Chăm sóc người bệnh lao phổi ho ra máu

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Khi có hiện tượng ho ra máu, dù nhẹ, người bệnh phải nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, hạn chế vận động, đi lại thật nhẹ nhàng. Phải nằm ở tư thế đầu cao hơn thân để ho khạc được hết máu ra ngoài, không đọng lại trong đường thở.

Ho ra máu có thể là dấu hiệu cho biết lao phổi xuất hiện, cũng có thể là hậu quả của lao phổi cho dù bệnh đã được chữa khỏi. Khi chữa khỏi bệnh lao phổi, những di chứng của quá trình viêm nhiễm lâu ngày hoặc sự tạo thành các xơ sẹo sẽ khiến bệnh nhân có thể vẫn ho ra máu. Triệu chứng này cũng là dấu hiệu tái phát bệnh, cho biết sự vi khuẩn lao đã hoạt động trở lại.

So với các loại cấp cứu khác về hô hấp như khó thở, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu đứng hàng đầu về tần suất xuất hiện và mức độ nguy hiểm. Ho ra máu có nhiều mức: nhẹ (chỉ dây lẫn vào đờm), nặng (hàng chục, hàng trăm ml) hoặc tối cấp (cả lít), có thể nguy hiểm đến tính mạng. Máu có thể đông lại trong phế quản, khí quản làm bít tắc đường thở, tràn ngập cả hai bên phổi. Nếu bệnh nhân lại mất một khối lượng máu tuần hoàn đáng kể như trong ho ra máu sét đánh thì không thể cứu chữa được.

Đầu tiên, ho ra máu có thể ở mức độ nhẹ; nhưng nếu không biết chăm sóc sẽ dẫn đến nặng dần. Ngay khi ho ra máu nhẹ, lượng máu ho ra ít, người bệnh đã phải nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Phải có cốc đựng ở ngay bên cạnh để thuận tiện khi sử dụng. Không được nuốt vì máu vào dạ dày sẽ có thể gây nôn. Nên giải thích an ủi để bệnh nhân không hoang mang, lo lắng nhằm giúp nhanh cầm máu và giảm ho. Có thể cho uống thuốc an thần, giảm ho nhẹ như seduxen, codein… Nên ăn nhẹ, nguội, chọn ăn đồ lỏng, dễ tiêu như súp, cháo. Không ăn cay và tuyệt đối cấm uống rượu.

Khi ho ra máu nặng, bệnh nhân phải nằm tại giường, nghỉ ngơi tuyệt đối. Mọi phục vụ sinh lý phải thực hiện tại chỗ. Người bệnh nằm đầu cao. Khi ho ra máu, nghiêng đầu sang một bên, người phục vụ đứng cạnh ghé sát cốc đựng vào miệng, người bệnh chỉ việc khạc ra mà không phải cất đầu lên. Cần dùng thuốc an thần giảm ho mạnh hơn. Không nên cho người đến thăm nom nhiều hoặc đánh thức người bệnh dậy, vì rất dễ gây ho ra máu trở lại.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Bệnh nhân ho ra máu nặng khi “lơ mơ” ngủ sẽ giảm phản xạ ho khạc do tác dụng của thuốc, khiến máu rất dễ đông lại trong đường thở. Vì vậy, cần lưu ý để tránh tình huống xấu.

BS Bình LâmSức Khỏe & Đời Sống