Bệnh lao có chữa được không? Nên chữa bằng cách nào?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Lao phổi là bệnh về hô hấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vậy, bệnh lao có chữa được không và nên trị bằng cách nào để nhanh khỏi nhất? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về cách điều trị căn bệnh này.

Mắc bệnh lao phổi có chữa được không?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, trong khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao phổi vào năm 2018 thì có khoảng 3 triệu trường hợp không thể cứu chữa. Tuy có tỉ lệ tử vong ở mức cao, nhưng theo WHO bệnh lao phổi có thể hoàn toàn có thể chữa khỏi và phòng tránh được. Các trường hợp không qua khỏi một phần thường do điều kiện nghèo nàn về kinh tế, y tế hay không đủ thuốc điều trị. Ngoài ra phần lớn là do các nguyên nhân dưới đây:

  • Không phát hiện bệnh kịp thời: Lao phổi có biểu hiện lâm sàng tương đối giống với các căn bệnh về hệ hô hấp thông thường như viêm phế quản, giãn phế quản, viêm phổi cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cảm cúm,… Chính vì vậy, người bệnh chủ quan không điều trị ngay từ ban đầu. Đến khi triệu chứng nặng mới thăm khám và điều trị thì khuẩn lao đã xâm nhập và gây nhiều biến chứng nặng.
  • Vi khuẩn kháng thuốc: Khuẩn lao có khả năng kháng thuốc cực mạnh do đó việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, nếu không điều chỉnh phác đồ thường xuyên rất khó có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Người bệnh bỏ dở điều trị hoặc trị bệnh không dứt điểm: Điều trị lao phổi ít nhất phải kéo dài từ 6 – 8 tháng mới có thể khỏi hoàn toàn. Vì vậy, nhiều người bệnh ngại điều trị lâu mà không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số trường hợp khi thấy triệu chứng lao suy giảm thì tự ý dừng điều trị. Việc này khiến khuẩn lao không được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cơ thể và rất dễ tái phát lại.
Có thể hoàn toàn chữa được bệnh lao nếu áp dụng đúng phương pháp
Có thể hoàn toàn chữa được bệnh lao nếu áp dụng đúng phương pháp

Bệnh lao phổi có điều trị được không? Qua phân tích trên đây, câu trả lời là hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm lao phổi. Tuy nhiên điều kiện để bệnh khỏi hoàn toàn là người bệnh phải điều trị sớm, áp dụng đúng phác đồ và kiên trì điều trị trong thời gian dài.

Phác đồ điều trị bệnh lao phổi hiêu quả nhất

Phác đồ điều trị bệnh lao phổi có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Đặc biệt, mỗi giai đoạn khác nhau thì nên áp dụng một phác đồ riêng mới mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là phương pháp điều trị bệnh lao tương ứng theo từng giai đoạn:

Phác đồ điều trị lao phổi khởi phát lần đầu

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Phác đồ điều trị lao phổi cho bệnh nhân mới nhiễm lao phổi lần đầu theo Bộ Y tế công bố thường sử dụng gồm nhóm kháng sinh isoniazid (H), rifampicin (R), streptomycin (S), pyrazinamid (Z) và ethambutol (E). Căn cứ tùy theo độ tuổi, thể trạng và diễn tiến của người bệnh mà chia ra thành 2 phác đồ cụ thể.

Phác đồ 2S(E)HRZ/4RH:

  • Giai đoạn tấn công: Trong 2 tháng đầu bệnh nhân được chỉ định dùng loại thuốc S hoặc E và 3 loại H, R, Z mỗi ngày.
  • Giai đoạn duy trì: Trong 4 tháng tiếp theo sẽ sử dụng 2 loại thuốc R và H liên tục mỗi ngày.

Phác đồ 2S(E)HRZ/6HE:

  • Giai đoạn tấn công: Trong 2 tháng đầu, mỗi ngày dùng loại thuốc S hoặc E và 3 loại H, R, Z.
  • Giai đoạn duy trì: Trong 6 tháng cuối, mỗi ngày dùng 2 loại thuốc H và E.

Trong một số trường hợp xuất hiện tình trạng kháng thuốc khiến bệnh nhân chuyển sang tình trạng lao kháng đa thuốc (MDR-TB) hoặc lao siêu kháng thuốc (XDR-TB). Trường hợp này rất nguy hiểm, buộc bác sĩ phải thực hiện điều chỉnh phác đồ điều trị.

Phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân mới nhiễm là sử dụng thuốc kháng sinh
Phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân mới nhiễm là sử dụng thuốc kháng sinh

Thời gian điều trị lao kháng thuốc thường kéo dài từ 19 – 24 tháng. Nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra thì tỷ lệ thành công lên đến 70%. Còn trường hợp không thực hiện đúng phương pháp thì có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, y học phát triển hơn và nghiên cứu thành công các loại thuốc kháng sinh mới có tác dụng điều trị lao kháng thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolones.
  • Kháng sinh dạng tiêm như Amikacin (Amikin), Capreomycin (Capastat) hay Kanamycin.
  • Kháng sinh đặc hiệu chuyên dùng điều trị lao đa kháng và siêu kháng thuốc: Bedaquiline (Sirturo), ethionamide (Trecator), axit para-amino salicylic hoặc Pretomanid (được sử dụng kết hợp với bedaquiline và linezolid).

Các loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian điều trị lao kháng thuốc từ 19 – 24 tháng xuống còn 9 – 11 tháng. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân hoàn toàn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì không cần quá lo lắng bệnh lao phổi có chữa được không.

Phác đồ điều trị lao phổi khi bị tái nhiễm

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tái nhiễm khuẩn lao do vết sơ nhiễm cũ hoặc tiếp xúc với ổ lao mới. Vì vậy, để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, bác sĩ thường chỉ định thực hiện phác đồ chữa lao phổi tái nhiễm sau:

Phác đồ 2SRHZE/1RHZE/5RHE:

  • Giai đoạn tấn công: Trong 2 tháng đầu dùng 5 loại thuốc S, R, H, Z, E mỗi ngày, trong 1 tháng tiếp theo thì dùng 4 loại thuốc R, H, Z, E.
  • Giai đoạn duy trì: Trong 5 tháng cuối dùng 3 loại thuốc R, H, E hàng ngày.

Phác đồ 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3:

  • Giai đoạn tấn công: Trong 2 tháng đầu bệnh nhân dùng 5 loại thuốc S, R, H, Z, E mỗi ngày và trong 1 tháng tiếp theo chỉ dùng 4 loại thuốc R, H, Z, E.
  • Giai đoạn duy trì: Trong 5 tháng cuối chỉ dùng 3 loại thuốc R, H, E cách quãng khoảng 3 lần/tuần.
Nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn
Nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn

Thời gian áp dụng phác đồ điều trị lao phổi tái nhiễm thường kéo dài trong 8 tháng. Suốt thời gian này bệnh nhân phải uống kháng sinh liên tục nên dễ bị tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, người bệnh cần cân bằng lại chế độ làm việc và nghỉ ngơi, nên uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên cùng với thay đổi chế độ ăn uống để bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, khi gặp triệu chứng sốt liên tục trên 3 ngày, đau bụng dưới, phát ban, da và mắt bị vàng, buồn nôn chán ăn,… cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều chỉnh phác đồ chữa lao phổi.

Lưu ý: Một số trường hợp từng điều trị thất bại hoặc bỏ điều trị cũng có thể sử dụng phác đồ này.

Phác đồ điều trị cho giai đoạn lao nặng

Phác đồ điều trị tốt nhất đối với bệnh nhân bị lao phổi giai đoạn nặng là thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này được coi là những thủ thuật lớn, rất nguy hiểm và dễ dẫn đến tử vong nếu không được chuẩn bị tốt. Bệnh nhân có thể đối mặt với một số biến chứng như: Suy hô hấp, rối loạn tim mạch, sốc thứ phát, xuất huyết, nhiễm trùng hoặc chảy máu do tan sợi tơ huyết.

Phẫu thuật là giải pháp phù hợp nhất đối với bệnh lao phổi giai đoạn nặng
Phẫu thuật là giải pháp phù hợp nhất đối với bệnh lao phổi giai đoạn nặng

Chính vì vậy, không phải trường hợp bị lao phổi giai đoạn nặng nào cũng có thể phẫu thuật điều trị. Phác đồ này thường được coi là giải pháp cuối cùng, được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với tất cả các phác đồ nội khoa khác. Hoặc trường hợp bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như u lao, tràn dịch màng phổi, hang lao xẹp,…

Bệnh lao phổi có rất nhiều cách chữa và tỉ lệ này có thể lên đến 90% nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh đúng cách ngay từ giai đoạn đầu. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng cho vấn đề bệnh lao có chữa được không. Thay vào đó nên tập trung thời gian điều trị bệnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi hơn.