Việc quan tâm đến sức khỏe ngày càng được phổ biến. Và huyết áp chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hầu như ai cũng sẽ thắc mắc “Huyết áp bình thường là bao nhiêu?”, “Chỉ số bao nhiêu là huyết áp cao”,… Và còn nhiều câu hỏi khác liên quan đến huyết áp. Cùng Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh tìm hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!
Mục lục:
1.Huyết áp là gì? Như thế nào là huyết áp bình thường?
Huyết áp là áp lực máu lên động mạch để đưa máu đi nuôi dưỡng các cơ quan trên khắp cơ thể. Do lực bóp của cơ tim và sức cản của động mạch tạo nên. Huyết áp dựa vào 2 chỉ số
Huyết áp tâm thu: áp lực máu lên động mạch khi tim co bóp.
Huyết áp tâm trương: áp lực máu lên động mạch khi tim giãn nỡ
Huyết áp bình thường là khi:
- Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 129 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: Từ 60 mmHg đến 84 mmHg.
Được xác định theo chỉ số huyết áp bình thương theo phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018.
Thường huyết áp sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên trước khi đo bạn cần: không hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi tiến hành đo từ 15-30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,…
2. Huyết áp bình thường theo độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi có sự phát triển và lão hóa nhất định ở các cơ quan của cơ thể. Vì thế chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi xác định là khác nhau.
Sau đây là bảng huyết áp theo từng độ tuổi, bạn thể theo dõi cho mình và người thân
Huyết áp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi thường thấp nhất do đó khi đo huyết áp ở các trẻ này nên thêm các chỉ số như độ tuổi, cân nặng, và chiều cao.
Huyết áp bình thường ở người trưởng thành và người trung niên thường rơi vào khoảng 120/80 mmHg.
Đối với người cao tuổi thì hầu như sẽ được quy chuẩn 134/70 mmHg, độ tuổi rơi tầm 60-65 tuổi.
3. Huyết áp bình thường theo giới tính
Thường chỉ số huyêt áp bình thường ở Nam giới cao hơn so với Nữ giới. Dựa vào các chỉ số dưới đây để khi đo huyết áp tại nhà thì có thể xác định xem huyết áp của bản thân và gia đình
Huyết áp bình thường của phụ nữ mang thai
Hầu như phụ nữ mang thai đều có tình trạng tăng huyêt áp do sự tăng tiết hormone, với chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu không đảm bảo, stress khi mang thai và có thể là do tiền sử cao huyết áp của gia đình, hoặc mang bầu ở độ tuổi trên 30.
Và nếu không theo dõi và xử lý kịp thời thì có thể biến chứng sau đây
Tiền sản giật: là biến chứng đầu tiên và hay gặp khi phụ nữ mang thai có tình trạng cao huyết áp. Dấu hiệu nhận biết là khi đau đầu, khó thở, đau bụng, giảm thị lực, buồn nôn, tiểu ít. Nghiêm trọng hơn khi có thể tổn thương độ cơ quan khác, đặc biệt là thận. Nguyên nhân gây ra do phải cung cấp lượng máu cho nhau thai nhưng mạch máu nhỏ nên gây ra hiện tượng không đủ. Nếu không phát hiện kip thời có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé
Sản giật: là biến chứng nặng nếu không phát hiện ra tiền sản giật. Tình trạng khởi phát lên cơ co giật hoăc hôn mê của phụ nữ mang thai. Em bé có thể bị đẻ non, nhẹ cân, hoặc thai chết lưu. Bệnh này tuy hiếm gặp nhưng cần chú ý. Nguyên nhân do mang thai ở độ tuổi 30-35, là người mang thai lần đầu hoặc bị bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai. Hoặc cũng có thể do chế độ dinh dưỡng không đủ chất gây nên
Hạ huyết áp thai kỳ: Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin B12, acid folic gây ra tình trạng hạ huyết áp. Hoặc do phụ nữ mang đa thai, có tiền sử bị hạ huyết áp hay các bệnh thận, tim mạch, thiếu máu hoặc mất nước.
4. Huyết áp bình thường và nhịp tim
Huyết áp và nhịp tim có liên quan chặt chẽ với nhau. Và đối với người bình thường nhịp tim rơi vào 60 – 100 lần/phút. Và cũng như huyết áp, nhịp tim cũng bị ảnh hưởng do độ tuổi. giới tính, chế độ ăn uống,…
Tuy nhiên khi bị rối loạn nhịp tim, tức là tim đập nhanh hơn 100 lần/phút, hoặc tim đập chậm hơn 60 lần/phút., lúc chậm lúc nhanh thất thường. Và nguyên nhân chủ yếu dẫn đoán rối loạn nhịp tim thường do việc Tăng huyết áp, suy tim,…
5. Những lưu ý để giữ được huyết áp bình thường.
Phải duy trì huyết áp bình thường bởi vì khi huyết áp bất thường: cao huyết áp, hạ huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đặc biệt có thể dẫn đến tử vong. Duy trì huyết áp bình thường là điều quan trọng và ai cũng nên cần phải biết. Với cuộc sống hằng ngày những thói quen sinh hoạt, ăn uống, chế độ dinh dưỡng cũng tác động không nhỏ đến huyết áp. Điểm qua những lưu ý mà các chuyên gia tại Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh đưa ra nhé!
Cân nặng: duy trì một cân nặng phù hợp với chiều cao, không dẫn đến béo phì. Bởi vì béo phì thì tình trạng lượng mỡ tăng cao trong máu ảnh hưởng đến áp lực gây ra động mạch và chủ yếu liên quan đến việc tăng huyết áp.
Chế độ ăn ít muối. Ăn nhiều rau củ, đảm bảo cung cấp các chất xơ, vitamin, chất khoáng. Hạn chế đồ ngọt để ngăn chặn biến chứng tim mạch.
Tập thể dục thường xuyên và phù hợp, không tập quả sức. Nên các bải tập nhẹ đến nặng theo lời bác sĩ nếu bạn có tiền sử về bệnh huyết áp.
Đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng huyết áp không bình thường.
Kết luận
Bạn cần đo huyết áp thường xuyên để xác đinh huyết áp của mình và có biện pháp phòng tránh kịp thời. Duy trì huyết áp bình thường để có chất lượng sống tốt.