Khó thở khi nằm được hiểu như thế nào?
Khó thở khi nằm là một hiện tượng dễ gặp trong cuộc sống. Đơn giản là một người không thể thở một cách bình thường khi đang trong tư thế nằm. Trong lúc này, đối tượng bị triệu chứng khó thở khi nằm phải dùng nhiều cách khác nhau như nâng đầu lên bằng cách ngồi, đứng hay kê cao gối để có thể thở được sâu và thoải mái.
Một biến thể của khó thở khi nằm là khó thở kịch phát về đêm. Những người gặp tình trạng khó thở về đêm thường ngồi dậy đột ngột khi ngủ trong đêm và cảm thấy khó thở khi nằm ngủ lại.
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó thở khi nằm
Như định nghĩa ở trên, tình trạng khó thở khi nằm là trạng thái một người cảm thấy bất thường không thể thở được hay hít thở không sâu ở trạng thái nằm thẳng. Trong những lúc này đầu phải được nâng lên bằng cách ngồi, đứng hay nằm kê cao gối để có thể thở được một cách thoải mái. Dưới đây một số nguyên nhân khó thở khi nằm thường gặp như:
- Hội chứng ngưng thở khi nằm ngủ: hội chứng này xảy ra do amidan cản trở đường hô hấp dẫn đến đường thở trở nên yếu, lưỡi lớn hay vị trí của hàm cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này
- Suy tim: Bệnh lý suy tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, một số triệu chứng phổ biến đối với hiện tượng khó thở khi nằm là làm cho bệnh nhân thức dậy giữa đêm đi đôi với tình trạng đó là cảm giác khó thở đột ngột
- Hen suyễn: nguyên nhân hen suyễn là do đường hô hấp bị phù nề, tiết nhiều đờm hơn bình thường, đây là nguyên nhân người bệnh luôn cảm thấy khó thở khi nằm xuống, thở dồn, tức ngực
- Phù phổi: Đây là hiện tượng chất lỏng dư thừa tích tụ trong các túi khí phổi, dẫn đến người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, nhất là sau khi nằm ngủ
- Viêm mũi, hay viêm xoang: Đây là bệnh lý khi người bệnh mắc phải sẽ rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường xung quanh. Cụ thể, khi thời tiết thay đổi đột ngột bệnh nhân hay xuất hiện các triệu chứng chảy nước mũi, ho, thở gấp và khó thở khi nằm ngửa. Nguyên nhân của hiện tượng đó là do nước mũi chảy xuống họng và chặn đường hô hấp lại, khiến oxy không được đưa đến phổi
- Một số bệnh lý khác: Các hiện tượng rối loạn hoảng sợ, tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)
Ngoài một số bệnh lý là nguyên nhân của hiện tượng khó thở khi nằm ngủ, thì triệu chứng này cũng có thể gặp do một số nguyên nhân khác, không phải bệnh lý như:
- Nằm ngay sau khi ăn: Sau mỗi bữa ăn nếu lập tức nằm ngay, thức ăn sẽ bị đẩy ngược lại thực quản hoặc lượng thức ăn này có thể tạo nên áp lực đè lên cơ hoành. Ngồi nghỉ hoặc đi đi, lại lại xung quanh nhà sau mỗi bữa ăn có thể là các giúp bạn giảm cảm giác khó chịu này
- Bệnh lý thừa cân, béo phì: Đây là bệnh lý gián tiếp gây khó thở khi nằm, nguyên nhân là do tình trạng béo phì thường gây áp lực lớn lên cơ hoành và phổi, dẫn đến các tình trạng khó thở khi nằm
- Ngoài các nguyên nhân trên thì việc mặc quần áo quá bó hay quá chật cũng là nguyên nhân gây ra cảm giác khó thở khi nằm ngủ
Ngoài các triệu chứng bệnh lý, hay không do bệnh lý trên đây thì hiện nay nguyên nhân khó thở có thể xuất phát từ Covid-19 chủng mới đang làm mưa làm gió thách thức nền y học của nhiều nước trên thế giới từ giai đoạn 2020 đến nay. Do vậy khi bạn cảm thấy trong người có một số biểu hiện như nóng, ho, sốt hoặc nghi ngờ mình tiếp xúc gần với các trường hợp nhiễm covid-19, hãy liên hệ sớm với các cơ quan y tế để được hướng dẫn cách ly và điều trị covid sớm nhất.
Một số triệu chứng đi kèm thường gặp của khó thở khi nằm
Biểu hiện dễ thấy là bệnh nhân thường cảm thấy khó thở khi nằm xuống, khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường của cơ thể như hít vào thở ra. Nếu nguyên nhân của việc khó thở là do chứng ngưng thở khi ngủ hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như:
Bệnh nhân nếu gặp các triệu chứng của bệnh lý ngưng thở khi ngủ thì có những biểu hiện nhất định sau:
- Khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ
- Cảm thấy uể oải, lờ đờ, mệt mỏi trong cả ngày
- Ngáy to khi ngủ
- Cảm thấy đầu đau khi ngủ dậy
- Cảm thấy đau họng mỗi khi ngủ dậy
Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường có một số triệu chứng cụ thể sau:
- Ho mãn tính
- Cảm thấy khó thở khi hoạt động khó khăn trong việc tập các bài về thể lực hay cardio cường độ cao (hiit)
- Thở phát ra những tiếng khò khè
- Mắc bệnh viêm phế quản hay các bệnh nhiễm trùng ở vị trí ngực thường xuyên
Hãy gọi cấp cứu hay báo nhanh cho bác sĩ của bạn nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào sau đây đi kèm với việc khó thở:
- Đau ở vị trí ngực
- Đau nhói ở vị trí tay, cổ, vai hay gáy
- Sốt
- Thở gấp
- Nhịp tim nhanh
- Xung yếu
- Cảm thấy chóng mặt khi đang đứng hoặc ngồi
Gặp triệu chứng khó thở khi ngủ thì khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Hiện tượng khó thở không phải lúc nào cũng do các bệnh lý nghiêm trọng gây ra. Tuy nhiên với các biểu hiện của khó thở khi nằm, tôi khuyến khích bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán lâm sàng hoặc làm một số bài kiểm tra thể chất để chẩn đoán nguyên nhân cơ bản dẫn đến bị khó thở. Bệnh nhân trước khi đi khám bệnh cần mang đầy đủ hồ sơ bệnh án, đồng thời cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin triệu chứng của bệnh mà mình gặp phải, bên cạnh đó bệnh nhân cũng nên kê khai thêm các loại thuốc mình đang sử dụng. Một số loại thuốc điều trị đau cứng cơ bắp hoặc các loại thuốc trị chứng lo âu có thể gây ra các vấn đề hô hấp.
Trong quá trình kiểm tra, các bác sĩ có kỹ năng chuyên môn có thể kiểm tra kĩ tim, phổi, đồng thời có thể làm một số xét nghiệm bổ sung nếu bác sĩ thấy cần thiết, chẳng hạn như:
- Chụp X-quang ngực để cho hình ảnh tim và phổi một cách chuẩn nhất góp phần hỗ trợ bác sĩ đưa ra các chẩn đoán hợp lý
- Siêu âm tim để chẩn đoán các vấn đề liên quan với chức năng của tim
- Điện tâm đồ (ECG hay EKG) kiểm tra các hoạt động của tim
- Kiểm tra chức năng của phổi
Điều trị tại cơ sở y tế và khắc phục tại nhà là hai hướng xử trí
Điều trị với bác sĩ tại các phòng khám uy tín
Nguyên nhân gây khó thở khi nằm hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có nguyên nhân là do các bệnh lý nguy hiểm cũng có nguyên nhân là do có thói quen sinh hoạt. Nhưng dù là nguyên nhân nào thì bệnh nhân khi phát hiện có các triệu chứng khó thở, nên thăm khám ngay tại các cơ sở ý tế uy tín để thăm khám chữa trị căn bệnh này. Đồng thời khi đi thăm khám, bệnh nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án và thông tin liên quan, nói cho bác sĩ nghe kĩ về những triệu chứng mà mình gặp phải, việc đó hỗ trợ rất nhiều cho bác sĩ trong quá trình đưa ra các chẩn đoán.
Bên cạnh đó, nếu thấy bệnh nhân ổn thì thôi, còn khi bệnh nhân có một số biểu hiện nào bất thường khác thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm lâm sàng thêm để chẩn đoán nguyên nhân khó thở cho từng bệnh nhân một cách chuẩn nhất.
Một số kiểm tra lâm sàng mà bác sĩ thường dùng là:
- Chụp X-quang ngực
- Siêu âm tim
- Điện tâm đồ
Tổn thương đường thở là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng khó thở khi nằm. Vì vậy, các phương pháp điều trị khó thở khi nằm hiện nay đều tập trung làm giảm tổn thương niêm mạc và đường hô hấp, tái cấu trúc lại phế quản và phổi đồng thời ngăn chặn các quá trình xơ hoá của bộ phận này.
>>Xem thêm
Điều trị bệnh khó thở tại nhà, dựa vào một số mẹo sau
Các mẹo điều trị khó thở khi nằm rất khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn gốc của bệnh khó thở rất khác nhau, tùy vào bệnh lý là gì thì bạn có thể áp dụng các mẹo khác nhau. Một số mẹo trị khó thở đi kèm với một số bệnh lý cụ thể mà chúng tôi tìm hiểu được.
Mẹo trị khó thở với bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp
Đối với các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp bệnh nhân có thể đến bệnh viện nhờ bác sĩ chẩn đoán kê đơn thuốc kháng sinh, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tự mua thuốc kháng sinh ngoài bệnh viện. Bác sĩ đồng ý thì bệnh nhân có thể dựa vào đơn thuốc mẫu để ra nhà thuốc mua đúng đơn dùng đúng liền ngay tại nhà. Một số bệnh viêm nhiễm trùng vùng ngực mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
Mẹo trị khó thở với bệnh nhân bị thừa cân, béo phì
Đối với bệnh nhân bị thừa cân, béo phì dẫn đến khó thở khi nằm có thể chữa trị triệu chứng này bằng cách nằm ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa như bình thường. Tư thế nằm nghiêng sẽ làm giảm áp lực mà cơ thể nặng nề tác động lên phổi. Bên cạnh đó bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia về việc bắt đầu giảm cân, ăn kiêng. Có được một cơ thể khỏe mạnh cân đối giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tiềm ẩn mà béo phì mang lại.
Mẹo trị khó thở khi bệnh nhân bị COPD
Với nền y học hiện nay thì chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho COPD. Tuy nhiên, các bệnh nhân khi mắc bệnh này có thể làm giảm các triệu chứng bệnh mang lại thông qua việc sử dụng ống hít hoặc các loại thuốc khác ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng phổi.
Mẹo trị khó thở khi nằm khi bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ
Nếu nguyên nhân khó thở khi nằm của bạn là do chứng ngưng thở khi ngủ, bạn có thể sử dụng công cụ bao hàm hoặc máy hỗ trợ thở CPAP để giúp điều hoà nhịp thở, hỗ trợ giấc ngủ của bạn.
Mẹo trị khó thở khi ngủ thông qua bệnh rối loạn lo âu
Hiện nay nền y học nước ta có nhiều phương pháp điều trị khó thở khi nằm do rối loạn lo âu gây ra. Trị liệu nhóm hay trị liệu một kèm một có thể giúp bạn thoải mái giải tỏa sự căng thẳng. Các phương pháp điều trị hợp lý kết hợp với các loại thuốc chống trầm cảm là cách bác sĩ hay dùng đối với triệu chứng này, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Ngoài ra thói quen sinh hoạt tình dục vợ chồng đều đặn cũng có thể làm bạn giảm triệu chứng rối loạn lo âu dẫn đến khó thở khi nằm, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và dễ ngủ hơn.
Mẹo điều trị viêm đường hô hấp cấp Covid-19
Hiện nay covid-19 chưa có vắc xin điều trị. Các đối tượng bị mắc covid-19 xác định điều trị bệnh này tại nhà, cần lưu ý những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe cho mình và cả cộng đồng:
- Hạn chế ra ngoài là việc đầu tiên bạn cần làm nếu đã xác định bị covid-19, nguyên nhân là do bệnh này thuộc loại bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cao. Do vậy, ai bị bệnh nên tự ý thức cách lý xã hội, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp với người khác
- Đeo khẩu trang, hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng để tránh khả năng bị lây bệnh
- Khử trùng nhà cửa giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các bề mặt dụng cụ thường xuyên tiếp xúc
- Khai báo y tế là việc làm hết sức quan trọng khi nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó thở khi nằm, các bệnh khó thở này do có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có các nguyên nhân thông thường hay cũng có các nguyên nhân do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra. Vì vậy, khi có hiện tượng khó thở khi nằm, bệnh nhân không được chủ quan xem nhẹ mà nên nhanh chóng đi thăm khám tại các cơ sở y tế.