Phòng và xử trí viêm đường hô hấp ở trẻ khi trời rét

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết giá rét, ô nhiễm khói bụi thì những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vì vậy, việc phòng bệnh và xử trí đúng khi trẻ bị viêm đường hô hấp là vô cùng quan trọng.

Viêm đường hô hấp (VĐHH)

Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi – họng, VA, viêm amydal, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. VĐHH trên thường gặp và diễn biến nhẹ. VĐHH dưới ít gặp hơn, nhưng thường diễn biến nặng như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

VĐHH trên: VĐHH trên được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính sẽ diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng. Ở trẻ em dưới 1 tuổi đôi khi nôn nhiều, quấy khóc. Khi khám họng lúc đó sẽ thấy niêm mạc họng đỏ rực, sau đó, các dấu hiệu trên mất đi. Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn trên, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, trẻ hay bị viêm phế quản, viêm phổi.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Khi bị VĐHH cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ chuyển thành mạn tính. Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhày chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Ngoài chảy mũi, trẻ ngủ thường thở bằng miệng.

Viêm tai giữa cấp cũng là một biến chứng hay gặp của nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực hoặc nặng có thể gây biến chứng nội sọ do viêm tai.

VĐHH dưới: Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp tính lan tỏa cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, khởi đầu thường do các tác nhân virus, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.

Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, rất dễ bị viêm phế quản phổi. Trẻ viêm phế quản phổi ở giai đoạn khởi phát chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát, trẻ sốt cao hoặc có thể bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang còn bú có những triệu chứng và dấu hiệu: trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ…

Mặc ấm cho trẻ vào mùa đông giúp phòng bệnh đường hô hấp.

Mặc ấm cho trẻ vào mùa đông giúp phòng bệnh đường hô hấp.

Cần xử trí đúng

Không phải bất cứ trường hợp VĐHH nào cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay cho nhập viện điều trị nội trú. Nhưng cũng không phải vì coi nhẹ VĐHH mà mọi trường hợp VĐHH đều được tự điều trị tại nhà và theo dõi lơ là, chủ quan.

Các trường hợp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực, không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú… thì được nhận định là không viêm phổi. Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong… dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà.

Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa; trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng chưa có các dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này, thuốc kháng sinh bắt đầu được sử dụng. Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám ngoại trú…) rồi hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách cho trẻ uống thuốc tại nhà và chăm sóc trẻ. Hẹn đưa trẻ đến khám lại sau 2 ngày.

Trường hợp nặng, trẻ có các dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú… là các trường hợp cần được cấp cứu. Cần phải tìm mọi cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện, các trung tâm y tế có đủ phương tiện tốt để cấp cứu và điều trị cho trẻ.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh bệnh VĐHH ở trẻ, các bậc phụ huynh cần tăng cường ủ ấm cơ thể trẻ. Khi đi ra ngoài, cần mặc quần áo dài tay, đội mũ nón… Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh thì phải trang bị áo ấm, khăn quàng cổ và hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết.

Có thể tăng sức đề kháng bằng nhiều biện pháp như: cho trẻ uống thuốc bổ, vitamin cần thiết ngăn ngừa cảm cúm, tiêm phòng bệnh cúm cho trẻ; cung cấp nhiều chất kháng thể qua các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, dưa hấu…; cho trẻ ăn những món tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh như: các món cá, rau trái… Khi thấy những dấu hiệu bất thường như trẻ sốt, ho, sổ mũi nhiều, nên đưa ngay đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh lưu ý không nên tự chữa bệnh cho con. Khi thấy con ho, sốt, không ít người đã tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về tự điều trị. Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ vào viện trong tình trạng bệnh nặng do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ khi dùng thuốc bừa bãi. Vì thế, khi có những triệu chứng kể trên, cách tốt nhất là cho trẻ đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)