Bệnh Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Tiên lượng sau điều trị

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Phổi là một cơ quan hô hấp quan trọng trong cơ thể người. Các bệnh lý về phổi có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp này. Một trong số đó là tràn khí mang phổi. Bệnh lý này được nhiều người quan tâm bởi diễn biến bất ngờ, không có dấu hiệu trước đó. Và bệnh thường phát hiện ở những người trẻ tuổi. Cùng cập nhật những kiến thức về bệnh lý này trong bài viết dưới đây:

Tràn khí màng phổi là bệnh lý gì?

Trong khoang ngực của con người có chứa nhiều cơ quan, nội tạng. Trong đó có phổi. Phổi được ngăn cách với thành ngực bởi một khoang rỗng. Tràn khí màng phổi chính là tình trạng khí tích tụ ở khoang rỗng này. Nguồn gốc của không khí này có thể từ bên ngoài vào hoặc từ phổi. Không khí càng nhiều thì gây chèn ép đến các phế nang. Dần dần dẫn tới thể tích phổi bên tràn khí bị thu hẹp lại, người ta gọi đó là xẹp phổi.

Khi đó thì thể tích trao đổi khí tại phổi giảm dẫn tới tình trạng người bệnh cảm thấy khó thở tuỳ mức độ xẹp. Càng xẹp nặng thì khó thở càng nhiều.

Đây là một bệnh lý đột ngột, không báo trước, Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới hiện nay là khoảng 1/215.000 đế 1/ 67.000. Phần lớn chúng ta đều không biết được nguyên nhân gây bệnh.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Phân loại tràn khí màng phổi:

Tràn khí màng phổi tự phát

Bạn sẽ không tìm được nguyên nhân gây bệnh của nó. Theo thống kê thì bệnh thường gặp nhiều ở nam giới với tỷ lệ lên đến 75%. Hầu hết trong số họ đều là những người khoẻ mạnh. Trước đó không hề có các chấn thương hay vết thương hở nào vùng ngực. Người bệnh có tuổi trung bình từ 15 đến 34 tuổi. Cơ chế thường là do vỡ các bóng khí trên bề mặt phổi. Và những người cao gầy thì có tỷ lệ nhiều hơn so với người còn lại. Nguyên nhân là do áp lực âm trên đỉnh phổi của họ thấp hơn làm bóng khí vỡ một cách dễ dàng.

Đặc biệt một số phụ nữ mắc tràn khí màng phổi lại có liên quan đến chu kì kinh nguyệt. Thường thấy là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng của họ giống hết tràn khí màng phổi. Thế nhưng thời gian xuất hiện bệnh lại có tính chu kỳ, kiên quan mật thiết đến kì kinh của người phụ nữ. Có một số học thuyết cho rằng đến thời kì kinh, một số lượng nhỏ các mô ở tử cung di chuyển lên phổi và làm tổ ở màng phổi gây ra hiện tượng trên.

Tỷ lệ tái phát trong các trường hợp tràn khí màng phổi tự phát là 30%. Thường diễn biến sau 2 năm sau khi điều trị khỏi hoàn toàn.

Hình ảnh giải phẫu khoang màng phổi
Hình ảnh giải phẫu khoang màng phổi

Tràn khí màng phổi tự phát tái phát

Loại này được chia ra làm hai loại nhỏ đó là tái phát và thứ phát. Tái phát tức là trước đó người bệnh đã từng có tiền sử tràn khí màng phổi rồi. Còn tràn khí thứ phát thường xuất hiện trên những người có một số bệnh lý hô hấp nền trước đó như COPD, hen phế quản, lao phổi, ung thư phổi, nang kén khí, xơ phổi…. Thường gặp ở những người trên 30 tuổi.

Tràn khí màng phối có nguy hiểm không?

Để nói về mức độ nguy hiểm thì đây cũng được coi là một trong những cấp cứu nội khoa tại các bệnh viện. Với những bệnh nhân có mức độ tràn khí nặng, tỷ lệ xẹp phổi cao nếu không cấp cứu kịp thời, dẫn lưu khí ra ngoài thì sẽ khiến cơ thể thiếu hụt oxy một cách trầm trọng. Và hậu quả là truỵ tim, ngừng tuần hoàn nhanh chóng.

Còn với các trường hợp tràn khí ít thì bệnh biểu hiện khá sơ sài, người bệnh thấy đau ngực cộng với khó thở. Cần có những thiết bị y tế chuyên khoa và bác sĩ khám mới phát hiện bệnh. Nếu không rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác.

Các triệu chứng của tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là một bệnh lý của hệ hô hấp, Bởi vậy các triệu chứng của nó thường đặc trưng cho hệ cơ quan này. Người bị tràn khí màng phổi sẽ biểu hiện ở các triệu chứng cơ năng và thực thể.

Triệu chứng cơ năng trong tràn khí màng phổi

Để tăng thêm độ chính xác cho chẩn đoán bệnh thì các bác sĩ cần dựa vào kinh nghiệm khám và tìm ra các triệu chứng cơ năng mà người bệnh biểu hiện. Triệu chứng trong tràn khí màng phổi sẽ biểu hiện bao gồm:

  • Bệnh này khởi phát rất đột ngột, không có những dấu hiệu báo trước. Người bệnh có cảm nhận ngực đau nhói, dữ dội.
  • Khó thở: Đây là triệu chứng đặc trưng và thường thấy ở hầu hết người bệnh. Mức độ khó thở từ nhẹ đến nặng, rất khó thở phụ thuộc vào tình trạng lượng khí nhiều hay ít gây chèn ép trong khoang màng phổi. Nếu có các bệnh lý về phổi trước đó thì sẽ là yếu tố kết hợp dẫn đến tình trạng nặng hơn.
  • Có thể có ho khan.
  • Triệu chứng sốt có thể có hoặc không.
  • Nếu tình trạng tràn khí diễn ra nặng thì người bệnh sẽ có khó thở nặng, thở gấp, nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, môi tím tái. Nặng hơn là truỵ tim, ngừng tuần hoàn.
Nam có thân hình cao, gầy là những người có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
Nam có thân hình cao, gầy là những người có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn

Triệu chứng thực thể của tràn khí màng phổi

Chúng ta sẽ chia ra hai trường hợp cụ thể đó là tràn khí với lượng ít và tràn khí nhiều.

Tràn khí ít: Khi nghe phổi chỉ thấy rì rào phế nang giảm.

Tràn khí lượng nhiều:

  • Quan sát lồng ngực: Lồng ngực bên có tràn khí sẽ thấy khoang liên sườn giãn. Cử động thở cũng giảm so với bên lành.
  • Tam chứng Galliard là triệu chứng đặc trưng trong tràn khí màng phổi bao gồm gõ vang, rung thanh giảm hoặc mất, rì rào phế nang giảm hoặc mất.
  • Hội chứng bình kim khí: Khi nghe phổi có tiếng giống như khi ta thổi hơi vào một chiếc bình kín. Hoặc nghe tiếng nói, tiếng ho giống như khi ta nói, ho vào bình.

Trên đây là các triệu chứng mà khi bạn đến bệnh viện bác sĩ cần phải khám một cách kĩ lưỡng trước khi kết luận về chẩn đoán bệnh. Ngoài ra còn phải dựa vào các xét nghiệm cân lâm sàng để tăng độ chính xác của nó. MÀ quan trọng nhất đó là chẩn đoán hình ảnh bằng phim X – quang phổi, chụp cắt lớp vi tính ngực… Còn về nguyên nhân thì có các xét nghiệm máu, BK đàm, khí máu động mạch, điện tâm đồ ECG, soi màng phổi…

Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh
Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh

Nguyên nhân dẫn tới tràn khí màng phổi

Như đã nói ở trên thì tràn khí màng phổi được phân ra 2 loại đó là tự phát và tái phát. Trong các trường hợp tự phát thì người ta không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh diễn biến trên cơ thể người bình thường và không có dấu hiệu báo trước.

Còn đối với các trước hợp tái phát hay thứ phát thì các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Tiền sử tràn khí màng phổi trước đó.
  • Có tiền sử bệnh lý viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
  • Tiền sử lao phổi.
  • Hen phế quản.
  • Ung thư phổi nguyên phát hoặc ung thư phổi di căn.
  • Xơ phổi.
  • Nang kén khí.
  • Vỡ khí.
  • Xơ phổi kẽ lan toả.
  • Bệnh bụi phổi.
  • Sau chấn thương.
  • Sau phẫu thuật.

Điều trị tràn khí có để lại di chứng? Tiên lượng bệnh

Hiện nay với những trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật cao thì điều trị tràn khí màng phổi không phải là một việc quá khó khăn đối với các bác sĩ. Có 3 phương pháp điều trị chính được áp dụng bao gồm:

  • Chọc hút khí màng phổi: Sử dụng kim hoặc máy hút để dẫn khí trong màng phổi ra ngoài. Phương pháp này khá thô sơ được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu  khẩn cấp và trường hợp nặng mà chưa thể dẫn lưu.
  • Dẫn lưu màng phổi: Là phương pháp thường ứng dụng nhất ở nhiều bệnh viện. Người ta sẽ dùng dụng cụ máy dẫn lưu chuyên dụng để dẫn lưu ngực. Nguyên tắc đó là kín, một chiều, triệt để và vô trùng tuyệt đối.
  • Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp hiện đại và ít xâm lấn nhất hiện nay. Cách này có thể giúp các bác sĩ điều trị nguyên nhân gây bệnh một cách triệt để, xử trí các bóng khí, kén khí. Thời gian nằm viện ngắn.

Tuỳ tình trạng bệnh cũng như cơ sở vật chất của bệnh viện nơi điều trị cùng hội chẩn của các bác sĩ mà bệnh nhân sẽ được quyết định phương pháp điều trị thích hợp.

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc tràn khí tái phát thì tỷ lệ điều trị khỏi và không để lại di chứng là rất cao. Tỷ lệ tái phát trong trường hợp này là 30%. Thông thường sẽ tái phát sau khoảng 6 tháng đến 3 năm. Còn đối với tràn khí tái phát, thứ phát thì tiên lượng điều trị khó khăn hơn. Nhất là đối với các bệnh nhân có bệnh lý nên nặng. Tỷ lệ tái phát trong vòng 5 năm.

Đa số các trường hợp tràn khí màng phổi vừa và nhẹ đều có tiên lượng tốt, điều trị khỏi và không để lại di chứng
Đa số các trường hợp tràn khí màng phổi vừa và nhẹ đều có tiên lượng tốt, điều trị khỏi và không để lại di chứng

>>>Xem thêm

Những ai có nguy cơ mắc bệnh cao?

Hiện nay qua các thống kê của tổ chức y tế trên thế giới cho thấy đối tượng có nguy cơ cao bị tràn khí màng phổi đó là những người nằm trong độ tuổi từ 20 – 40. Những người cao, gầy chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong số những người mắc bệnh. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường đó là:

  • Về giới tính: Tỷ lệ nam giới bị nhiều hơn nữ giới.
  • Người thường xuyên hút thuốc: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh về đường hô hấp. Và tràn khí màng phổi là một trong số đó.
  • Theo di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy tràn khí màng phổi cũng có yếu tố di truyền trong gia đình.
  • Những người đã từng mắc các bệnh về nhiễm trùng phổi hay bị tràn khí màng phổi trước đó thì cũng có nguy cơ bị tràn khí tiếp theo.

Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả?

Trên thực tế thì người ta chưa tìm ra được bất cứ những yếu tố liên quan hay ảnh hưởng đến quá trình bị bệnh trong các trường hợp tràn khí tự phát. Bởi nó diễn ra một cách đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Vì thế nên rất khó để biết được cách phòng bệnh.

Còn đối với những người đã có tiền sử bị và phòng tái phát thì nên chú ý những điều sau:

  • Ngừng hút thuốc.
  • Không lặn sâu.
  • Khi di chuyển bằng máy bay cần có dẫn lưu màng phổi.
  • Theo nghiên cứu thì tỷ lệ tái phát của bệnh là 30%, và thường sẽ dễ tái lại sau 2 năm sau khi được điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu bạn tuân thủ tốt các biện pháp phòng bệnh trên thì tỷ lệ mắc lại sẽ giảm đi rất nhiều.

Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời chính là nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị tràn khí màng phổi. Để giảm thiểu tỷ lệ bệnh, các bạn trẻ phải có một lối sống sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ của chính mình.