Hen suyễn là một trong những bệnh hô hấp phổ biến và có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Và tỉ lệ người mắc hen suyễn ngày càng tăng cao, vì thế bài sau đây được Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh tổng hợp giúp bạn nhìn rõ về bệnh hen suyễn và các cách phòng tránh hiệu quả!
Mục lục:
1. Hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn có tên gọi khác là hen phế quản. Hen suyễn là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính gây ra một loạt kích thích dẫn đến co thắt phế quản một phần hoặc toàn phần. Đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề, triệu chứng phổ biến là ho, nặng ngực, khó thở, khò khè.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá: tỉ lệ mắc hen suyễn ngày càng xu hướng gia tăng. Vào năm 1984 với con số tỉ lệ mắc bệnh khủng 183/100.000 dân tại Mỹ. Và con số ngày càng tăng cao, và được ước tính tới nay lên đến 400 triệu người mắc bệnh trên thế giới. Ở Việt Nam, thì khoảng 4 triệu dân mắc bệnh với các tỉ lệ theo độ tuổi như sau: trẻ em nhỏ dưới 12 tuổi chiếm 8-10% tỉ lệ người bệnh, 2-6% đối với người trưởng thành, số còn lại rơi vào tầm khoảng 12-13 tuổi.
2. Triệu chứng của bệnh nhân hen suyễn
Hen suyễn là một trong những bệnh hô hấp thường gặp vì thế nên sẽ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác: lao, CODP, giãn phế quản. Theo thống kê được đánh giá bởi các nhà khoa học cho biết rằng, ở mỗi người bị bệnh hen suyễn thường cho các triệu chứng, và sự khởi phát là khác nhau. Tuy nhiên theo các nghiên cứu việc chỉ ra các triệu chứng chung hen suyễn là:
- Cơn khởi phát bởi cơn hen do các dị nguyên gây ra, hoặc ở thời gian nhất định. Cơn hen được biểu hiện đặc trưng sau: Khó thở cơn chậm, thở khò khè, có thể xảy ra ban đêm hoặc do thay đổi thời tiết, mạch đảo, thở nhanh, nhịp tim nhanh, gắng thở khi hít vào, đứng thẳng, môi mím, không nói được.
- Gần hết cơn nên khó thở giảm dần, và kho khạc đờm trong, dính quánh.
- Hết cơn hen thì hoạt động lại bình thường
Tần suất cơn hen lập lại thì tùy theo mỗi cơ địa, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn khi có các dấu hiệu:
- Dấu hiệu cơn hen lặp đi lặp lại với tần suất lớn.
- Tăng sự khó thở, khi được đo bằng thiết bị được sử dụng để kiểm tra phổi đang hoạt động.
- Việc sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên hơn
3. Nguyên nhân nào dẫn đến hen suyễn
“Tại sao là mắc bệnh hen suyễn” chính là câu hỏi mà các bệnh nhanh hay đặt ra nhất. Và được do định nghĩa hen suyễn là có sự kích thích và ở đây các bác sĩ Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh giải đáp là chủ yếu là tiếp xúc thường xuyên với các ‘dị nguyên’. Và các ‘dị nguyên’ phổ biến như sau:
3.1 Khói thuốc
Chứa hàm lượng nicotin cao không chỉ có bệnh hen suyễn mà có thể gây ra ung thư phổ nếu hít lượng nicotin lớn hằng ngày. Những người hút huốc hay những người hít phải khói thuốc cũng có thể bị hen suyễn.
3.2 Ô nhiễm không khí
Do bụi bẩn, khói từ các nhà máy, xí nghiệp, khói xe máy, ô tô nhả ra làm giảm chất lượng không khí. Tỉ lệ oxi trong không khí giảm bởi các nguyên nhân trên, vì thế cần theo dõi các chỉ số chất lượng không khí để đảm bảo biện pháp phòng ngừa tốt và phù hợp cho bản thân.
3.3 Mạt bụi
Mạt bụi là con nhỏ liti được tìm thấy hầu hết ở xung quanh chúng ta: chăn ga gối đệm không được vệ sinh sạch sẽ, hay các góc tường trong nhà. Và khi nếu để hạn chế mạt bụi thì sử dụng nước nóng để giặt sạch: chăn, ga, gối nệm, thú nhồi bông.
3.4 Dị ứng với gián
Gián và phân gián chính là nguồn cơn gây bệnh. Vì thế cần vệ sinh sạch sẽ mọi ngõ ngách trong nhà, dùng bẫy hay keo dính để giảm tối thiếu gián ở trong nhà.
3.5 Thú nuôi
Lông thú nuôi thường là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, cần phải dọn dẹp, hút bụi sạch sẽ tránh các lông bám dính lên áo quần, chăn, ga, gối nệm.
3.6 Nấm mốc
Ẩm mốc cũng là một trong những nguyên nhân cần loại bỏ, và nấm mốc phát triển ở chỗ có độ ẩm cao. Vì thế nhà cửa phải sạch sẽ, khô ráo. mở cửa để cho ánh nắng mặt trời giảm ẩm mốc khó chịu.
3.7 Khói do đốt gỗ hay cỏ
Mảnh than nhỏ do việc đốt gỗ, cỏ được hít vào gây ra hen suyễn nên cần chú ý khi đốt.
3.8 Nguyên nhân gây hen suyễn khác
- Cảm cúm, cảm lạnh, siêu vi hợp bào hô hấp… đều có thể gây suyễn. Viêm xoang, dị ứng, hít phải hóa học và bị trào ngược axit cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Hít không khí lạnh và khô, gia vị và hương thơm có thể gây bệnh.
- Sử dụng một số loại thuốc như aspirin,
- Cảm xúc mạnh như lo lắng, cười, buồn hoặc stress.
- Chất bảo quản thực phẩm (sulfite) được tìm thấy trong tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh đóng chai…
3.9 Các đối tượng dễ bị hen suyễn
Qua các nguyên nhân trên thì Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh tổng hợp các đối tượng cần chú ý để phòng ngừa, hoặc có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả:
- Người có cơ địa dị ứng;
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần;
- Trẻ có bố mẹ mắc suyễn;
- Người bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá;
- Người thừa cân, béo phì;
- Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng về da, hô hấp…
4. Thực hư hen suyễn có nguy hiểm
Hen suyễn là một bệnh phổ biến do các dị nguyên đến từ yếu tố bên ngoài gây nên. Hen suyễn tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Và nếu không chữa trị kịp thời, không cung cấp đủ oxy cho cơ thể do tình trạng viêm nhiễm, co thắt tại phổi thì sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến: suy hô hấp, ngất, đặc biệt hơn là tử vong.
Vậy hen suyễn thực sự nguy hiểm đối với sức khỏe chúng ta.
Các tác hại mà hen suyễn gây nên
Ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày
Cơn hen mỗi người sẽ có chu kì nhất định và thường vào ban đêm, và triệu chứng lên cơ hen thường ho dai dẳng, ho khò khè. Mỗi cơn hen kéo dài khoảng 30 phút gây nên tình trạng kiệt sức vì ho, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần uể oải vào mỗi sớm thức dậy. Từ đó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh ở cuộc sống: học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ đặc biệt là quan hệ vợ chồng.
Tử vong
Tử vong chiếm tỉ lệ rất ít tuy nhiên vì thế không được chủ quan nếu không phát hiện kịp thời. Kiểm soát cơn hen tốt giúp hạn chế mắc các bệnh sau: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
Nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai
Ở tuần 24 – 36, phụ nữ có thai với nguy cơ cao mắc bệnh hen. Tình trạng hen suyễn ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như là: ản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Và nếu mẹ mắc hen suyễn trong lúc mang thai thì con sẽ nhẹ cân hơn mẹ không mắc.
5. Các loại hen suyễn có thể gặp
Có nhiều loại hen suyễn khác nhau, loại phổ biến nhất là hen phế quản, ảnh hưởng đến phế quản trong phổi. Hen suyễn có thể gặp ở người lớn và trẻ em, đối với người hen suyễn khởi phát và không có triệu chứng cho đến khi 20 tuổi
5.1 Hen suyễn dị ứng
Do các dị nguyên có thể gây dị ứng của ngoại cảnh tác động: lông chó mèo, phấn hoa,.. Và hen suyễn dị ứng thì thường theo mùa hay còn gọi là hen suyễn theo mùa
5.2 Hen suyễn không dị ứng
Là các dị nguyên trong không khí và không gây dị ứng tác động đến phổi, đường hô hấp như là: khói thuốc, bụi bẩn, bụi than sau đốt củi,.. Hay còn do ô nhiễm không khí, các bệnh do virus, làm mát không khí, sản phẩm tẩy rửa gia dụng, cũng có thể gây nên bệnh hen suyễn
5.3 Bệnh hen suyễn do nguyên do khác như là
- Bệnh hen suyễn nghề nghiệp: do người tiếp xúc thường xuyên lâu dài với các tác nhân gây bênh như thợ làm tóc tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc,…
- Co thắt phế quản do tập thể dục: do tập thể dục quá sức.
- Hen suyễn do Aspirin: hen suyễn là tác dụng phụ của Aspirin.
- Hen suyễn về đêm: Triệu chứng ở người hen suyễn sẽ có cơ hen khởi phát, nặng về đêm.
- Hen phế quản dạng ho: do cơn ho dai dẳng và không điều trị kịp thời có thể lên cơn hen
- Bệnh hen suyễn khởi phát ở người lớn: độ tuổi thường gặp là dưới 40.
- Bệnh hen suyễn ở trẻ em
6. Phòng tránh hen suyễn
Và hen suyễn là bệnh dễ dàng khởi phát nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Sau đây cùng Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh tìm hiểu các phương pháp phòng tránh hiệu quả:
- Hạn chế hút thuốc: khói thuốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hen suyễn, nếu hạn chế hút thuốc hoặc cai hẳn bạn đã một phần nào phòng tránh hen suyễn.
- Tập luyện thể dục phù hợp
- Uống thuốc đủ, đúng liều đối với các thuốc (theo hướng dẫn của bác sĩ) có tác dụng phụ là hen suyễn như là: thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc chẹn beta.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít sử dụng sản phẩm thực phẩm ít gây dị ứng
- Dọn nhà, nơi sinh hoạt sạch sẽ, tránh bụi bẩn, mạt bụi
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Qua bài viết này hi vọng bạn sẽ hiểu hơn về bệnh hen suyễn và tạo ra môi trường sống tốt bảo vệ phổi của mình nhé!