Tình trạng đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố gây ra. Cha mẹ cần sớm nhận biết các biểu hiện bệnh lý để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám và điều trị.
Mục lục:
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng thường gặp
Trẻ có thể bị đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thường gặp nhất là:
Do rối loạn tiêu hóa: Thường khởi phát do hệ tiêu hóa bị virus, vi khuẩn, nấm tấn công hoặc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có biểu hiện đau bụng dưới rốn đi kèm chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
Lồng ruột hoặc tắc ruột: Đa phần, cơn đau bụng cấp tính ở bé từ 3 tháng đến 2 tuổi xảy ra do lồng ruột hoặc tắc ruột. Với tình trạng lồng ruột, trẻ bị đau bụng từng cơn hoặc ngắt quãng, nôn, đi ngoài ra máu; còn tắc ruột sẽ khiến bé nôn thức ăn ra mật xanh, mật vàng, bụng chướng nhiều.
Viêm ruột thừa: Tình trạng đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ em nếu tập trung ở khu hố chậu phải, đi kèm biểu hiện sốt, nôn, trớ hay quấy khóc nhiều nguy cơ do viêm ruột thừa gây ra.
Hội chứng ruột kích thích: Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích sẽ có biểu hiện khó tiêu, đầy tức bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Trong đó, sự thay đổi tính chất lẫn khuôn phân (lỏng, cứng, nhão, nhầy) và thay đổi số lần đi đại tiện (>3 lần/ngày hoặc <3 lần/tuần) là thường gặp nhất.
Nhiễm giun: Một số trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ em là do nhiễm giun trong đường tiêu hóa, ống mật với biểu hiện đau bụng dưới hoặc quanh rốn. Cơn đau dữ dội hơn khi về chiều, có thể gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ ở da.
Ngộ độc thực phẩm: Nếu bé vô tình ăn phải thực phẩm bẩn, chế biến chưa kỹ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ có chứa các loại hóa chất, có thể dẫn đến ngộ độc và gây đau bụng dưới rốn.
2. Đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ em có nguy hiểm không?
Có thể nói, đau bụng là triệu chứng phổ biến ở trẻ, nếu cơn đau chỉ thoáng qua, không có dấu hiệu bất thường mẹ chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi, giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt và chăm sóc trẻ.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc kèm theo triệu chứng sốt, nôn ói, chướng bụng, hay thay đổi thói quen đi vệ sinh… rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Tốt nhất, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám, để chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
3. Cách xử trí tại nhà khi trẻ bị đau bụng
Trường hợp đau bụng do các bệnh lý như viêm ruột thừa, lồng ruột… trẻ cần được xử trí cấp cứu ngay. Với các trường hợp đau bụng nhẹ, cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, vỗ về và trấn an tinh thần. Song song, theo dõi sức khỏe của con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra cần:
Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
- Tránh cho trẻ tiêu thụ đồ lạnh, các món chứa nhiều đường, trái cây có vị chua hay thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Bổ sung các món ăn dễ tiêu hóa cho trẻ như gạo trắng, quả bơ, chuối… Đặc biệt, cha mẹ nên lựa chọn sữa công thức dễ tiêu hóa, chứa thành phần có công dụng bảo vệ hệ vi sinh đường ruột, điển hình như Friso Gold. Sản phẩm được ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa nhỏ, mềm, gần với tự nhiên nhất, cho bé dễ dàng tiêu hóa. Đặc biệt, Friso Gold còn chứa chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh.
- Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, mềm.
- Chia nhỏ các bữa ăn và mỗi bữa không nên cho trẻ ăn quá no, nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Massage bụng cho trẻ
Mẹ có thể sử dụng khăn ấm đắp lên bụng rồi thao tác massage xung quanh liên tục, nhẹ nhàng để thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, từ đó giảm nhẹ cảm giác đau bụng ở trẻ.
Bù nước và điện giải
Với trẻ bị đau bụng kèm tiêu chảy, nôn mửa, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước. Đồng thời bù điện giải bằng dung dịch oresol để đường ruột của trẻ nhanh chóng hồi phục.
Bên cạnh đó, nếu trẻ đau bụng kèm sốt, cha mẹ có thể cho con dùng thuốc hạ sốt thông thường, nhưng cần tuân thủ đúng liều lượng. Tuyệt đối không dùng thuốc với mục đích giảm đau có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán và phát hiện bệnh.
Nhìn chung, điều quan trọng khi gặp tình trạng đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ em là cha mẹ cần phải bình tĩnh và theo dõi biểu hiện kèm theo. Nếu phát hiện bệnh cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện triệu chứng.