Khi mới sinh, những đứa trẻ bé nhỏ non nớt luôn là trung tâm được cả nhà chú ý đến. Bất kể chỉ là một tiếng ho, hắt hơi, chảy nước mũi hay thở nhanh cũng khiến cha mẹ cuống cuồng lên. Nhất là đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ. Khi chăm sóc bé nếu để ý bạn sẽ thấy khi ngủ trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng không biết có nguy hiểm không? Hãy đi tìm câu trả lời cho vấn đề này cùng với chúng tôi trong bài viết sau:
Mục lục:
Nhịp thở bình thường và đặc điểm hô hấp ở trẻ sơ sinh
Cho những ai chưa biết thì các chỉ số sinh tồn như nhịp thở, nhịp tim, huyết áp… ở trẻ sơ sinh sẽ khác số với người trưởng thành. Bởi vậy một vài các dấu hiệu như thở mạnh, thở không ổn định hoặc có các nhịp bị ngắt giữa chừng thì trước tiên ba mẹ nên làm theo hướng dẫn ở các mục bên dưới để đánh giá tình trạng của bé, không nên quá lo lắng. Giải thích cho điều này các chuyên gia Nhi khoa nói rằng đó là do cấu tạo sinh lý cơ thể trẻ mới sinh chưa hoàn chỉnh cho nên không giống với người lớn. Hệ hô hấp của trẻ còn non nớt và đang trong quá trình phát triển đầy đủ cũng như học cách vận hành phổi và các cơ quan hô hấp khác. Theo đó nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh là từ 30-60 lần/ phút. Cũng có trường hợp một số bé thở nhanh gấp khoảng 20 lần/ phút, chủ yếu là vào lúc ngủ. Bước vào giai đoạn tháng thứ 6 thì nhịp thở sẽ ổn định, khoảng 25-40 lần/ phút.
Sinh lý hô hấp ở trẻ sơ sinh có những đặc điểm sau:
- Trẻ thở bằng mũi nhiều hơn bằng miệng.
- Thành ngực của trẻ mềm hơn so với người lớn do được cấu tạo chủ yếu từ sụn.
- Đường thở trẻ sơ sinh hẹp hơn so với người lớn. Vì vậy mà quá trình thở dễ gặp phải cản trở.
- Nhịp thở của trẻ tuân theo chu kỳ. Cụ thể là trong quá trình thở trẻ có thể dừng lại khoảng 5s giữa các nhịp. Hiện tượng này sẽ mất đi khi bé lớn lên.
Trẻ sơ sinh thở nhanh, bụng phập phồng có phải là bệnh lý
Theo như những đặc điểm được mô tả bên trên về sinh lý hô hấp ở trẻ sơ sinh thì việc trẻ sơ sinh thở mạnh,bụng phập phồng vốn rất bình thường. Hơn thế nữa đôi khi chúng ta còn bắt gặp tình trạng trẻ thở ra tiếng, nhịp thở gấp gáp, nặng nề… cũng không có gì là lạ. Bởi như đã nói thì cấu tạp đường thở của trẻ trong giai đoạn này chưa hoàn chỉnh, khác với người lớn. Trẻ cũng đang trong thời gian học cách vận hành bộ máy hô hấp của mình. Nhưng cũng không nên vì vậy mà bố mẹ chủ quan khi thấy trẻ thở mạnh. Vì vậy chúng ta cần phải kết hơp với tình trạng cụ thể của trẻ như việc âm thanh thở mạnh này phát ra từ lỗ mũi hay vòm họng, khi đang ngủ hay trong hoạt động ăn uống, vui chơi hàng ngày mà xác định triệu chứng đó có phải là biểu hiện nguy hiểm hay không.
Thấy trẻ sơ sinh thở nhanh ba mẹ nên làm gì
Khi phát hiện ra trẻ sơ sinh có dấu hiệu thở mạnh, thở nhanh thì đầu tiên ba mẹ nên thực hiện các bước kiểm tra mà chúng ta có thể chủ động thực hiện được theo những cách dưới đây:
- Nghe nhịp thở của trẻ: Áp sát một bên tai của ba mẹ đặt bên cạnh mũi, miệng của bé. Tập trung nghe xem tiếng thở có gì nặng nhọc, khò khè hay không.
- Quan sát: Tầm mắt của chúng ta sẽ đặt ngang với tầm ngực của trẻ. Quan sát kỹ các chuyển động lên xuống của hõm ngực theo từng nhịp khi trẻ hít vào và thở ra.
- Dựa vào cảm giác: Ba mẹ áp má mình vào ngay bên cạnh miệng và mũi của con để cảm nhận hơi thở.
Nếu thấy trẻ thở mạnh, bụng phập phồng tần suất thường xuyên mà lại kèm theo các dấu hiệu như sốt, khò khè thì rất có thể trẻ đang mắc phải bệnh lý về hô hấp chứ không đơn giản là triệu chứng thường. Ba mẹ có thể thực hiện thêm một bước nữa là đếm nhịp thở của trẻ:
- Đếm nhịp thở cần thực hiện khi trẻ nằm yên hoặc đang ngủ, không khóc cũng không bú. Như vậy khi đếm mới cho kết quả chính xác được.
- Tiến hành đếm nhịp thở của trẻ trong thời gian 1 phút. Nên thực hiện đếm khoảng 2-3 lần để cho kết quả chính xác.
- Đếm xuyên suốt nhịp thở của trẻ trong vòng đúng tròn 1 phút. Không nên đếm nửa chừng rồi nhân đôi hoặc đếm trong vòng 15 phút rồi nhân 4. Kết quả như vậy sẽ cho không chính xác bởi quá trình thở của trẻ sơ sinh là không lặp lại đều đặn.
- Ba mẹ có thể căn bắt đầu từ khi lồng ngực trẻ nhô lên đếm là 1, hạ xuống nhô lên lần tiếp theo đếm là 2 và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết 1 phút.
- So sánh nhịp thở này với nhịp thở sinh lý của trẻ sơ sinh xem trẻ đang thở bình thường, nhanh hơn hay chậm hơn.
Ba mẹ nào cũng sẽ thấy bất an nếu con thở mạnh liên tục, nhất là thở sâu và thở gấp. Khi này ba mẹ có thể làm một số cách dưới để để giúp bé dễ chịu hơn đó là:
- Thay đổi tư thế ngủ: Việc thay đổi tư thế ngủ này giúp giúp đường thở được khai thông và hoạt động tốt hơn. Hãy đổi một tư thế ngủ khác cho trẻ và lắng nghe xem tình trạng thở mạnh này có còn tiếp diễn nữa không. Nếu bé vẫn vậy, thở khò khè thì có thể bé đang gặp vấn đề gì đó về đường hô hấp.
- Vệ sinh mũi cho con: Việc vệ sinh mũi miệng cho con thì các bậc cha mẹ nên chủ động trang bị cho bản thân. Cách thực hiện cần được hướng dẫn bởi các chuyên gia một cách bài bản. Bởi vì hệ hô hấp của bé còn non kém nên rất dễ mắc các bệnh về mũi họng mà sinh ra dịch nhờn, bụi bẩn lắng đọng trong mũi. Việc vệ sinh mũi sẽ giúp khai thoáng đường thở cho bé. Hãy luôn giữ khoang mũi cho trẻ sạch sẽ để phòng tránh các bệnh về hô hấp. Nhất là trong thời điểm giao mùa. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh. Nhỏ trực tiếp nước muối vào mỗi bên khoảng 2 giọt rồi lau khô. Mỗi tuần ta nên thực hiện như vậy 2-3 lần. Nếu mùa đông thì nên làm ấm nước muối trước khi rửa cho con nhé.
Nếu trẻ thở mạnh có kèm theo sổ mũi, ho thì khả năng cao là bé đã bị cảm lạnh hay cảm cúm. Các triệu chứng này có thể mất đi trong vòng 1 tuần nếu ba mẹ biết chăm sóc con đúng cách. Nhưng cũng không loại trừ được khả năng trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ liên tục, kéo dài là do con bị viêm hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… Lúc này nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu mà trẻ sơ sinh thở nhanh cần đến gặp bác sĩ
Nếu thở mạnh, bụng phập phồng nhưng trẻ vẫn chơi ngoan và bú đều thì ba mẹ không nên quá lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài lại có kèm theo một số biểu hiện báo hiệu nặng dưới đây thì cần phải hết sức chú ý, đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và điều trị đúng cách. Bởi trẻ sơ sinh vô cùng non nớt, các triệu chứng này có thể nhanh chóng tiến triển nặng gây ra những hậu quả nặng nề. Các dấu hiện bệnh lý gồm có:
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
- Trẻ bỏ bú, bú ít hơn so với ngày thường.
- Trẻ sốt liên tục hay có lúc sốt cao.
- Trẻ tím tái, hơi thở mạnh có sự nặng nề kéo dài.
>>>Xem thêm
Nguyên nhân khiến trẻ thở mạnh
Các bác sĩ giải thích trẻ sơ sinh thở mạnh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân dưới đây:
Hệ miễn dịch cùng sức đề kháng kém
Thực tế thì trẻ mới sinh nào cũng sẽ có hơi thở mạnh cùng với chút khò khè khi trong giấc ngủ. Có thể là bé còn có chút dịch mũi. Ba mẹ nên vệ sinh mũi hàng ngày cho con trong khi tắm để làm sạch khoang hô hấp này. Việc mới sinh, khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài kém. Cùng với đó là hệ miện dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn kém nên các vi khuẩn, vi rút thừa cơ hội mà rất dễ xâm nhập vào thông qua đường hô hấp mà gây bệnh. Các biểu hiện của bệnh thường gặp nhất là khó thở, thở khò khè, thở mạnh.
Hô hấp chưa hoàn thiện
Các cơ quan trong cơ thể của trẻ sơ sinh trong đó phải kể đến hệ hô hấp đều đang trong thời kì thích nghi và phát triển hoàn thiện. Bởi vậy mà cơ thể của trẻ chưa thể điều chỉnh được nhịp thở của mình là điều dễ hiểu. Bởi vậy xuất hiện tình trạng thở mạnh, thở nhanh, ngực bụng phập phồng cũng không phải là điều đáng lo ngại nếu đó không có các biểu hiện bệnh lý đặc trưng. Tình trạng này sẽ dần được cải thiện, nhịp thở trở lên ôn định khi bé lớn hơn.
Dị ứng thời tiết
Việc thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ cần phải có thời gian. Nhất là nếu bên ngoài môi trường có các tác nhân như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, bụi bẩn, lông động vật… rất dễ khiến cho đường hô hấp của bé bị kích ứng dẫn đến các biểu hiện như thở manh, thở khò khè. Vì vậy lời khuyên được đưa ra là nếu trong nhà có trẻ con thì cha mẹ không nên để bé tiếp xúc chung không gian với vật nuôi, làm sạch không khí và giữ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết.
Trẻ đang bị bệnh lý
Đây là nguyên nhân khiến các bậc cha mẹ lo lắng nhất khi thấy trẻ thở mạnh. Nếu bắt nguồn từ bệnh lý thì ngoài biểu hiện đó trẻ sẽ thể hiện sự khó chịu một cách rõ ràng như bỏ bú, bú kém, quấy khóc… Ba mẹ nên chú ý đến các biểu hiện nặng như rút lõm lồng ngực, thở gấp, dấu hiệu tím tái… rất nguy hiểm.
Nhiều phụ huynh hiện nay có tâm lý sợ đến bệnh viện, sợ phải cho trẻ dùng nhiều loại thuốc tân dược có tác dụng phụ như kháng sinh nên khi gặp các trường hợp bệnh lý thường cố tự chữa cho con tại nhà. Điều này không nên, bởi do không có chuyên môn nên việc thăm khám phát hiện bệnh không được kịp thời, dễ dẫn đến những chuyển biến xấu. Trẻ có thể gặp phải nguy hiểm bất cứ lúc nào. Khi thấy trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng hãy làm theo hướng dẫn được các chuyên gia hướng dẫn ở trên. Đây chính là kinh nghiệm mà mỗi bậc phụ huynh tích luỹ được khi nuôi con. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong suốt những năm tháng phát triển của con.