Bạn đã từng nghe nói về bệnh xơ hóa phổi? Đây là một tổn thương thực thể tại phổi, cơ quan hô hấp chính trong cơ thể con người. Bệnh lý này khiến chức năng hô hấp bị suy giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy xơ hóa phổi có nguy hiểm không? Người bị xơ hóa phổi cần làm gì để giúp cải thiện tình trạng bệnh, không để nó tiến triển nặng thêm. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh này:
Mục lục:
Xơ hóa phổi là bệnh gì
Phổi nằm bên trong lồng ngực, được bảo vệ bởi cấu trúc xương sườn bên ngoài, ngăn cách khoảng bụng bởi lớp cơ hoành. Chức năng chính của nó là trao đổi không khí với môi trường bên ngoài. Cấu trúc của phổi có độ đàn hồi, mềm và xốp giúp đưa oxy từ không khí vào động mạch và tách CO2 từ tĩnh mạch ra bên ngoài. Ngoài ra nó còn có tác dụng lưới trữ máu, lọc và loại bỏ độc tố trong máu, chuyển hóa…
Xơ hóa phổi hay xơ phổi được hiểu một cách đơn giản đó chính là các mô phổi bị tổn thương, dày lên bất thường, xơ cứng và mất chức năng đàn hồi và tạo thành những vết sẹo ở phổi. Chúng khiến ngăn chặn và cản trở hoạt động của phổi làm cho việc hít thở trở nên khó khăn và có thể gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm khó lường. Có thể nói đây là một trong những bệnh nguy hiểm hàng đầu của cơ quan này. Dù cho người bệnh có đang trong giai đoạn nào cũng khó mà điều trị được triệt để. Bởi vì mô phổi đã bị sẹo rồi thì không thể nào trở lại như lúc đầu được.
Theo các chuyên gia thì hiện nay xơ hóa phổi đuợc chia làm 3 loại chính gồm có:
- Xơ hoá thứ phát: Xơ hoá xuất hiện sau khi có các tổn thương do lao phổi, viêm phổi hay nhồi máu phổi gây ra.
- Xơ hoá khu trú: Gây ra sau khi hít phải các chất gây kích thích mạnh như bụi than, silica…
- Xơ hoá vô căn: gặp trong bệnh phổi mô kẽ lan toả, bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai còn gọi là viêm phổi tăng cảm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng xơ hóa phổi
Không khí đi vào qua đường mũi, miệng và di chuyển đến phổi qua đường dẫ khí lớn là phế quản. Phế quản được chia thành các tiểu phế quản nhỏ hơn và kết thúc bằng các cụm túi chứa đựng không khí gọi là phế nang. Thành các phế nang có các mao mạch nhỏ, tại đây diễn ra quá trình trao đổi O2 vào máu và lọc Co2 ra khỏi máu. Người bị xơ hoá phổi thì các phế nang tổn thương hình thành sẹo khiến cho mô kẽ cứng và dày lên, hoạt động kém đàn hồi. Nó giống như một miếng bọt biển khô cứng làm cho việc hít thở trở lên khó khăn hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ hoá này có thể kể đến như:
- Môi trường ô nhiễm: Môi trường lao động thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, chất gây ô nhiễm như bụi silic, sợi amiăng… trong một thời gian dài là điều kiện thuận lợi gây ra tổn thương cho các phế nang tại phổi. Không chỉ các chất độc hại mà một số chất hữu cơ kể cả bụi ngũ cốc, bụi mía đường, phân động vật… cũng có thể làm xơ hoá phổi.
- Bức xạ: Khi nghiên nghiên cứu về đặc điểm chung của người bị xơ hoá phổi thì trong đó có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân đã từng trải qua việc trị liệu bằng bức xạ trong điều trị, đặc biệt là liên quan đến phổi và ung thư vú. Mức độ nặng nhẹ và độ ảnh hưởng của quá trình trị liệu này sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của bề mặt phổi với tia bức xạ. số lần thực hiện điều trị, hoá trị sử dụng…
- Lạm dụng thuốc: Hiện nay việc sử dụng thuốc tân dược một cách bừa bãi khi không có sự chỉ định của bác sĩ ngày càng phổ biến. Một số thuốc có những tác dụng phụ gây hại cho phổi như methotrexate. cyclophosphamide, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc tim mạch, thuốc tâm thần, thuốc kháng sinh…
- Người mắc bệnh lý liên quan: Các bệnh nhiễm trùng phổi nặng như viêm phổi, lao phổi gây ra các tổn thương vĩnh viên trên phổi, bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren và sarcoidosis, trào ngược dạ dày… cũng có thể gây ảnh hưởng tới các mô phổi.
- Nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân chính được biết đến như trên thì trong trường hợp xơ hoá ự phát thì không rõ nguyên nhân. Nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù không có nguyên nhân trực tiếp nhưng các yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm có thói quen hút thuốc lá, nhiễm virus hay do di truyền…
Các biểu hiện của bệnh xơ hóa phổi
Thực tế thì bệnh xơ hoá phổi có diễn biến chậm và triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác tại phổi. Bởi vậy rất khó để chẩn đoán tức thời. Triệu chứng chung nhất của bệnh có thể kể đến như đau nhức xương khớp, mệt mỏi, thở khó, ho khan, ho ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân… Triệu chứng đặc trưng nhất là xơ phổi đặc, nó thường xuất hiện sau khi bạn hoạt động mạnh. Nhưng thường thì cũng chỉ có khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Lúc đó rất khó để điều trị phục hồi các tổn thương phôi đã bị xơ, sẹo hoá trở lại như ban đầu. Điều trị chỉ mục đích cải thiện phần nào triệu chứng mà thôi. Cùng với diễn biến nặng dần của bệnh việc hít thở cũng khó khăn và trầm trọng hơn kể cả khi chúng ta sinh hoạt bình thường. Tuỳ cơ địa từng người mà biểu hiện bệnh và sự tiến triển bệnh sẽ có sự khác nhau. Nhiều người bị bệnh nhưng lại không hề có triệu chứng kể trên. Bởi vậy khi phát hiện những bất thường của cơ thể thì chúng ta nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp.
Xơ hóa phổi và những hệ quả nguy hiểm của bệnh
Bệnh lý này sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời. Chúng ta có thể nhận thấy rõ nhất ảnh hưởng từ bệnh xơ hoá phổi này chính là việc ngăn cản quá trình hít thở của người bệnh. Ngoài ra họ còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác nữa như:
- Giảm nồng độ oxy trong máu: Việc hít thở không thông đồng nghĩa với oxy nạp vào cơ thể thông qua hít không khí vào cũng bị giảm. Nó như một hiệu ứng Domino, chỉ cần yếu tố đầu tiên có vấn đề thì dây chuyền đằng sau cũng gặp sự cố. Tức là nồng độ oxy máu sẽ giảm, kéo theo đó các cơ quan hoạt động thiếu oxy. Tính mạng người bệnh cũng sẽ bị đe doạ.
- Tăng áp động mạch phổi: Động mạnh phổi là nơi đưa máu giàu oxy từ phổi vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể đi đến nuôi các cơ quan khác. Bởi vậy khi phổi có các mô sẹo khiến cho độ đàn hồi kém thì sẽ làm tăng áp động mạch phổi. Hệ quả chính là biến chứng bệnh tâm phế mạn, suy tim phải nếu tinh trạng này kéo dài.
- Viêm phổi, suy hô hấp, thuyên tắc phổi: Nếu xơ hoá phổi không được điều trị kịp thời sẽ bước sang giai đoạn mạn tính. Lúc này nồng độ oxy máu của người bệnh bị suy giảm đến mức rất thấp có thể dẫn đến suy hô hấp cấp trên nền bệnh mạn tính, rối loạn nhịp tim. Trường hợp này phải được cấp cứu nếu không nguy cơ tử vong cao. Ở những người trung và cao tuổi tỷ lệ xơ hoá phổi khá cao. Bệnh làm sức khoẻ con người suy giảm nhanh chóng nên tiên lượng bệnh chỉ dao động khoảng 3-5 năm mà thôi. Tuỳ bào thể trạng từng người, triệu chứng bệnh, bệnh lý kèm theo mà tiến triển sẽ nặng nhẹ khác nhau.
Làm thế nào để phát hiện xơ hóa phổi
Như đã nói thì việc chẩn đoán xơ hoá phổi nếu chỉ dựa vào các triệu chứng thì sẽ rất khó khăn. Bởi vậy để biết được chính xác bệnh lý này các bác sĩ cần hỏi kĩ tiền sử bệnh, dấu hiệu bệnh, thăm khám trực tiếp… Ngoài ra người bệnh cần được chỉ định những xét nghiệm kèm theo để kết quả chẩn đoán đầy đủ và chính xác hơn. Một số chỉ định cận lâm sàng phù hợp gồm có:
- Chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm chụp phim X-quang, chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao. Từ hình ảnh thu được ta có thể thấy các tổn thương mô sẹo điển hình của bệnh. Việc thực hiện chẩn đoán hình ảnh này cũng giúp cho theo dõi tiến triển bệnh và xác định hiệu quả điều trị có tốt không. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang trước. Nếu hình ảnh tổn thương không rõ hoặc có nghi ngờ khác mới cho chụp cắt lớp vi tính.
- Kiểm tra chức năng hô hấp: Đánh giá chức năng hô hấp và hoạt động của phổi có vai trò rất lớn trong chẩn đoán phổi bị xơ hoá. Bác sĩ tuỳ theo từng người bệnh có thể chỉ định các kiểm tra cận lâm sàng như đo oxy, thử nghiệm gắng sức, khí máu động mạch, sinh thiết, nội soi phế quản, rửa phế quản, phẫu thuật nội soi sinh thiết …
Điều trị xơ hóa phổi như thế nào
Chuyên gia hô hấp cho biết hiện nay chưa có phác đồ điều trị triệt để bệnh phổi bị xơ hoá như thế này. Các điều trị được thực hiện hiện nay mục đích chính là giảm thiểu và cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn cho bệnh tiến triển nhanh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp điều trị cụ thể gồm có:
Điệu trị thuốc
Các nhóm thuốc được chỉ định trong điều trị xơ hoá phổi ban đầu có thể kể đến như prednisolon corticosteroid. Ngoài ra có thể kết hợp với nhóm thuốc ức chế miễn dịch khác như methotrexate, cyclosporin. Nhưng người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, tiêu chảy, phát ban…
Còn có hai loại thuốc làm chậm quá trình xơ hoá nữa là nintedanib và pirfenidone. Với các trường hợp xơ hoá vô căn thì có thể cân nhắc sử dụng thuốc trị dạ dày trào ngược thực quản để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng thuốc vì sẽ có tác dụng phụ không mong muốn.
Liệu pháp oxy
Liệu pháp oxy là phương pháp điều trị triệu chứng nhằm giúp tăng chỉ số oxy máu, cải thiện vận động, giảm các biến chứng, giúp người bệnh có giấc ngủ sâu hơn, tinh thần tốt hơn. Hơn thế nữa liệu pháp này còn làm giảm áp lực cho tim phải. Nó được chỉ định tuỳ theo mức độ và tình trạng sức khoẻ của người bệnh.
Phục hồi chức năng phổi
Phương pháp này thực tế là các bài tập thể dục, chủ yếu là cách hít thở hiệu quả nhằm giúp cải thiện tình trạng khó thở của người bệnh, tăng sức bền trong các hoạt động. Nó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bị xơ hoá phổi.
Cấy ghép phổi
Đây được xem là lựa chọn cuối cùng cho người xơ hoá phổi giai đoạn nặng khi mà các biện pháp điều trị trên không còn đem lại hiệu quả. Nó thật sự hiệu quả với những người trẻ tuổi đang bị bệnh nghiêm trọng. Để thực hiện phẫu thuật người bệnh bắt buộc phải bỏ thuốc lá và chuẩn bị đầy đủ sức khoẻ để trải qua cuộc đại phẫu và điều trị sau phẫu thuật. Nhưng phương pháp này khá phức tạp, chi phí kém, có tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các bác sĩ sẽ cân nhắc và phân tích cho gia đình người bệnh hiểu rồi mới đưa ra quyết định.
>>>Xem thêm
Các biện pháp nhằm cải thiện chức năng phổi cho người đã bị phổi xơ hóa
Khi các tổn thương tại phổi đã trở thành xơ, sẹo thì việc phục hồi rất khó. Bởi vậy người bệnh chỉ có thể phối hợp điều trị với các bác sĩ nhằm kiểm soát tiến triển của bệnh bằng các biện pháp chủ động hỗ trợ điều trị nhằm tăng cường chức năng phổi. Dưới đây là một vài phương pháp hữu ích như vậy:
- Cai thuốc lá: Thuốc là là một tác nhân vô cùng có hại cho phổi đặc biệt tác hại càng nặng hơn cho người bị xơ hoá. Bởi vậy người bệnh cần cai thuốc ngay lập tức để tránh các tổn thương gây ra thêm cho phổi.
- Vận động phù hợp: Thường xuyên tập luyện, nhất là các bài tập hít thở đúng cách rất có ích cho hoạt động của phổi nói riêng và cơ thể người bệnh nói chung. Điều này chúng ta cần trao đổi cụ thể với các bác sĩ chuyên khoa.
- Tái khám và theo dõi tình trạng bệnh định kỳ: Để biết quá trình điều trị có hiệu quả không, tiến triển của bệnh ra sao thì tốt nhất chúng ta nên định kỳ tái khám đúng hẹn với bác sĩ điều trị. Mục đích là điều chỉnh kịp thời phương pháp điều trị, lôi sống thích hợp.
- Có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn liên tục thay vì chỉ có các bữa chính.
Trên đây là tất tần tật những kiến thức y khoa về bệnh xơ hoá phổi mà quý bạn đọc đang cần đến. Lời khuyên được đưa ra đó là khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể chúng ta hông nên tự ý điều trị ở nhà, hãy đến cơ sở y tế uy tín gần nhất gặp bác sĩ để được thăm khám, phát hiện bệnh lý một cách kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng gây nguy hiểm cho sức khoẻ.