Viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? Chăm sóc trẻ thế nào?

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Nhiều ba mẹ băn khoăn rằng: ‘Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thì bao lâu là khỏi?”. Cùng Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh giải đáp thắc mắc, cũng như đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi chăm bé nhé!

Dấu hiệu của trẻ bị viêm phổi

Bệnh viêm phổi được gọi là viêm phế quản, là bệnh phổ biến thường mắc bệnh ở đối tượng là trẻ nhỏ đặc biệt hơn là trẻ sơ sinh. Nguyên do chủ yếu là hệ miễn dịch của bé còn yếu, chưa hoàn thiện dễ dàng cho vi khuẩn, virus xâm nhập.

Biểu hiện viêm phổi ở trẻ
Biểu hiện viêm phổi ở trẻ

Theo thống kế của bệnh viên Nhi đồng, viêm phổi là bệnh dễ mắc ở trẻ nhóm dưới 3 tuổi với tỉ lệ chiếm trên 80% và trong đó dưới 12 tháng tuổi chiếm 65% so với tổng trẻ mắc.

Triệu chứng nào là dấu hiệu biết trẻ bị viêm phổi

  • Trẻ bí kém hoặc bỏ bú
  • Sốt trên 37,5 độ C, hoặc hạ thân nhiệt
  • Trẻ thở nhanh trên 60 lần/phút, hoặc tình trạng khó thở
  • Ho có đờm
  • Quấy khóc
  • Ngưng thở hoặc tím, nhất là trẻ sinh non

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Thời gian điều trị viêm phổi đối với trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là mức độ nặng nhẹ của bệnh, những tác nhân gây bệnh và thể trạng của trẻ.

Thông thường, thời gian điều trị trong 5-10 ngày nếu khả năng đáp ứng của trẻ tốt và mức độ của bệnh. Tuy nhiên, có những trường hợp nặng hơn có thể kéo dài lên đến 2- 3 tuần. Và ba mẹ, và các y bác sĩ cần phải hết sức cẩn trọng theo dõi tình hình bênh. Ngoài ra, ba mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị viêm phổi của trẻ sơ sinh tại bệnh viện, cũng như chăm sóc tại nhà cho bé.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi

Bệnh viện Lao Phổi Quảng Ninh sẽ phân tích rõ hơn về các yếu tố quyết định đến thời gian điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm phổi

Đây là nguyên do chính yếu, vì tổn thương phổi càng nặng thì thời gian điều trị phải kéo dài. Ngoài ra còn dẫn đến các biến chứng nghiệm trọng khác nếu không điều trị kịp thời: Suy hô hấp, nhiễm trùng máu, viêm màng não, tràn dịch, tràn khí màng phổi,.. có nguy cơ tử vong (hiếm gặp)

Tác nhân gây bệnh

Cơ thể bé với hệ miễn dịch chưa hoàn toàn phát triển toàn diện, chính vì lý do đó mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây bệnh. Có thể kể đến các loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi như sau:  Streptococcus agalactiae, E. coli, L. monocytogenes, Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenza, Klebsiella. 

Ở mỗi loại vi khuẩn khác nhau thì ảnh hưởng đến cơ thể và tạo ra mức độ tổn thượng nặng nhẹ khác nhau.

Khả năng gây bệnh cao do những vi khuẩn kháng kháng sinh: trực khuẩn mủ xanh, Enterobacteriaceae spp, Staphylococcus aureus… 

Thể trạng của trẻ

Sự đáp ứng của trẻ là một trong những nguyên do ảnh hưởng đến thời gian điều trị. Mỗi cơ thể cho ra đáp ứng khác nhau, cùng một liều thuốc nhưng bé này nhanh khỏi hơn bé khác. Và các nguyên do để kéo dài thường lo do

  • Bé sinh non, nhẹ cân
  • Bé bị suy dinh dưỡng
  • Bé bị suy giảm miễn dịch
  • Bé có bệnh mãn tính: bệnh phổi mạn
  • Khi bú mẹ, trẻ hay bị trớ sữa, sữa theo đường hô hấp đi vào phổi, càng hít nhiều sữa thì càng tăng khả năng viêm phổi

Hay do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến kéo dài thời gian điều trị

  • Trẻ sống ở điều kiện không đủ ấm, hoặc đủ ấm kỹ quá không thoát mồ hôi được
  • Ở môi trường kém vệ sinh: không khí, nguồn nước bị ô nhiễm

Viêm phổi có nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh?

Viêm phổi là bệnh phổ biến ở trẻ, đã có phác đồ điều trị hiệu quả nếu ba mẹ cho xử trí kịp thời. Tuy nhiên do sự chủ quan hay sự thiếu hiểu biết chăm sóc con của các bậc phụ huynh làm cho cơ thể bé bị viêm phổi nặng do không được chuẩn đoán và chữa trị sớm. Từ đó, gây ra những biến chứng nguy hiểm và cực kì nặng nề.

Những biến chứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh mắc viêm phổi

  • Nhiếm trùng máu: Vi khuẩn sau khi gây bệnh tại phổi, và có thể xâm nhập và lan ra đến máu. Nếu không xử lý gây nên tử vong.
  • Viêm màng não: Vi khuẩn với diễn biến nhanh, và phát triển nhanh chóng, cơ thể yếu ớt của bé không chống nổi. Vi khuẩn xâm nhập lên não, và gây các tổn thương não khó phục hồi: tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh, giảm khả năng vận động, điếc, mù,..
  • Tim mạch: Thì bệnh biến chứng phổ biến là tràn dịch mang tim, trụy tim do phản ứng sốc thuốc, kháng thuốc ở trẻ.
  • Tràn mủ màng phổi
  • Còi xương và kém phát triển
  • Kháng kháng sinh: biến chứng gây ra cho các y bác sĩ đau đầu, và cần kết hợp nhiều loại kháng sinh, gây tốn kém tiền bạc và thời gian.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi.

Đưa ngay tới y tế gần nhất để bác sĩ chuẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp. Cha mẹ không được tự ý mua thuốc nhất là thuốc kháng sinh vì có thể sử dụng không hợp lý gây kháng kháng sinh.

Chăm sóc trẻ khi bị viêm phổi
Chăm sóc trẻ khi bị viêm phổi

Đối với viêm phổi do virus thì thuốc kháng sinh không có tác dụng.

Ho được đánh giá là một phản xạ tốt, để xuất đờm ra đường thở.

Điểm qua những cách chăm sóc hiệu quả để giúp bé mau khỏi bệnh

Hạ sốt là điều nên làm đầu tiên

Chườm ấm tích cực

Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C cho trẻ uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

Vỗ lồng ngực nhẹ nhàng giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả

Trước bữa ăn hoắc sau khi ăn 1 giờ thì thực hiện vỗ lưng để tránh tình trạng nôn ở trẻ. Chú ý hút đờm dãi khỏi mũi và trẻ trước khi vỗ, và có thể vỗ nhiều lần trong ngày. Cách thực hiện như sau

Cởi bỏ áo quần bó ra khỏi người bé, và ba mẹ sử dụng tay trần không đeo trang sức như nhẫn, đồng hồ

Phủ một tấm vải mỏng lên người trẻ, tránh vỗ trực tiếp vào da

Gập bàn tay ở cổ, khum bàn tay lại. Ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ vào lồng ngực bé nhẹ nhàng, đều đặn, bạn nghe thấy âm thanh rỗng bồm bộp do khí kẹt giữa lòng bàn tay khum lại và lồng ngực tạo ra. Còn khi bạn nghe âm thanh bèn bẹt, thì do dùng sai tư thế tay.

Vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ

  • Dùng khăn mềm lau sạch nước mũi, nước dãi và vứt ngay khăn bẩn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng. Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc cho bé
  • Cho bé bú sữa mẹ trong thời kì phát triển và sau đó ăn những chất giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng dễ nuốt
  • Chia thành nhiều bữa, mỗi bữa ít hơn bifh thường, không ép ăn
  • Dùng hỗ hợp mật ông, gừng chanh để pha cho trẻ uống để giảm ho.

Hi vọng bài viết này đã giải đáp hết các thắc mắc của bậc phụ huynh.