Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu mà có rất nhiều người gặp phải. Tưởng chừng đây chỉ là một bệnh ngoài da không có gì đáng lo ngại. Nhưng trên thực tế căn bệnh này đem lại rất nhiều rắc rối cho người bệnh, ảnh hưởng về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Vì vậy hãy cùng bài viết theo dõi và tìm hiểu thêm về bệnh viêm da cơ địa nhé!
Mục lục:
Khái niệm bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay còn có tên tiếng anh là eczema. Đây là một căn bệnh viêm da mạn tính với cơ chế của bệnh hết sức phức tạp vì có liên quan đến tính di truyền của bệnh. Đồng thời còn liên quan đến việc hệ miễn dịch và biểu bì bị rối loạn chức năng hoặc là do yếu tố ngoại cảnh của môi trường. Viêm da cơ địa thường gặp ở đối tượng trẻ em, và có dấu hiệu đỡ khi ở tuổi trưởng thành, để khỏi hẳn căn bệnh này khá khó.
Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này triệu chứng chính đó là ngứa. Đầu tiên chỉ là những nốt ban đỏ ở mức độ nhẹ sau nếu tình trạng bệnh phát triển nặng thêm. Để có thể chẩn đoán được bệnh y bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng da và lịch sử bệnh. Hiện nay nếu đến thăm khám chữa trị các bác sĩ cũng sẽ khuyên cần tránh các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời khuyên nên dưỡng ẩm hoặc kê thêm corticosteroid – thuốc ức chế hệ miễn dịch.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa
Yếu tố di truyền: Viêm da cơ địa là một căn bệnh có yếu tố di truyền. Trong gia đình có một người bị bệnh này thì con cháu của họ có khả năng 60% sẽ thừa hưởng căn bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị thì có thể lên đến 80%.
Yếu tố ngoại cảnh: Theo một số nghiên cứu cho thấy đa phần trẻ em sống ở những nơi như đô thị cạnh nhà máy xí nghiệp có khả năng mắc viêm dạ cơ địa cao lên đến 20%, người lớn sẽ là 1 -3%. Lý do cũng rất đơn giản vì ở những nơi như vậy tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn. Hoặc vì nguyên nhân khác như cơ thể của bạn dị ứng với một thứ nào đó trong tự nhiên.
Những triệu chứng thường thấy ở người bị viêm da cơ địa.
Nếu bạn có những biểu hiện như sau thì có lẽ bạn đã bị viêm da cơ địa. Nhưng cũng tùy thuộc vào cơ thể cũng như độ tuổi từng người mà biểu hiện của bệnh khác nhau:
- Da khô, không được mượt và ẩm.
- Da sần sùi và nhạy cảm có tình trạng sưng do gãi ngứa.
- Tế bào da dày lên có tình trạng nứt nẻ và bỏng những vảy đã gãi.
- Xuất hiện các vết mẩn đỏ tuy không có côn trùng cắn ở các vùng như: Tay, chân, mắt cá chân, khuỷu tay, hoặc có thể là khắp người. Tuy nhiên nếu xuất hiện trên tay hoặc chân thì sẽ xuất hiện ở cả hai chân, hai tay.
- Các vết ngứa có thể chảy mủ, vào ban đêm sẽ rất khiến các bé nhỏ tuổi khó ngủ do quá ngứa.
Biến chứng của bệnh viêm da cơ địa
- Tưởng rằng viêm da cơ địa chỉ có gây ra tình trạng ngứa ngáy, để lại sẹo hoặc các vết thâm do gãi. Nhưng không căn bệnh mãn tính này có thể biến chứng thành những căn bệnh như sau:
- Ngứa ngáy mãn tính và da dẻ bị bong tróc: Việc gãi ngứa sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng thực chất ngứa sẽ làm tổn thương bề mặt da. Sẽ khiển biểu bì vùng đó dày lên thậm chí là chảy máu, và sưng mủ.
- Hen suyễn và dị ứng với phấn hoa: Trường hợp này diễn ra ở trẻ em là nhiều, nhất là tình trạng mắc hen suyễn và dị ứng với phần của hoa, nhất là những loại hoa có mùi nặng như ly.
- Viêm da khi tiếp xúc hóa chất: Điều này thường thấy ở người bệnh gặp phải tình trạng da tay sẽ bong tróc, ngứa ngáy khi tiếp xúc với bột giặt, nước rửa bát hoặc các nước có chứa chất tẩy mạnh hay chất diệt vi khuẩn.
- Rối loạn giấc ngủ: Đây là một vấn đề gây ảnh hưởng rất nhiều cho người bệnh vì khi ngủ viêm da cơ địa vẫn hành hạ bệnh nhân. Việc phải liên tục dậy gãi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chất ngủ của bạn. Nếu một thời gian dài giấc ngủ của bạn bị gián đoạn sẽ kéo theo các bệnh khác như mệt mỏi, uể oải không có sức sống, đồng hồ sinh học thay đổi nghiêm trọng hơn là căn bệnh tự kỷ.
Mách bạn những cách điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa sẽ chỉ đỡ hơn khi bạn trưởng thành, để bệnh có thể khỏi hẳn khá là khó. Nhưng để tránh được những tình trạng ngứa ngáy quá mức bạn có thể áp dụng những cách sau ngay tại nhà:
Giữ ẩm cho da
Giữ ẩm cho làn da là một điều mà bạn cần làm mỗi ngày, điều này không chỉ tránh được da bạn bị bong tróc do thiếu ẩm trên da mà còn làm giảm bớt những cơ ngứa. Tuy nhiên khi chọn loại kem dưỡng thể tốt cho da. Bạn nên lựa chọn thành phần thiên nhiên và xem thật kĩ, xem có thành phần nào làm da của bạn không phù hợp hay không. Để kĩ hơn bạn có xin ý kiến của bạn sĩ để lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc đúng cách
Khi đến khám chắc chắn bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Nhưng đừng vì thế mà bạn lạm dụng quá mức. Hay bôi thuốc không đúng cách, tùy vào tình trạng da của bạn mà bác sĩ sẽ khuyên bạn ngày nên sử dụng mấy lần. Tố nhất bạn nên dùng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn trước sau đó đợi 10 phút sau mới đến bước sử dụng dưỡng ẩm. Chú ý khi lấy thuốc để bôi nên rửa tay sạch sẽ và dùng với một lượng đủ cho vùng da đó.
Một số chú ý khi chăm sóc da khi mắc viêm da cơ địa
Khi bạn mắc viêm da cơ địa, chắc chắn rằng các phần biểu bì hết sức nhạy cảm. Vì vậy bạn cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày. Nhưng không đồng nghĩa tắm quá nhiều một ngày nha, tắm quá nhiều chỉ làm cơ thể mệt mỏi và làm độ ẩm trên da bị mất đi.
- Cắt móng tay sạch sẽ, để tránh trường hợp gãi trầy da.
- Khi tắm rửa nên dùng sữa tắm thay vì xà phòng, nên tắm nước ấm không sử dụng nước quá nóng.
- Chọn quần áo với chất liệu vải cotton thấm hút mồ hôi, thoáng khí.
- Môi trường sống sạch, an toàn.
- Đi khám ngay nếu gặp những triệu chứng bên trên để bác sĩ có thể lên phương án chữa trị kịp thời.
- Khi những nốt đỏ quá ngứa bạn nên bôi dầu khuynh diệp và tránh gãi. Việc gãi sẽ làm phần da vết thương thâm và tạo thành những nốt thiếu thẩm mỹ.
Xem thêm: Bệnh viện phổi Hà Nội: Tất tần tật thông tin chi tiết.
Kết thúc
Viêm da cơ địa tưởng như chỉ là một căn bệnh bình thường. Nhưng thực chất dù chỉ gây cảm giác ngứa ngáy cho bệnh nhân nhưng thực chất đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra cảm giác tự ti nhất là ở những bạn nữ, những vết thâm ở chân sẽ làm các bạn không dám diệt váy nữa vì sợ ánh mắt của mọi người.