Tê bì tay chân là một trong những hội chứng khá phổ biến của bệnh thần kinh mà ai cũng có thể mắc phải. Tuy nó không đe dọa tới tính mạng của người bệnh nhưng nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân và nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường như: đau nhức, teo cơ hoặc bại liệt,…Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có thể đưa ra cách chữa bệnh tê bì chân tay một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
Mục lục:
Tê bì chân tay là gì?
Tay chân bình thường dựa vào cảm giác để thích ứng với các hoạt động như rút tay khi chạm vào vật nóng hoặc điều chỉnh khi thay đổi địa hình. Tê tay chân làm giảm cảm giác của chúng ta, trường hợp nặng có thể gây mất cảm giác hoàn toàn.
Tê bì chân tay đơn giản là tình trạng tê ở tay, chân do dây thần kinh bị chèn ép. Thông thường, vị trí tê sẽ nằm nhiều ở ngón giữa và ngón trỏ.
Bệnh nhân mắc bệnh này thường có cảm giác như kim châm hoặc kiến bò ở ngón tay, ngón chân. Một số người còn mất đi cảm giác. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày vì bệnh nhân cảm thấy khó chịu và khó khăn hơn trong việc vận động, di chuyển.
Tình trạng tê chân tay thường xuất hiện đầu tiên ở cánh tay, sau đó lan dần xuống cổ tay, bàn tay và các ngón tay. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng cần phải điều trị sớm. Nếu không, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi cầm nắm, đứng và đi lại. Người già và phụ nữ mang thai là hai đối tượng mắc bệnh phổ biến trong xã hội.
Tình trạng này có thể là tạm thời hoặc là triệu chứng của các bệnh lý khác.
Nguyên nhân của bệnh tê bì chân tay
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tê bì chân tay, chúng ta có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân sau:
Nguyên nhân sinh lý
Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh vận động sai tư thế, mặc quần áo quá bó sát, ngồi bắt chéo chân, khoanh chân hoặc ngồi, đứng quá lâu, ngủ sai tư thế, làm việc liên tục dưới máy tính, nó còn có thể được gây ra bằng cách làm việc nặng nhọc, lái xe thời gian dài, ngồi xổm nhiều giờ. Như vậy khiến cho các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, làm máu khó lưu thông, có thể gây tê bì chân tay. Chỉ cần thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm giảm cảm giác này.
Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng có thể gây tê bì chân tay. Nguyên nhân là do khi tinh thần thường xuyên ở trạng thái bất ổn, các tế bào thần kinh ở tay chân sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý và dễ bị tê liệt hơn.
Một số người nhạy cảm và gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi đột ngột của thời tiết. Có thể có những trường hợp như: thời tiết quá lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột… có thể khiến họ bị mất cảm giác, tê bì chân tay.
Tê bì chân tay do tác dụng phụ của thuốc
Nguyên nhân bệnh lý
Tê bì chân tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh nguy hiểm. Theo Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS) cho biết: có hơn 75% trường hợp tê tay chân là do các bệnh lý sau:
Thoái hóa đốt sống: Thoái hóa cột sống thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, sụn khớp và đốt sống bị bào mòn khiến các rễ thần kinh cọ xát vào nhau gây đau, tê bì ở cổ lan xuống cánh tay và đau từ thắt lưng trở xuống hai chân.
Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tê tay chân và thường xảy ra ở các đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường và tách ra khỏi vòng đĩa đệm, gây áp lực lên dây thần kinh cột sống và gây ra các triệu chứng như tê chân tay, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. .
Thoái hóa khớp: Khi khớp tay, khớp đầu gối và khớp háng của bạn bị mòn hoặc bị tổn thương bởi các yếu tố tiêu cực, việc cử động tay chân trở nên khó khăn và khiến bạn bị tê ở tay và chân.
Tim mạch: Tê bì tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim mạch. Khi các chức năng của tim chậm lại, diễn ra không tốt, máu không lưu thông bình thường sẽ dẫn đến tình trạng tê tay, chân.
Đa xơ cứng: Các vấn đề về thị lực, tê, ngứa và yếu cơ là dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng. Đây là bệnh rối loạn tự miễn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương màng myelin và gây tê tay chân, co thắt cơ, mệt mỏi.
Viêm đa khớp dạng thấp: Viêm đa khớp dạng thấp: Viêm hoặc tổn thương các khớp ở bàn tay và bàn chân sẽ gây tê bì tay chân. Tình trạng này thường xảy ra sau khi nằm hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài và kèm theo đó là tình trạng cứng khớp.
Hẹp ống sống: Hẹp ống sống: Là bệnh bẩm sinh do cột sống bị biến dạng. Khi cột sống bị thu nhỏ, các rễ thần kinh bị chèn ép gây tê bì tay chân. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn, tắc nghẽn lưu thông máu ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Xơ vữa động mạch: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não. Dấu hiệu tê tay chân là do các khối vật chất bất thường bám vào thành mạch máu, gây xơ cứng, thu hẹp lòng mạch và chèn ép dây thần kinh.
Viêm đa rễ thần kinh: Tình trạng này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, gây rối loạn cảm giác dẫn đến tê bì và hạn chế cử động của chân tay. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể có nguy cơ bị tử vong do suy hô hấp, sặc phổi.
Các triệu chứng của tê bì chân tay
Ngoài cảm giác tê ở bàn tay và cảm giác châm chích hoặc kiến bò ở bàn tay và bàn chân, những người bị tê bì tay chân còn gặp phải các triệu chứng sau:
- Cơn đau ở vai hoặc cổ, sau đó có thể lan ra nửa cơ thể và có thể kèm theo triệu chứng tê bì một bên.
- Mất cảm giác ở tay và chân: Tê bì kéo dài gây mất cảm giác ở tay và chân, thường xảy ra nhất vào ban đêm.
Cảm giác tê ở cánh tay sau đó lan xuống các ngón tay. Nếu nằm lâu hoặc để tay chân ở cùng một vị trí trong thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy buồn buồn như bị kiến bò. - Tê, châm chích và cảm giác nóng rát ở tứ chi trong bệnh đa dây thần kinh do tiểu đường, tổn thương dây thần kinh đa rễ/tổn thương dây thần kinh đa rễ
- Tê lan xuống cánh tay và chân: Tê lan xuống cánh tay, mắt cá chân và chân, làm hạn chế cử động của bạn.
- Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn
- Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ
Chuột rút ở tay, chân: Co thắt cơ đột ngột gây đau âm ỉ ở cánh tay, bắp chân.
Biện pháp điều trị bệnh tê bì chân tay
Những loại thuốc điều trị tình trạng bị tê chân lâu ngày bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc điều trị tê chân do đau cơ xơ hóa
- Thuốc corticosteroid: thuốc giảm viêm, giảm tê chân do bệnh đa xơ cứng (MS).
- Thuốc Gabapentin và pregabalin: thuốc góp phần ngăn chặn và giảm tê chân do đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng, bệnh thần kinh tiểu đường.
Một số cách chữa bệnh tê bì chân tay tại nhà, tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thực hiện:
- Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý: Bạn cần bổ sung các loại thực phẩm khác nhau chủ yếu là các thực phẩm giàu magie, vitamin B như rau xanh, chuối, đậu nành, đậu phộng, cá béo, sữa chua, chocolate đen,…để đảm bảo cho việc chữa tê bì chân tay tại nhà phát huy tác dụng một cách tốt nhất.
- Tập luyện thể dục thể thao: Đây là phương pháp dễ nhất và an toàn nhất. Người bệnh chỉ cần tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga, tennis, bơi lội từ 10 đến 20 phút mỗi ngày để giúp cải thiện chức năng, hoạt động của hệ thần kinh và khớp xương rất hiệu quả.
- Tắm nước ấm: Đối với những người bị tê tay chân, ngâm mình trong nước ấm một hoặc hai lần mỗi ngày có thể cải thiện lưu thông máu và giảm đáng kể cơn đau do co thắt cơ và dây thần kinh.
- Xoa bóp bấm huyệt: Trong y học cổ truyền, massage bấm huyệt được sử dụng phổ biến nhất và có tác dụng làm đả thông kinh mạch, cải thiện tuần hoàn máu, cân bằng khí huyết trong cơ thể. Đối với tình trạng tê bì chân tay, massage có thể giúp thư giãn các dây thần kinh, giảm co thắt cơ và cải thiện chức năng.
Cách điều trị bệnh do nguyên nhân bệnh lý gây nên
Đối với tình trạng tê tay chân do bệnh lý, cần phải điều trị triệt để căn nguyên gây ra vấn đề. Ví dụ như:
- Bệnh tiểu đường: cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách dùng thuốc, duy trì chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện hàng ngày.
- Bị thiếu vitamin: bổ sung vitamin.
- Nhiễm độc: điều trị nhiễm độc
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu: kiểm soát lipid máu ngưỡng an toàn
- Điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống, viêm khớp
Ngoài ra phương pháp sử dụng máy điện sinh học DDS chữa tê bì chân tay đã được nghiên cứu và chứng minh đem lại hiệu quả vô cùng tốt. Người bệnh chia sẻ rằng họ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt ngay từ lần đầu tiên dùng máy. Cơn đau nhức không làm họ quá khó chịu và có thể ngủ ngon vào buổi tối ngày hôm đó. Càng tìm hiểu sâu về máy DDS ta càng thấy được sự kì diệu của một phát minh vượt thời đại này.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tê bì chân tay có thể do bệnh lý hoặc do các nguyên nhân sinh lý gây nên. Nếu bạn đang mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây thì có thể bạn đang mang trong mình một căn bệnh nguy hiểm, vì vậy hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám một cách kịp thời.
- Tình trạng tê bì tay chân kéo dài hơn 6 tuần.
- Tê ở bàn chân, kèm theo sự thay đổi về màu sắc và nhiệt độ ở bàn chân.
- Tê chân đi kèm với bất kỳ triệu chứng mãn tính khác
- Chóng mặt.
- Đau đầu dữ dội.
- Tê liệt xảy ra sau một chấn thương đầu
- Chuột rút, nặng hơn là co giật.
- Hụt hơi, khó thở.
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột.
- Đãng trí, dễ nhầm lẫn
Nếu tình trạng tê chân tay chỉ xảy ra sau khoảng 1 đến 5 tuần thì có thể do yếu tố cơ học và cần phải theo dõi thêm.
Phương pháp phòng ngừa tê bì chân tay
Tình trạng tê bì tay chân dai dẳng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, như cản trở sinh hoạt và công việc hàng ngày, khó tập trung làm việc, giảm năng suất lao động.
Vì vậy, để tránh bị tê bì chân tay cần có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
- Tập thể dục với tư thế thích hợp: Tránh ngồi quá lâu khi làm việc. Thỉnh thoảng cần tập thể dục nhẹ để thư giãn cơ bắp và kích thích lưu thông máu. Các bài tập nhẹ nhàng cho vai và cổ để cải thiện sức khỏe
- Dinh dưỡng hợp lý: Các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, omega cần thiết để bảo vệ xương khớp nên được bổ sung bằng các sản phẩm thảo dược. Ăn nhiều trái cây, rau quả và tránh các thực phẩm, đồ uống có nhiều chất kích thích, chất béo và thức ăn nhanh.
- Sinh hoạt điều độ: Ngồi thẳng lưng và cổ. Khi ngủ, tránh kê cao gối quá cao, ngủ nghiêng hoặc co quắp vì điều này sẽ hạn chế quá trình lưu thông máu.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về triệu chứng tê bì tay chân, hy vọng bạn sẽ lưu ý đến tình trạng sức khỏe của mình và tìm ra cách chữa bệnh tê bì chân tay phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh để có thể được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khôn lường về sau.