Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu: Cách nhận biết và điều trị

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Đa số bệnh nhân bị lao phổi giai đoạn nặng mới phát hiện và bắt đầu điều trị. Khi đó phổi đã bị tổn thương nhiều và để lại nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Để ngăn ngừa và giảm tối đa biến chứng lao phổi, cách tốt nhất người bệnh nên nhận biết triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu và áp dụng phương pháp điều trị từ sớm.

Bệnh lao phổi là gì? Có nguy hiểm không?

Lao phổi là bệnh lý truyền nhiễm chủ yếu do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra tại phổi của người bệnh. Ngoài ra còn thể bị lây nhiễm do vi khuẩn lao bò (M.bovis) lây sang người khi uống sữa bò không tiệt trùng. Hiện nay, lao phổi thường đi kèm với HIV/AIDS. Nguyên nhân do những người bị nhiễm HIV có hệ miễn dịch kém dễ bị vi khuẩn tấn công.

Lao phổi là bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn gây ra
Lao phổi là bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn gây ra

Bệnh lao phổi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu không điều trị triệu chứng lao phổi ngay từ giai đoạn đầu:

  • Tràn dịch màng phổi: Dịch (gồm máu, chất lỏng hoặc khí) trong phổi vượt quá mức cho phép sẽ khiến người bệnh khó thở và có khả năng bị suy hô hấp. Theo thống kê, có đến khoảng 80% người bị tràn dịch màng phổi là do biến chứng của bệnh lao phổi gây ra.
  • Tràn khí màng phổi: Khi bệnh ở giai đoạn nặng sẽ khiến hang lao bị vỡ ra sẽ khiến không khí tràn vào ổ màng phổi. Từ đó khiến lá thành và lá tạng tách ra, gây khó khăn cho quá trình điều trị và làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.
  • Viêm mủ màng phổi: Vi khuẩn lao xâm nhập có thể hình thành lên những ổ viêm chứa mủ trong khoang màng phổi. Nếu giai đoạn này không có biện pháp điều trị kịp thời có thể làm mủ bị rò rỉ sang phế quản, thực quản hoặc ổ bụng rất nguy hiểm.
  • Xơ phổi: Lao phổi có thể tạo thành sẹo, hóa xơ ở trong mô phổi. Những trường hợp phổi có quá nhiều xơ sẽ cản trở hoạt động hô hấp dẫn đến tình trạng khó thở, tức ngực.
  • Giãn phế quản: Nhu mô phổi nếu bị tổn thương nghiêm trọng sẽ hình thành xơ phổi. Các dây xơ này co kéo khiến phế quản bị biến dạng dẫn đến tình trạng giãn phế quản. Tình trạng bệnh lý này rất nguy hiểm và khó điều trị do hiện nay chưa có thuốc đặc trị giãn phế quản.
  • U nấm phổi: Lao phổi lâu ngày có thể hình thành những hang lao, tạo điều kiện cho nấm Aspergillus fumigatus sinh sôi và phát triển mạnh đó. Loại nấm này phát triển ngày càng mạnh sẽ xuất hiện u nấm và cần phẫu thuật mới có thể loại bỏ hoàn toàn.
  • Suy hô hấp mãn tính: Đây là biến chứng hầu hết bệnh nhân lao phổi đều có thể mắc phải do phổi bị xơ hóa, giảm chức năng hô hấp.

Khi mắc lao phổi, người bệnh không chỉ phải chịu chứng lao phổi hành hạ mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Chính vì vậy, việc quan sát và phát hiện triệu chứng bệnh lao phổi để điều trị ngay từ giai đoạn đầu là rất cần thiết.

Triệu chứng bệnh lao phổi ở giai đoạn đầu

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi không quá rõ ràng. Người bệnh thường nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cảm cúm, ốm sốt thông thường. Do đó một số trường hợp đã bỏ lỡ giai đoạn vàng để điều trị dứt điểm bệnh.

Việc điều trị bệnh khi đã trở nặng và có dấu hiệu biến chứng không gặp khó khăn cũng dễ để lại nhiều di chứng về sau. Không chỉ vậy, lao phổi còn là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ đờm nên có tốc độ lây nhiễm nhanh. Vì vậy, người bệnh nên nắm được các triệu chứng bệnh lao phổi giai đoạn đầu dưới đây để nhanh chóng nhận biết và có phương án điều trị kịp thời.

Ho kéo dài

Ho là dấu hiệu nhận biết nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm đau phế quản, giãn phế quản, amidan,… Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu lao phổi giai đoạn đầu thường gặp nhất. Cách phân biệt ho có phải do bệnh lao phổi hay không bạn có thể căn cứ vào thời gian và tình trạng sức khỏe của bản thân. Thông thường ho kéo dài trên 3 tuần, khi sử dụng kháng sinh nhưng vẫn ho dai dẳng không giảm có thể bạn đang mắc bệnh lý lao phổi.

Ho là triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu thường gặp nhất
Ho là triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu thường gặp nhất

Khạc đờm

Khi phế quản và phổi bị kích thích do viêm nhiễm hoặc gặp các tổn thương bất thường khác sẽ làm tăng xuất tiết dẫn hình thành đờm. Đây chính là chất tiết dạng sánh bao gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu,… Trường hợp khạc đờm sau khi dùng thuốc kháng sinh không giảm và kéo dài trên 3 tuần là dấu hiệu lao phổi. Đây cũng là triệu chứng bệnh lao phổi giai đoạn đầu phổ biến thứ hai sau ho.

Ho ra máu

Không chỉ ho kéo dài, nhiều trường hợp bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng ho ra máu. Theo thống kê cụ thể, có tới 60% người bị lao phổi đều có triệu chứng này. Nguyên nhân được cho là do phổi bị tổn thương gây xuất huyết trong.

Sốt

Sốt là phản ứng lại của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh với các vi khuẩn. Số bình thường có thể xuất hiện theo cơn và mức độ cao hoặc thất thường. Tuy nhiên, ở người bị lao phổi chỉ xuất hiện các cơn sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Đau tức vùng ngực, khó thở

Đau tức vùng ngực, khó thở cũng là triệu chứng lao phổi rất dễ thấy. Nguyên nhân do người bệnh ho nhiều, gây ra ức chế lên phế quản và phổi khiến phổi không hoạt động được như bình thường. Từ đó, khả năng trao đổi khí kém khiến người bệnh bị khó thở, ức chế, hô hấp khó khăn hơn bình thường.

Mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân mạnh

Hô hấp khó khăn khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, ăn không ngon. Bệnh lý còn tác động đến tâm lý khiến người bệnh lo lắng chán ăn, tinh thần giảm sút, thiết ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày sức đề kháng trong cơ thể suy yếu rất dễ khiến lao phổi trở nặng và làm gia tăng các bệnh lý khác. Ngoài ra, tình trạng kém ăn còn khiến cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng, thiếu chất và bị sụt cân nhanh chóng.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lao phổi?

Lao phổi có thể truyền nhiễm nhanh chóng do đó nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng là rất cao. Loại vi khuẩn chính gây ra bệnh lao phổi Mycobacterium tuberculosis có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường hấp.

Bạn dễ dàng nhiễm lao phổi nếu tiếp xúc với người bị bệnh
Bạn dễ dàng nhiễm lao phổi nếu tiếp xúc với người bị bệnh

Một trong những nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh lao phổi phổ biến nhất là do:

  • Tiếp xúc với người mắc bệnh lao: Nếu tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, nhất là nước bọt, đờm, nước dãi của người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Tiếp xúc gián tiếp với người bị bệnh: Các đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, loại vi khuẩn này có thể tồn tại trên đồ vật từ 3 – 4 tháng. Vì vậy, khi người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với những đồ vật này khi chưa vệ sinh sạch sẽ cũng có thể nhiễm bệnh nhanh chóng.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều vi khuẩn gây bệnh: Các môi trường khói bụi, ẩm ướt, nhiều khí uế khiến là môi trường tốt cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.
  • Sử dụng các thực phẩm và vật nuôi bị nhiễm khuẩn lao: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có khả năng khiến vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở người.

Lao phổi không di truyền nhưng rất dễ bị lây nhiễm hoặc truyền nhiễm sang người khỏe mạnh. Chính vì vậy, phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời sẽ có thể giảm tối đa tình trạng nhiễm bệnh cho mọi người ở xung quanh.

Cách điều trị triệu chứng bệnh lao phổi giai đoạn đầu

Để điều trị bệnh lao phổi nhẹ ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng các cách dưới đây:

Dùng thuốc Tây y trị bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi giai đoạn đầu có thể hoàn toàn điều trị bằng cách dùng thuốc Tây y. Tuy nhiên, mỗi trường hợp bệnh khác nhau sẽ dùng loại thuốc và liệu lượng riêng.

Đầu tiên, các bác sĩ tiến hành chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng hoặc thực hiện các xét nghiệm dưới đây:

  • Nhuộm soi tiêu bản đờm.
  • Nuôi cấy vi khuẩn lao phổi trong phòng thí nghiệm.
  • Chụp X – quang phổi.
  • Xét nghiệm Xpert – MTB.
  • Phản ứng Tuberculin.
Dùng thuốc Tây y có thể chữa triệu chứng bệnh lao phổi ngay từ giai đoạn đầu
Dùng thuốc Tây y có thể chữa triệu chứng bệnh lao phổi ngay từ giai đoạn đầu

Sau đó bác sĩ có thể chỉ định một trong các phác đồ dưới đây:

  • Phác đồ 2SHRZ/4RH: Bệnh nhân dùng thuốc S, R, H, Z trong 2 tháng và 4 tháng dùng thuốc R, H.
  • Phác đồ 2SHRZ/6HE: Bệnh nhân được chỉ định 2 tháng dùng thuốc S, R, H, Z và dùng thuốc E, H trong 6 tháng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị kháng thuốc bác sĩ cần thay đổi phác đồ điều trị và cho bệnh nhân dùng một số loại kháng sinh mới được điều chế như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolones.
  • Kháng sinh dạng tiêm: Amikacin (Amikin), capreomycin (Capastat) hoặc kanamycin
  • Kháng sinh đặc hiệu lao đa kháng và có khả năng siêu kháng thuốc: Bedaquiline (Sirturo), ethionamid (Trecator), axit para-aminosalicylic hoặc erotomania (được sử dụng kết hợp với bedaquiline và linezolid).

Lưu ý khi chữa các triệu chứng của bệnh lao phổi giai đoạn đầu bằng thuốc Tây y:

  • Thuốc Tây y được xem là giải pháp tốt nhất để điều trị và phòng ngừa bệnh lao phổi giai đoạn đầu diễn tiến nặng hơn. Tuy nhiên các loại thuốc này thường để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Chính vì vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua và uống thuốc.
  • Trong trường hợp bệnh nặng, có dấu hiệu bị biến chứng người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Nên kiên trì uống thuốc và thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị để bệnh nhanh khỏi hơn như: Ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi,…

Sử dụng bài thuốc Đông y chữa lao phổi

Ngoài dùng thuốc Tây y để điều trị, bệnh nhân bị lao phổi có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y tương ứng với các triệu chứng bệnh dưới đây:

Bài thuốc 1: Bách hợp cố kim thang

Đối tượng: Người bệnh bị lao phổi xuất hiện các triệu chứng đau ngực, dễ cáu gắt, chán ăn và sụt cân nhanh chóng.

Thành phần:

  • Sinh địa và Thiết sắc thảo mỗi loại 16g.
  • Hủ trường, Bách hợp, Bạch hộ, Mạch môn, Huyền sâm và Sa sâm mỗi loại 12g.
  • Bạch cập 8g.

Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc với nước rồi chia ra uống làm 2 lần sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng bài thuốc liên tục trong thời gian dài từ 5 – 8 tháng các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

Bài thuốc 2: Trị phế âm hư

Đối tượng sử dụng: Người bệnh lao phổi phế âm hư có dấu hiệu sốt về chiều, gò má ửng đỏ, mệt mỏi, chán ăn, ho khan hoặc ho có đờm lẫn tia máu, mạch đập nhanh, sắc mặt kém.

Thành phần: Trọng đài, Sa sâm, Mạch môn và Hoa mõm chó mỗi loại 12g; A giao và Thiên môn mỗi loại 8g cùng với Bạch hộ 6g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên rồi đem sắc với 6 bát nước. Đun thuốc với lửa nhỏ trong thời gian 30 phút rồi chia ra uống 3 lần trên ngày vào sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Kiên trì ướng thuốc Đông y cũng là giải pháp điều trị bệnh lao phổi hiệu quả
Kiên trì ướng thuốc Đông y cũng là giải pháp điều trị bệnh lao phổi hiệu quả

Bài thuốc 3: Điều trị khi ho ra máu

Đối tượng sử dụng: Người bị lao phổi có dấu hiệu bị ho ra máu kèm triệu chứng đau tức ngực, khó thở,…

Thành phần:

  • Thiết sắc thảo, Dương cửu, Sinh địa, Hoài sơn, Phục linh, và A giao mỗi loại 12g.
  • Bối mẫu, Bách hộ, Bạch hợp, Ngọc Trúc và Bạch cập mỗi loại 8g.
  • Tam thất 4g.

Cách thực hiện: Rửa sạch vị thuốc đã chuẩn bị sau đó cho vào ấm sắc với 750ml nước. Sắc thuốc bằng lửa nhỏ trong khoảng 20 phút sau đó để nguội và uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc chữa lao phổi ho ra máu ít nhất 3 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý khi điều trị triệu chứng bệnh lao phổi giai đoạn đầu bằng thuốc Đông y:

  • Thuốc Đông y có tác dụng chậm và có hiệu quả đặc trị không cao như thuốc Tây y. Do đó, người bệnh nên kiên trì sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ/thầy thuốc để có hiệu quả tốt nhất.
  • Sau ít nhất 1 tháng thuốc Đông y mới bắt đầu phát huy tác dụng, vì vậy, tình trạng bệnh diễn tiến nặng không nên áp dụng. Thay vào đó nên dùng thuốc Tây y hoặc kết hợp sử dụng cả Đông y và Tây y để tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp ngăn ngừa triệu chứng bệnh lao phổi nặng hơn

Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu rất dễ điều trị khỏi, nhưng cũng rất dễ diễn tiến nặng hơn. Chính vì vậy, khi điều trị bệnh, người bệnh cần phải chú ý:

  • Khi phát hiện mắc các triệu chứng của lao phổi cần cần mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, người nhà, bác sĩ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cũng cần thường xuyên đeo khẩu trang.
  • Người bệnh cần tránh khạc nhổ bừa bãi để hạn chế vi khuẩn phát tán ra ngoài môi trường.
  • Mỗi người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, việc điều trị mới nhanh chóng có kết quả.
  • Sau điều trị, rất nhiều trường hợp triệu chứng lao phổi tái phát lại. Do đó người bệnh cần hết sức chú ý, không nên tiếp xúc trực tiếp với môi trường ẩm mốc, nhiều khói bụi, vi khuẩn và tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh lao phổi.
  • Cần nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tránh làm việc quá sức. Vì ăn uống nghỉ ngơi không khoa học có thể khiến sức đề kháng yếu làm vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh hơn.
  • Đặc biệt, bệnh nhân lao phổi nên thực hiện các bài tập thể dục, thể thao vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập luyện thường xuyên sẽ nâng cao sức đề kháng từ đó giúp cơ thể có khả năng chống lại mầm bệnh.

Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu rất khó phát hiện để điều trị bệnh kịp thời. Do đó mỗi người cần trang bị kiến thức về bệnh lý này để có thể sớm phát hiện và có biện pháp phòng ngừa cho bản thân.