Khó thở là biểu hiện của cơ thể đang thiếu oxy, và cũng là dấu hiệu báo động cơ thể đang gặp vấn đề. Vậy khó thở nên làm gì? Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh đưa những giải pháp cho bạn khi gặp tình trạng này nhé!
Mục lục:
Biểu hiện khó thở
Khó thở là tình trạng được xem lại ‘đói không khí’ hoặc hụt hơi, là một trong những vấn đề hô hấp thường gặp. Chúng ta có thể gặp tình trạng khó thở nếu làm việc nặng nhọc, hoặc tập thể dục quá sức.
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, cứ 4 người khám bệnh hô hấp thì 1 người mắc chứng khó thở. Với tình trạng diễn ra liên tục làm cho cơ thể rơi vào trạng thái thiếu oxy, từ đó mệt mỏi, tức ngực, hô hấp khó khăn,…
Ở người bình thường đô lần hít vào thở ra khoảng 20 lần/phút. Nếu gặp các triệu chứng này thì cần tới ngay cơ quan y tế gần nhất để xử lý kịp thời:
- Cảm thấy ngột ngạt hoặc ngạt thở;
- Thở gấp;
- Tức ngực;
- Thở nhanh, nông;
- Tim đập nhanh;
- Thở khò khè;
- Ho.
Nguyên nhân và mức độ khó thở
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở thường đến do những nguyên nhân sau:
- Lo lắng, căng thẳng quá độ
- Viêm phổi
- Nghẹt thở hoặc hít phải dị vật cản trở đường hô hấp
- Dị ứng
- Thiếu máu
- Tiếp xúc với carbon monoxide nồng độ cao
- Hạ huyết áp (huyết áp thấp)
- Thuyên tắc phổi (một cục máu đông tồn tại trong động mạch đến phổi)
- Vỡ phổi
- Thoát vị gián đoạn
- Bệnh nan y giai đoạn cuối
Gần đây nhất Covid là bệnh do virus Sar-Cov2 gây ra cũng gây ra tình trạng khó thở và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nêu không điều trị đúng lúc.
4 mức độ khó thở được phân ra như sau:
- Độ 1: Không hạn chế hoạt động thể lực.
- Độ 2: Khó thở khi làm việc gắng sức nặng trong cuộc sống hàng ngày.
- Độ 3: Khó thở khi gắng sức nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực.
- Độ 4: Khó thở khi gắng sức nhẹ và /hoặc khó thở khi nghỉ.
Khó thở do Covid, hậu Covid nên làm gì?
Covid là dịch bệnh nguy hiểm với số ca tử vong được tính trên cả thế giới với con số khổng lồ và không tưởng tượng nổi.
Nguy cơ đáng ngại nhất khi mắc Covid có lẽ do thiếu hụt oxy do tình trạng viêm hô hấp và khi viêm phổi lan tỏa làm tế bào cơ thể thiếu oxy.
Xử lý tình trạng khó thở như thế nào?
Với các triệu chứng khó thở nhẹ thì F0 cần làm những hoạt động sau
- Cố gắng chịu đựng các triệu chứng, để không lệ thuộc vào máy thở.
- NẰm kê cao đầu khoảng 45 độ, ở nơi thoáng khí và tư thế nằm nghiêng, uos chân từ hông xuống.
- Thở nhẹ và sâu, không gồng cơ, không ráng hít mạnh.
- Làm sạch mũi, họng
- Uống nước ấm nhiều lần trong ngày, đủ 2 lit nước
- Cung cấp đủ vitamin đặc biệt Vitamin C tăng sức đề kháng.
- Uống thuốc hạ sốt nếu có tình trạng sốt cao kèm theo.
Tuy nhiên khi bệnh đã khỏi bệnh, nhưng tình trạng khó thở mức độ nhẹ vẫn tiếp tục được gọi là hậu covid. Ngoài triệu chứng khó thở thì hậu covid còn các triệu chứng khác như ho khò khè, rụng tóc,… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân do khả năng của Virus Sar-Cov 2 gây ảnh hưởng đến phổi mà các xét nghiệm thông thường không chuẩn đoán được.
Việc khó thở, hụt hơi khi bị Hậu Covid là khả năng có thể xảy ra, bạn cần phải thật bình tĩnh để xử lý nếu bạn ở tình trạng căng thẳng việc xử lý đã khó kèm theo đó diễn tiến bệnh nhanh hơn. Và các bác sĩ Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh đưa ra các lời khuyên, cần tuân thủ để xử lý tình trạng kịp thời:
- Cần bình tĩnh, tập thở bằng cách hít thở sâu và thở ra chậm rãi, không gồng sức
- Thở mím môi
- Hít hơi nước nóng, hoặc xịt thông mũi giúp đường thở thông thoáng và sách hơn
- Chọn tư thế ngồi thoải mái, nên ngồi thẳng để đường thở dễ dàng hơn.
- Sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể giúp loại bỏ cảm giác khó thở. Lực của luồng không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi.
- Uống trà gừng bằng cách cắt vài lát gừng tươi cho vào 2 cốc nước sôi. Đậy nắp trong 10 phút, cho thêm chanh và mật ong vào rồi uống, giúp dễ thở hơn.
- Không hoạt động liên tục, đặc biệt tránh hoạt động khom lưng gập người như nghề bốc vác, khiêng đồ nặng, cần có thời gian nghỉ ngơi thường xuyên trong một hoạt động.
- Chuẩn bị thiết bị đo áp độ bão hòa oxy trong máu ngoại biên (SpO2)
- Làm việc với tần suất vừa phải, không làm việc quá gắng sức
- Bắt đầu với tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, điều tiết hơi thở sau đó mới chuyển qua bài tập chạy. Nghiêm cấm tập chạy khi khó thở vì có thể gây ra tình trạng khó thở nặng hơn, dẫn đến ngất.
- Tập thở với các bài tập đơn giản như động tác thiền, yoga
- Thở bụng thư giãn làm cho hơi thở sâu và không gồng sức tại cơ ngực, phổi.
Khó thở kèm theo triệu chứng khác thì nên làm gì?
Khó thở kèm chóng mặt nên làm gì?
Khó thở, chóng mặt là các triệu chứng thông báo rằng cơ thể đang mắc một vấn nào đó. Và việc này do nhiều nguyên nhân gây nên có thể kể đến: vấn đề tâm lý, vận động mạch hoặc quá sức, bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch, bệnh đường hô hấp, hoặc phụ nữ mang thai,…
Và dù như thế nào cũng cần có cách xử trí kịp thời
Đối với cơ chóng mặt, khó thở ở mức độ nhẹ thì có biện pháp để hỗ trợ giảm triệu chứng như sau:
- Dừng việc đang làm, để mắt nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể, ngồi thẳng hoặc trong tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Cung cấp năng lượng: uống nhiều nước lọc, nước đường, trà gừng mật ong.
- Bài tập massage
Nếu trường hợp trên khi xử trí mà không thuyên giảm nên đưa đến cơ quan y tế gần nhất.
Khó thở, đau tim thì cần có biện pháp nào để cải thiện?
Khó thở và đau tim là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh tim mạch. Vì thể cần phải xử trí kịp thời để không có biến chứng nguy hiểm nào xảy ra, có thể kể đến các phương pháp sau:
- Thở sâu
- Thở mím môi
- Ngồi thả lỏng
- Hít hơi nước
Đưa bệnh nhân đến cơ quan Y tế gần nhất để xử lý nếu tình trạng nặng hơn. Ngoài ra tập thói quen để cải thiện tình trạng như sau:
- Bỏ thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều chất độc hại, bụi bẩn, có nguy cơ gây dị ứng.
- Giữ cân nặng phù hợp, tập luyện thể thao điều độ và phù hợp với thể trạng
- Chế độ ăn ít muối, ăn nhiều trái cây, rau củ để cung cấp vitamin dinh dưỡng
Khó thở, nghẹt mũi điều nên làm để cải thiện?
Do tình trạng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, xuất hiện một lượng chất nhầy ngăn cản sự lưu thông không khí và làm cho người bệnh không thể thở được bình thường.
Nguyên nhân có thể do cảm lạnh, dị ứng thời tiết, chất lượng không khí,…
Và khi gặp tình trạng này bạn cần:
- Vệ sinh mũi mỗi ngày để làm sạch chất nhầy
- Uống đủ nước, bổ sung vitamin cần thiết.
- Dùng thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc thông mũi dạng xịt, thuốc kháng histamin.
Qua những thông tin được đưa trong bài này, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn và cùng phòng tránh để có lá phổi khỏe mạnh nhé!