a) Khoa Xét nghiệm: Thành lập 1967
Bệnh viện Lao & Phổi Quảng Ninh ngày nay được thành lập tiền thân là Trạm chống lao và Bệnh viện Chống lao (viết tắt là K67). Cùng với sự ra đời của Bệnh viện, phòng Xét nghiệm cũng được thành lập để phục vụ cho công tác khám phát hiện bệnh nhân lao. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy cam go và khốc liệt, tất cả nhân lực và vật lực đều phục vụ cho tiền tuyến nên điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc của Bệnh viên lúc bấy giờ còn rất khó khăn và thiếu thốn. Cùng với tình hình chung lúc đó, Khoa xét nghiệm thuở ban đầu chỉ là một Phòng Xét nghiệm nhỏ nằm trong tổ Lao cùng với Khoa XQuang. Đến tháng 4/1969, tổ được tách ra hình thành Phòng Xét nghiệm và đến tháng 1989 phòng được đổi tên thành Khoa XN trực thuộc khối Cận lâm sàng.
b) Tổ chức, cán bộ và nhân viên Khoa Xét nghiệm
* Về tổ chức Khoa Xét nghiệm: Khoa được giao 14 biên chế;
Tổng số 14 (biên chế 10, hợp đồng 04)Trong đó : BSCK I: 01, Bác sỹ Y tế dự phòng: 01, Đại học khác: 03, KTV: 03 , Điều dưỡng – Y sỹ: 05, Hộ lý: 01.
Lãnh đạo, nhân viên Khoa Xét nghiệm qua các thời kỳ
* Trưởng khoa:
Người đầu tiên được giao nhiệm vụ quản lý Phòng Xét nghiệm là Y sỹ Hà Thị Nhị thời kỳ (1969-1979);
Tiếp đó là Kỹ sư Nguyễn Thị Lan thời kỳ (1979-1980);
Từ năm (1980-1989) Bác sỹ Nguyễn Văn Kháng;
Từ năm (1989- 5/1991) KTV Nguyễn Thị Sếu lại được giao nhiệm vụ quản lý Khoa XN;
Từ năm (1991-2009) là Thạc sỹ Lê Thị Hoa;
Từ 2009 đến nay BS CKI Lê Thị Năm, Trưởng Khoa.
* Phó khoa : CN. Nguyễn Thị Minh Châu
* KTV Trưởng: Hoàng Thị Cúc
c) Chức năng, nhiệm vụ:
– Thực hiện các xét nghiệm thường quy : Huyết học, Sinh hóa, Vi sinh phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh.
– Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu: Nuôi cấy Vi khuẩn Lao trên môi trường LW, đặc biệt năm 2010 khoa triển khai kỹ thuật nuôi cấy trên môi trường lỏng MGIT giúp cho việc trả lời kết quả được sớm hơn. Đến tháng 9/2012 được sự quan tâm của CTCL khoa Xét nghiệm được trang bị thêm máy GeneXpert giúp cho chẩn đoán lao kháng Rifampicine chỉ sau 2 giờ đã cho kết quả.
– Tham gia nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở và áp dụng có hiệu quả trong công việc thực tế.
– Tham gia công tác chỉ đạo tuyến:
+ Tập huấn, đào tạo cho cán bộ XN lao tuyến huyện.
+ Kiểm tra, giám sát công tác XN lao tuyến huyện.
d) Thành tích hoạt động
– Giai đoạn từ năm 1967-1987: thời kỳ này các trang thiết bị phòng XN còn rất thô sơ, nghèo nàn chỉ gồm 03 kính hiển vi sử dụng ánh sáng mặt trời để phục vụ cho soi đờm trực tiếp và huyết học. Cán bộ khoa Xét nghiệm cùng với tổ lao phải đi đến tận các thôn xóm vừng sâu vùng xa để động viên nhân dân khám phát hiện, xét nghiệm đờm , điều trị bệnh lao.
– Giai đoạn từ 1987- 2004: khoa Xét nghiệm đã được bổ sung thêm 1 đến 2 kính hiển vi sử dụng ánh sang điện; 1 tủ sấy; 1 tủ ấm nhỏ; máy quang kế Corning, chưa có bất cứ máy XN huyết học, vi sinh nào. Kỹ thuật XN chủ yếu là các phương pháp thủ công, đơn giản và thô sơ. Các mặt hàng XN thực hiện trong giai đoạn này chủ yếu là Công thức máu với phương pháp đếm sỏi thủ công; men gan GOT, GPT; xét nghiệm đờm trực tiếp; hóa sinh nước tiểu; nuôi cấy vi khuẩn lao rất thô sơ.
– Từ năm 2004 đến nay được sự quan tâm của UBND tỉnh cộng với sự tranh thủ nguồn vốn của các Tổ chức Quốc tế, Tổ chức thầy thuốc không biên giới; SIDA Thuỷ Điển; HCR của Chương trình chống lao Quốc Gia, Bệnh viện Lao và phổi Quảng Ninh nói chung và khoa Xét nghiệm nói riêng đã được trang bị nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho công tác khám phát hiện người bệnh như: máy huyết học tự động Celldyn 1800, Symex, máy sinh hóa bán tự động Hospytex và tự động XL 300, máy khí máu… Hiện nay khoa Xét nghiệm không chỉ thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm thông thường mà các kỹ thuất cao về vi sinh cũng được thực hiện một cách thành thạo như: 2010 là một trong 4 tỉnh triển khai sớm kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn Lao trên môi trường lỏng MGIT bằng máy BATEC, 2012 triển khai làm Gene Xpert phát hiện lao kháng Rifampicine, làm kháng sinh đồ trên máy định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ tự động.
Thời gian mới thành lập khoa Xét nghiệm hàng năm chỉ thực hiện được khoảng 100.000TB các loại( huyết học; sinh hóa; vi sinh…). Đến nay, với các trang thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ CBVC có trình độ chuyên môn, làm việc nhiệt tình say mê với nghề nghiệp đã tạo được lòng tin của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cân. Do đó người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện cũng tăng rất đông, số tiêu bản trong năm đã đạt được tới trên 500.000 TB/ năm.
e) Danh hiệu thi đua, khen thưởng đã đạt được:
1. Tập thể:
Từ 1967 đến 2007 khoa Xét nghiệm luôn đạt được danh hiệu tập thể lao đông tiên tiên tiến và nhiều Giấy khen của cơ quan; ngành;
2008 UBND tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen cho khoa Xét nghiệm đã có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân;
2008 Công đoàn ngành tặng Giấy khen trong công tác xây dựng tổ công đoàn vững mạnh;
2009 UBND tỉnh tặng Bằng khen: có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2009;
2010 được Đảng ủy Sở y tế tuyên dương V/v tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
2010- 2012 liên tục được Sở y tế tặng Giấy khen: có thành tích xuấ sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân;
2012 được Công đoàn ngành Y tế tặng Giấy khen v/v đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CBVC- LĐ và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
2. Cá nhân:
2.1. Đc Lê Thị Năm, Từ 1998- 2000: liên tục được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở;
2.2. Đc Nguyễn Thị Minh Châu: 2010 Đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.