Sở Y tế Quảng Ninh chuyển đổi địa điểm cơ quan sang trụ sở mới

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️
Thực hiện Quyết định số 4930/QĐ-UBND ngày 29/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh bố trí các cơ quan, đơn vị vào làm việc tại công trình Trụ sở liên cơ quan số 3 mới được đưa vào sử dụng tại phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long.
a
Trụ sở mới của Sở Y tế  tại tầng 19, tòa nhà Liên cơ số 3. Địa chỉ Địa chỉ số 5 ngõ 12 phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long
(Ảnh: Báo Quảng Ninh)

 

Theo thông báo của Sở Y tế, bắt đầu từ ngày 22/7/2019 Sở Y tế Quảng Ninh sẽ hoạt động và làm việc tại trụ sở mới tầng 19, tòa nhà Liên cơ quan số 3. Địa chỉ số 5 ngõ 12 phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long thay cho địa chỉ cũ tại  số 651 A đường Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long. Số điện thoại, fax, email các thông tin khác của Sở Y tế vẫn được giữ nguyên.

 

ư
Trụ sở cũ của Sở Y tế tại địa chỉ 651 A đường Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long sẽ ngừng hoạt động từ ngày 22/7/2019 mọi liên hệ công tác sẽ được làm việc tại tầng 19 Trụ sở Liên cơ quan số 3.

 

Cùng với Sở Y tế, Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình  và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là 2 đơn vị trong ngành Y tế cũng được bố trí trụ sở làm việc mới tại tầng 18 Trụ sở Liên cơ quan số 3.

SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG NINH

Tên cơ quan : Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh
Địa chỉ         : Tầng 19, Trụ sở Liên cơ quan số 3, phường Hồng Hà – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại    : 0203.3825446
Website        : http://www.soytequangninh.gov.vn/
Email           : syt@quangninh.gov.vn

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:

Điu 1. Vị trí và chức năng

 

1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

 

2. Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý vê tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

 

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

 

1.  Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a, Dự thảo Quyết định, Chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính và văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đông nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực y tế;

b, Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế;

2.     Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo Quyết định, Chỉ thị cá biệt và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực y tế của tỉnh.

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tố chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế; phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

c) Dự thảo các văn bản quy định mối quan hệ giữa Sở Y tế với các Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác y tế.

d) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, Dân số – Kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế khác trên địa bàn tỉnh.

3. Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.

4. Xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.

5. Về truyền thông, giáo dục sức khỏe:

a) Tổ chức triển khai thực hiện công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe;

b) Làm đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí, người dân về công tác y tế trên địa bàn tỉnh.

6. Về y tế dự phòng:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, vệ sinh và sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố dịch và hết dịch theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với các phòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

e) Làm đầu mối vê công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn trên địa bàn tỉnh;

f) Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.

7.  Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp tâm thần theo phân cấp quản lý và theo phân tuyến kỹ thuật;

b) Cấp, cấp lại, đỉnh chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật;

c) Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định của pháp luật.

8. Về y dược cổ truyền:

a) Tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát huy, kết họp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y dược cổ truyền tại địa phương.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn ban quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.

c) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật.

9. Về dược và mỹ phẩm:

a) Hướng dẫn triển khai và giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, theo dõi việc thu hồi thuốc theo quy định.

b) Chỉ đạo, triến khai công tác quản lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược (cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược), cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, cấp số công bố mỹ phẩm theo đúng quy định của pháp luật.

c) Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc theo quy định của pháp luật.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác dược bệnh viện và các nhiệm vụ khác theo đúng thẩm quyền được phân cấp.

10.  Về an toàn thực phẩm:

a) Chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật của tỉnh về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của tỉnh theo quy định của pháp luật.

b) Giám sát chất lượng sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và các thực phẩm khác trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế.

c) Tổ chức tiêp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phâm; cấp giấy chứng nhận cơ sơ đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo quv định của pháp luật.

d) Quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

e) Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh.

11.  Về trang thiết bị và công trình y tế:

Hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về trang thiết bị và công trình y tế.

12. Về Dân sô – Kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc triển khai, tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình;

b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình liên quan đến lĩnh vực dân số – Kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản;

c) Quyết định cho phép thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính, thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật;

d) Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh.

13.  Về bảo hiểm y tế:

Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.

14.  Về đào tạo nhân lực y tế:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dường nguồn nhân lực y tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Quản lý cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo sự phân công của UBND tỉnh.

15.  Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác y tế tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật.

16.  Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực y tế theo mục tiêu chương trình cải cách hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

17.  Thực hiện họp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

18.  Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế đối với Phòng Y tế/Phòng chức năng tham mưu, quản lý công tác y tế, dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

19.  Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế.

20.  Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

21.  Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng chức năng thuộc Sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế; quy định cụ thê chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và các Bộ liên quan và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

22.  Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

23.  Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

24.  Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh.

25.  Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.

26.  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Điu 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế

 

1. Lãnh đạo Sở:

 

a) Lãnh đạo Sở có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc Sở.

b) Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

c) Phó Giám đốc Sở Y tế là người giúp Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở Y tế vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở Y tế được Giám đốc Sở Y tế ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định hiện hành của pháp luật và theo Quy chế về quản lý cán bộ của tỉnh.

e) Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyến, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Y tế theo quy định hiện hành của pháp luật và theo Quy chế về quản lý cán bộ của tỉnh.

f) Giám đốc Sở Y tế quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các phòng, ban chức năng thuộc Sở và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và ý kiến của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh theo Quy chế về quản lý cán bộ của tỉnh.

 

2. Các Phòng chức năng:

 

–         Văn phòng;

–         Thanh tra;

–         Phòng Tô chức cán bộ;

–         Phòng Nghiệp vụ Y;

–         Phòng Nghiệp vụ Dược;

–         Phòng Kế hoạch – Tài chính;

–         Phòng Quản lý hành nghề y – dược tư nhân.

 

3. Các cơ quan trực thuộc Sở Y tế:

–         Chi cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình;

–         Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở:

a) Tuyến tỉnh:

–         Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành, pháp y.

–         Trung tâm Y tế dự phòng.

–         Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS.

–         Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế.

–         Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

–         Trung tâm Kiểm nghiệm.

–         Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội.

–         Trung tâm Giám định y khoa.

–         Trung tâm Pháp y.

–         Trung tâm Vận chuyển cấp cứu.

–         Trung tâm Truyên thông và Giáo dục sức khoẻ.

b) Lĩnh vực khám chữa bệnh:

–         Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

–         Bệnh viện Bãi Cháy.

–         Bệnh viện Lao và Phổi.

–         Bệnh viện Sản Nhi.

–         Bệnh viện Y Dược cổ truyền.

–         Bệnh viện Bảo vệ sức khoẻ tâm thần.

–         Bệnh viện Phục hồi chức năng.

–         Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả.

c) Tuyến huyện:

–         Trung tâm Y tế thành phố Hạ Long.

–         Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí.

–         Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phá.

–         Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái.

–         Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều.

–         Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.

–         Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ.

–         Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn.

–         Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

–         Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ.

–         Trung tâm Y tê huyện Đầm Hà.

–         Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu.

–         Trung tâm Y tế huyện Hải Hà.

–         Trung tâm Y tế huyện Cô Tô.

–         Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả.

–        Các cơ quan, đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và của tỉnh.

5. Biên chế:

Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thấm quyền giao hoặc phê duyệt.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tố chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ xâv dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1688/QĐ-UB ngày 30/5/2008 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ câu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh và các quy định khác có liên quan trái với Quyết định này.

Điu 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.

 

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

so-do-to-chuc