Một trong những giải pháp điều trị ung thư phổi được quan tâm hiện nay là sử dụng thuốc miễn dịch. Các loại thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi này là gì và liệu có mang lại hiệu quả cao không. Hãy cùng tham khảo qua bài chia sẻ dưới đây.
Mục lục:
Có thể điều trị ung thư phổi bằng thuốc miễn dịch không?
Mỗi năm Việt Nam có đến 20.000 người mắc mới ung thư phổi và khoảng 22.000 người tử vong vì căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do các tế bào ung thư có khả năng trốn tránh được sự phát hiện và kiểm soát của tế bào miễn dịch trong cơ thể. Chính vì thế chúng không dễ bị phát hiện và hệ miễn dịch không tiêu diệt được.
Các liệu pháp điều trị ung thư phổi thường được sử dụng là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật,… Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ mang lại hiệu quả cao khi mới phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Khi bệnh nặng hơn chỉ có thể điều trị bằng hóa trị và xạ trị Nhưng 2 phương pháp này để lại tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe nên người bệnh không thể áp dụng lâu dài. Do đó thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi được nghiên cứu và ứng dụng và thực tế để giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Cơ chế điều trị bằng thuốc miễn dịch: Các loại thuốc này được truyền qua đường tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh. Sau đó thuốc phát huy tác dụng và kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
Thời gian điều trị thuốc miễn dịch ở mỗi bệnh nhân bị ung thư phổi là khác nhau. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân duy trì điều trị bằng thuốc miễn dịch trong vòng vài tháng. Nhưng thời gian điều trị nhanh hay không phụ thuộc vào những tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.
Đối tượng ung thư phổi nên và không nên sử dụng thuốc miễn dịch
Thuốc miễn dịch ra đời được coi như là bước đột phá mới trong điều trị ung thư phổi. Do các loại thuốc này có thể sử dụng để điều trị tình trạng ung thư phổi ở cả giai đoạn đầu và khi đã nặng hơn. Có thể làm giảm tối đa tác hại cho cơ thể nếu sử dụng để điều trị bệnh trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, dùng thuốc để điều trị còn giúp hệ miễn dịch hồi phục nhanh chóng từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng thuốc miễn dịch chữa ung thư phổi. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng bệnh nhân sau đó mới đưa ra quyết định nên áp dụng hay không. Trường hợp tuyệt đối không điều trị bằng thuốc miễn dịch gồm:
- Người bệnh bị ung thư máu tế bào.
- Đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Người đang mắc một số bệnh tự miễn.
- Trường hợp đang sử dụng thuốc chống thải ghép sau khi ghép tạng.
Sử dụng thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi có gặp tác dụng phụ không?
Theo khảo sát, bệnh nhân nào sau khi sử dụng thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi cũng gặp tác dụng phụ. Các tác dụng phụ phổ biến gồm: Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, ho, sốt, nổi mẩn da, đau khớp, tiêu chảy,… Những dấu hiệu này xuất hiện chỉ trong vài ngày đầu dùng thuốc. Sau đó tùy vào cơ địa của bệnh nhân mà giảm dần và khỏi hẳn.
Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải một số tác dụng phụ hiếm gặp như:
- Phản ứng truyền dịch: Một số người có thể gặp tác dụng phụ này với biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đỏ bừng mặt, phát ban, chóng mặt, ngứa da, chóng mặt, thở khò khè, khó thở.
- Phản ứng tự miễn: Các loại thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi hoạt động cơ bản theo hình thức loại bỏ một trong những biện pháp bảo vệ trên hệ thống miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ thống miễn dịch lại tấn công các bộ phận khác như phổi, ruột, gan, thận, da,… Quá trình này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Nếu bệnh nhân gặp 1 trong 2 tác dụng phụ này cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Sau đó gặp bác sĩ điều trị chuyên khoa để được thăm khám lại và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Các loại thuốc miễn dịch chữa ung thư phổi thường được sử dụng
Có rất nhiều loại thuốc điều trị miễn dịch, tuy nhiên dưới đây là 2 loại thuốc được đánh giá cao nhất:
Thuốc Keytruda
Loại thuốc này ra đời đã giải quyết được các nhược điểm khi sử dụng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để chữa ung thư phổi. Phương pháp điều trị bằng thuốc Keytruda được chứng minh có thể “vô hiệu hóa” khả năng phát triển của tế bào ung thư này của tế bào ung thư. Từ đó giúp tế bào miễn dịch có trong cơ thể nhận diện sự tấn công tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Không chỉ vậy, các chuyên gia còn đánh giá cao về tính an toàn, không gây ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể của loại thuốc này.
Thành phần: Thuốc gồm có pembrolizuma 100mg/4ml.
Hàm lượng: 100mg/4ml
Dạng: Dung dịch tiêm.
Hãng sản xuất: Công ty dược phẩm đa quốc gia của Mỹ – MSD.
Công dụng: Điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ di căn (NSCLC) có khối u biểu hiện PD-L1 được xác định bằng xét nghiệm được FDA chấp thuận và đã có tiến triển bệnh trong hoặc sau khi hóa trị liệu có chứa bạch kim.
Đối tượng sử dụng thuốc miễn dịch Keytruda điều trị ung thư phổi tốt nhất:
- Trường hợp điều trị khối u ác tính tiên tiến (không thể cắt bỏ hoặc di căn) ở người trưởng thành.
- Sử dụng để điều trị bổ trợ cho người trưởng thành có khối u ác tính giai đoạn III và liên quan đến hạch bạch huyết đã từng được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.
- Trường hợp ung thư biểu mô tế bào phổi không phải tế bào nhỏ di căn (NSCLC) ở người trưởng thành có khối u biểu hiện PD-L1 với tỷ lệ khối u tumor là 50% (TPS). Tuy nhiên người bệnh phải không có đột biến khối u dương tính với EGFR hoặc ALK.
Các cách sử dụng thuốc điều trị phổ biến:
- Sử dụng thuốc miễn dịch Keytruda kết hợp với hóa trị liệu pemetrexed và bạch kim điều trị ung thư phổi. Cách này thường được bác sĩ chỉ định điều trị đầu tiên của NSCLC không di căn ở người trưởng thành có khối u không đột biến dương tính với EGFR hoặc ALK.
- Kết hợp Keytruda với carboplatin, paclitaxel hoặc nab-paclitaxel để chữa bệnh. Cách dùng thuốc này được chỉ định để điều trị đầu tiên của NSCLC vảy di căn ở người lớn.
Lưu ý khi sử dụng Keytruda:
- Không dùng thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi cho các trường hợp ghép tạng hoặc mô tế bào, mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn hô hấp, bệnh gan, thận, viêm loét đại tràng,…
- Không sử dụng khi mang thai, đang cho con bú, nếu muốn sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Keytruda có thể tương tác với thuốc theo toa và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược do đó bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Opdivo
Thuốc Opdivo được dùng để điều trị ung thư theo liệu pháp miễn dịch. Loại thuốc này mang lại hiệu quả cao cho trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư gan, ung thư trực tràng hoặc một số loại ung thư khác.
Hàm lượng: 100mg/10ml, 40mg/4ml.
Dạng: Dung dịch tiêm tĩnh mạch.
Hãng sản xuất: Bristol Myers Squibb.
Công dụng: Thuốc Opdivo chứa hoạt chất Nivolumab ức chế PD-1, được gọi là thuốc ức chế điểm kiểm soát được sử dụng trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Ngoài ra còn được dùng để điều trị ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư vùng đầu, cổ, u lympho Hodgkin,…
Cách sử dụng: Điều trị ung thư phổi tế bào không nhỏ di căn hoặc u Lympho Hodgkin cổ điển thì sử dụng 240mg mỗi 2 tuần hoặc 480mg mỗi 4 tuần.
Tác dụng phụ: Phản ứng phổ biến nhất khi sử dụng thuốc Opdivo (≥20%) ở bệnh nhân là: Mệt mỏi, buồn nôn, suy nhược, ho, khó thở, táo bón,chán ăn, phát ban, đau cơ xương khớp, ngứa, tiêu chảy, đau lưng, đau khớp, sốt, đau đầu, đau bụng và có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên,…
Sử dụng thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu bài viết trên đây để có thể hiểu hơn về phương pháp chữa bệnh này.