Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Chức năng từng cơ quan.

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Hệ hô hấp là hệ quan trọng đối với việc duy trì sự sống của cơ thể. Cùng Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh tìm hiểu thêm về giải phẫu của hệ hô hấp. Cũng như giải đáp xem hệ hô hấp gồm những cơ quan nào nhé!

Hệ hô hấp
Hệ hô hấp

Hệ hô hấp là gì?

Hệ hô hấp là hệ cơ quan có chức năng trao đổi khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Khi một trong những có bộ phận liên quan đến hệ hô hấp có vấn đề bất thường thì khả năng hô hấp của cơ thể sẽ suy yếu. Đặc biệt nếu không chữa trị kịp thời gây ra các bệnh mạn tính về đường hô hấp và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Hệ hô hấp có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Với chức năng trao đổi khí, giúp cung cấp khí oxi lên các cơ quan như tim và não (đây là 2 cơ quan liên quan đến vận hành và nuôi sống cơ thể).

Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

Lấy dấu mốc nắp thanh quản, theo các nhà khoa học chia hệ hô hấp thành 2 phần:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Hệ hô hấp trên ( trên nắp Thanh quản ) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản.

Chức năng của hệ hô hấp trên: Lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

Hệ hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…

Chức năng của hệ hô hấp dưới: Thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

Cấu tạo, chức năng của các bộ phận hệ hô hấp

Hệ hô hấp trên

Mũi

Cấu tạo

Là bộ phận đầu tiên có chức năng đưa không khí đi qua để vào phổi. Cấu tạo của mũi gồm 3 phần:

  • Mũi ngoài: phần mũi chính giữa mặt, bao gồm 1 khung xương sụn được phủ bằng mặt ngoài và niêm mạc ở mặt trong..
  • Ổ mũi: vách chia thành 2 ngăn, mỗi ngăn thông ra mặt lỗ mũi trước, liên tiếp với tỵ hầu qua lỗ mũi sau và có 4 thành. Phần trước của mỗi ngăn ổ mũi là tiền đình mũi, da phủ tiền đình mũi có lông và tuyến nhầy để cản bụi.
  • Các xoang cạnh mũi: các hốc ở trong các xương xung quanh ổ mũi bao gồm xoang hàm trên, xoang trán, xoang bướm và các tiểu xoang sàng. Chúng mở vào ổ mũi, được lót bằng một lớp niêm mạc liên tiếp với niêm mạc của ổ mũi.
Cấu tạo của Mũi
Cấu tạo của Mũi

Tham khảo: Vật Lý trị liệu Hô Hấp thông đường thở cho trẻ một cách nhanh chóng

Chức năng:

Dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm trước khi vào phổi, là cơ quan khứu giác

Hầu

Là một ống cơ-sợi được phủ bởi niêm mạc, dài chừng 12-14cm, đi từ nền sọ tới đầu trên của thực quản.

Cấu tạo của Hầu
Cấu tạo của Hầu
Vị trí

Hầu nằm trước cột sống cổ, nó mở thông ở phía trước vào ổ mũi, ổ miệng và thanh quản

Cấu tạo

Gồm 3 phần:

  • Phần mũi (tỵ hầu): phần cao nhất, liên tiếp với lỗ mũi sau, trên nóc có amidan vòm, hai thành bên có loa vòi Eustachi thông lên hòm nhĩ và hố Rosenmuler.
  • Phần miệng (khẩu hầu): phía trên thông với họng mũi, phía dưới thông với họng thanh quản, phía trước mở thông với khoang miệng. Thành sau của khẩu hầu liên tiếp với thành sau họng mũi và bao gồm các lớp niêm mạc, cân và các cơ khít họng.
  • Phần thanh quản (thanh hầu): giới hạn từ ngang tầm xương móng đến miệng thực quản, có hình như cái phễu với miệng mở to, thông với khẩu hầu, đáy phễu là miệng thực quản.

Ngoài ra, quanh hầu còn có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer

Chức năng:

Là phần quan trọng bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể

Chức năng nuốt đưa thức ăn xuống miệng thực quản.

Thanh quản

Thanh quản được cấu tạo bởi những sụn nối với nhau bằng các dây chằng và các màng; khớp giữa các sụn được vận động bởi các cơ.

Cấu tạo Thanh quản
Cấu tạo Thanh quản
Vị trí

phần đường dẫn khí nằm giữa hầu và khí quản, nằm lộ ở phần trước cổ, đối diện với các đốt sống cổ III, IV, V và VI.

Cấu tạo

Khung sụn:

  • Sụn thượng thiệt hay còn gọi là sụn nắp thanh quản, nằm cao phía trước lỗ trên của thanh quản, là sụn đơn, hình chiếc lá mà cuống lá dính vào góc giữa 2 mảnh sụn giáp, khi hạ xuống sẽ đậy thanh quản lại.
  • Sụn giáp: là sụn đơn gần giống quyển sách mở ra sau, phía trên có sụn nắp thanh quản.
  • Sụn nhẫn: là 1 sụn đơn, hình nhẫn, nằm dưới sụn giáp.
  • Sụn phễu: bao gồm 2 sụn, nằm ở bờ trên mảnh sụn nhẫn. Ngoài ra còn có sụn sừng là đôi sụn nhỏ nằm ở đỉnh 2 sụn phễu.

Các cơ thanh quản: bao gồm 3 nhóm cơ chính:

  • Nhóm cơ làm hẹp thanh môn: cơ phễu nắp thanh hầu, cơ phễu ngang và chéo, cơ giáp phễu, cơ nhẫn phễu bên.
  • Nhóm cơ làm rộng thanh môn: cơ giáp nắp thanh hầu, cơ nhẫn phễu sau.
  • Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm: cơ thanh âm, cơ nhẫn giáp.
Chức năng:

Thanh quản có chức năng chính là phát âm, lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh.

Các màng và dây chằng

Màng giáp móng nối sụn giáp với xương móng; màng giáp nhẫn nối sụn giáp với sụn nhẫn; dây chằng nhẫn-phễu nối sụn nhẫn với sụn phễu.

Cấu trúc trong của thanh quản được lát bằng các tế bào biểu mô trụ, đi từ bờ tự do dây thanh là tế bào malpighi

Hệ hô hấp dưới

Khí quản

Vị trí

Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới.

Khí quản và phế quản cấu tạo bằng những vòng sụn, nhờ đó đường dẫn khí luôn rộng mở không khí lưu thông dễ dàng.

Cấu tạo của Khí quản
Cấu tạo của Khí quản
Cấu tạo

Ống sụn khí quản dài khoảng 11–13 cm, có hình ống tròn, phía sau hơi bẹt, đường kính 1,8 cm. Gồm 16 – 20 vòng sụn hình chữ C, nối với nhau bằng các dây chằng vòng, tạo nên sự liên kết đàn hồi. Sụn khí quản có tác dụng chống đỡ duy trì đường hô hấp luôn trong trạng thái mở để quá trình hô hấp được tiến hành bình thường. Khoảng hở phía sau các sụn được đóng kín bằng các cơ trơn khí quản, tạo nên thành màng.

Mặt trong khí quản có niêm mạc che phủ. Lớp này có chứa các hạch tổ chức limphô riêng rẽ và được lợp bởi một lớp biểu mô rung có khả năng chuyển động từ trong ra ngoài.

Dưới niêm mạc là tấm dưới niêm mạc được tạo bởi tổ chức liên kết, bên trong có nhiều sợi chun, tuyến, các mạch máu, bạch mạch và thần kinh.

Nhìn vào trong lòng, ở nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là cựa khí quản. Nhìn từ trên xuống, cựa khí quản hơi lệch sang bên trái.

Chức năng

Chức năng chính là dẫn khí

Và ngoài ra còn có các chức năng khác

  • Điều hòa lượng không khí đi vào phổi.
  • Làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.

Phế quản

Vị trí

Một ống dẫn khí, nối tiếp phía dưới khí quản, ở ngang mức đốt sống ngực 4, 5 sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản.

Cấu tạo của Phế Quản
Cấu tạo của Phế Quản
Cấu tạo

Được chia làm 2 phần:

  • Phế quản chính phải gồm: 10 phế quản phân thùy, chia ba nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới. Tương ứng với phổi phải có 3 thùy là: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.
  • Phế quản chính trái cũng gồm: 10 phế quản phân thùy, chia hai nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới, ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và thùy dưới.
Chức năng
  • Chức năng lọc không khí trước khi đưa đến các phế nang
  • Chức năng dẫn khí

Phổi

Cấu tạo của phổi
Cấu tạo của phổi
Cấu tạo

Phổi của người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải.

Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.

Chức năng

Trao đổi khí oxy và CO2. Quá trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

Không chỉ có tế bào phổi mà 2 tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô hỗ trợ giúp sức chức năng duy trị sự sống. Bằng cách tạo ra hàng rào ngăn nước và phân tử protein đi quá nhiều mô ké. Tha gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng

Lời khuyên để giữ được hệ hô hấp tốt

Theo các bác sĩ tại Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh đưa ra các thói quen giúp duy trì hệ thống hô hấp hay bảo vệ được cơ quan của hệ hô hấp.

  • Tập thể dục thường xuyên, dành ra 15-20 phút mỗi ngày
  • Uống đủ 1,5-2L mỗi ngày
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm không khí
  • Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu được tổng quan hệ hô hấp cho các bạn nắm rõ về các bộ phận và chức năng của mỗi bộ phận.