Những bệnh nghề nghiệp thường gặp và cách phòng tránh

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Hiện nay, Việt Nam có trên 30 bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong đó phần lớn các bệnh nghề nghiệp có thể chữa khỏi, nhưng một số bệnh để lại di chứng vĩnh viễn, mất khả năng lao động như điếc nghề nghiệp, các bệnh về bụi phổi silic, amiăng…

Bệnh nhân Xuyến
Bệnh nhân Nguyễn Đức Xuyến đang điều trị tại Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Bệnh nhân Nguyễn Đức Xuyến, đang điều trị tại Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ: “Tôi có 27 năm làm công nhân khai thác than trong hầm lò. 5 năm trước tôi đã được xác định mắc bệnh bụi phổi. Vài tháng gần đây trong sinh hoạt và lao động sản xuất tôi rất nhanh mệt, kèm theo đó là tức ngực, khó thở. Vì vậy, tôi nhập viện đợt này để chữa trị với hy vọng cải thiện sức khỏe, mau chóng quay lại công việc”.

Được biết, bình quân mỗi năm, Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân mới mắc các bệnh nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là bệnh bụi phổi than và bụi phổi Silic. Bệnh liên quan chủ yếu đến công nhân khai thác than và đá quặng.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thành Định, Trưởng Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Bệnh bụi phổi than và bụi phổi Silic có các triệu trứng thường gặp là ho kéo dài, khạc đờm, tức nặng ngực và khó thở tùy theo mức độ nặng của bệnh, nếu giai đoạn muộn, phổi mất chức năng thì khó thở thường xuyên và cần hỗ trợ của y Tế. Ít khi gặp ho ra máu nếu ho ra máu hay gặp xơ phổi, giãn phế quản hay lao phổi kèm theo. Nếu trong đợt cấp thì bệnh nhân có sốt, kèm theo ho khạc đờm đặc, đờm mủ và khó thở tăng dần.

Bệnh bụi phổi than và bụi phổi Silic hiện điều trị rất khó khăn và phức tạp, chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, rửa phổi hoặc thở oxy. Các bệnh này có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp hoặc nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi. Do đó, việc ngăn chặn cũng như bệnh trở nặng hơn là rất quan trọng. Bởi vậy, người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi than luôn luôn phải sử dụng các thiết bị bảo hộ như quần áo, kính mắt, khẩu trang chống bụi theo quy định.

Khám sức khỏe BNN cho người lao động tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Người lao động được khám bệnh nghề nghiệp tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. 
vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Bệnh điếc nghề nghiệp cũng là bệnh có tỷ lệ người mắc cao. Nguyên nhân của bệnh điếc nghề nghiệp là do tiếp xúc với mức tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động. Bệnh không có khả năng hồi phục nhưng có thể dự phòng được bằng các biện pháp đơn giản. Biện pháp kỹ thuật là giảm từ nguồn, cách ly; sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân và biện pháp y tế.

Ngoài ra, người lao động có thể mắc bệnh rung chuyển nghề nghiệp, lao nghề nghiệp, nhiễm độc Benzen nghề nghiệp, viêm loét dạ dày, viêm gan vi rút……

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Định thì bệnh nghề nghiệp tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người lao động và gia đình của họ, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan vì các loại bệnh này không phải thấy ngay tức khắc mà tích tụ, kéo dài từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Nhiều lao động khi còn trẻ, khỏe nên thường ít quan tâm các dấu hiệu bệnh nghề nghiệp.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, người lao động cần được kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện các bệnh nghề nghiệp và có giải pháp điều trị. Sau điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt việc bảo hộ lao động, nếu không bệnh dễ tái phát; chất độc hoặc các yếu tố có hại thấm nhiễm vào cơ thể sẽ tích lũy theo thời gian. Khi cao hơn mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc điều trị sau này sẽ khó và tốn kém hơn nhiều.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)