·         Người lớn dưới 40 tuổi:

o   Dưới 50 kg: 0,75 g

o   Trên 50 kg: 1 g

·         Từ 40-60 tuổi: 0,75 g g

·         Trên 60 tuổi: 0,50 g

·         Trẻ em hàng ngày tiêm liều 10 mg/kg (không quá 0,75 g)

Khi tiêm cách nhật tiêm liều 20 mg/kg (không quá 0,75 g).

b. Isoniazid

Được tổng hợp 1912 ở Praha (Tiệp) và đưa vào điều trị 40 năm sau.

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn lao mạnh do phá huỷ màng tế bào của trực khuẩn lao. Không có kháng thuốc chéo với các thuốc khác.

Thuốc thường dùng đường uống. Một số trường hợp có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào nước não tuỷ.

Sau khi tiêm hoặc uống thuốc đạt nồng độ cao trong mọi mô của cơ thể, trong nước não tuỷ, trong sữa mẹ.

Trong cơ thể một phần thuốc bị acetyl hoá ở gan thành acetyl isoniazid không có tác dụng với trực khuẩn lao (dạng bất hoạt của thuốc).

Tỷ lệ chuyển thành dạng bất hoạt thay đổi theo dân tộc nhưng không có ý nghĩa quan trọng trong điều trị phổ cập.

Những người thuộc dạng chuyển hóa thuốc chậm hình như­ có biến chứng ngứa, mẩn, tê bì ở tay, chân do viêm dây thần kinh ngoại vi.

Liều trung bình 5 mg kg thể trạng cho cả trẻ em và người lớn liều tối đa hàng ngày là 300 mg uống một lần lúc đói. Liều khi dùng cách quãng (trong giai đoạn duy trì) 12 – 15 mg cho cả trẻ em và người lớn.

c. Rifampicin

Là kháng sinh loại macrocyclic phân lập từ nấm Streptomyces

Là thuốc diệt khuẩn mạnh, tiệt khuẩn.

Thuốc ức chế khả năng tổng hợp acid nucleic của trực khuẩn lao, diệt được các trực khuẩn lao sinh sản chậm trong các chất bã đậu, các trực khuẩn lao “tồn tại”, “ngủ” “nằm vùng” thường gây tái phát bệnh.

Rifampicin cũng tác dụng với trực khuẩn Hansen và một số vi khuẩn Gram (+), Gram (-).

Không có hiện tượng kháng thuốc chéo với các loại thuốc chữa lao khác.

Sau khi dùng thuốc đạt nồng độ có hiệu lực cao tại mọi mô trong cơ thể và trung bình trong nước não tuỷ. .

Liều dùng hàng ngày:

  • Từ 50 kg trở lên là 600 mg.
  • Dưới 50 kg là 450 mg
    • (người yếu mệt người cao tuổi dùng liều thấp h­ơn)
  • Trẻ em 10 mg/kg thể trạng

Liều cách quãng trong giai đoạn duy trì: như trên.

Khi dùng thuốc, nước tiểu, có thể cả mồ hôi, nước mắt cũng có màu đỏ. Thuốc có dạng uống (viên nang, viên nén, si rô) hoặc tiêm tĩnh mạch. Dạng rifampicin kết hợp với isoniazid có dạng viên 300/150 mg hoặc 150/100 mg.

Không dùng quá liều rifampicin 12 mg/kg thể trọng khi kết hợp với isoniazid vì dễ gây ứ mật vàng da.

d. Pyrazinamid

Thuốc được tổng hợp năm 1950, đưa vào điều trị bệnh lao năm 1952.

Năm 1978 tại Hội nghị quốc tế chống lao ở Bỉ vai trò của pyrazinamid được đề cao.

Là thuốc duy nhất diệt được trực khuẩn lao trong môi trường acid, thuốc diệt khuẩn và tiệt khuẩn tiệt được cả các trực khuẩn lao nằm trong tế bào (đại thực bào…) nên rất cần trong hoá trị liệu ngắn ngày và trong điều trị lao màng não.

Thuốc dưới dạng viên uống 500 mg. Liều hàng ngày là 30 mg (25 – 35) mg/kg thể trọng cho cả người lớn và trẻ em. Liều tối đa cho người lớn là 2g/ngày.

Liều dùng cách quãng trong giai đoạn duy trì là 50 mg (nếu một tuần dùng 3 lần) và 70 mg (nếu một tuần dùng 2 lần/kg thể trọng liều cách quãng tối đa là 3,5 g/lần hoặc có thể tóm tất như sau:

Người lớn:

  • Liều hàng ngày liên tục:
    • Dưới 50 kg: 1,5 g
    • Trên 50 kg: 2,0 g
  • Liều cách quãng (1 tuần 2 lần):
    • Dưới 50 kg: 3,0 g
    • Trên 50 kg: 3,5 g
  • 1 tuần 3 lần:
    • Dưới 50 kg: 2,0 g
    • Trên 50 kg: 2,5 g

e. Ethambutol

Được tổng hợp năm 1961. Là thuốc kìm khuẩn. Chủ yếu dùng để dự phòng kháng thuốc cho các loại thuốc diệt khuẩn chính (isoniazid, streptomycin và rifampicin). Thường dùng kết hợp với các thuốc trên để ngăn ngừa đột biến kháng thuốc.

Thuốc dưới dạng viền uống (viên 100 mg, 200 mg, 400 mg…) có loại kết hợp với isoniazid trong một viên. .

Liều hàng ngày cho trẻ em lớn và người lớn trong 2 tháng đầu là 25 mg/kg thề trọng, sau đó giảm xuống còn 15 mg/kg thể trọng. Liều cách quãng tuần 2 lần là 25 mg/kg, tuần 3 lần là 30 mg/kg.

Không dùng cho trẻ em và người suy thận:

f. Thiacetazon (Tb1)

Là thuốc kìm khuẩn, được dùng nhiều ở châu Phi. Ở các nơi khác, ý kiến còn rất khác nhau trong việc sử dụng.

Thường kết hợp với isoniazid dưới dạng viên uống 300/150 mg hoặc 100/50 mg isoniazid và thiacetazon.

Liều hàng ngày là 2,5 mg/kg thể trọng cho cả người lớn và trẻ em. Liều tối đa hàng ngày là 150 mg. Không dùng thiacetazon trong điều trị cách quãng, không dùng thiacetazon cho các trường hợp có nhiễm HIV/AIDS vì có thể gây nhiều tai biến nặng.

g. Ethionamid (Trecator)

Thuốc dạng viên uống, được dùng điều trị lao từ 1956.

Dưới 50 kg ngày dùng 750 mg (250 mg uống buổi sáng và 500 mg uống buổi tối ngay trước khi đi ngủ để phòng buồn nôn)

h. Prothionamid (Trevintix)

Thuốc dạng viền uống 125 mg, 250 mg. Được dùng điều trị lao từ 1960 .Liều dùng và cách dùng như đối với ethionamid.

i. Cycloserin

Viên uống 250 mg. Được dùng điều trị lao từ 1955. Liều 250 mg uống 2 lần/ngày tăng dần đến 250 mg 3 lần/ngày.

k. Viomycin

Thuốc tiêm, lọ 1g. Được dùng điều trị lao từ 1957.

l. Kanamycin

Thuốc tiêm, lọ 1g. Được dùng điều tị lao từ 1957.

m. Capreomycin

Là kháng sinh loại polypeptid. Được sản xuất năm 1960. Thuốc tiêm, lọ 1g.

n. P.A.S (acid para – amino – salicylic)

Viên uống 500 mg. Uống 10 – 12 g chia đều 2 lần mỗi ngày.