Khoa Dinh dưỡng

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

a) Khoa Dinh dưỡng: Thành lập ngày 1973

Ngay từ buổi đầu thành lập Bệnh viện tháng 4/1967, nhằm đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, ăn uống cho người bệnh nằm điều nội trú, bộ phận Dinh dưỡng đã hình thành. Ban đầu khoa Dinh dưỡng chỉ là 1 tổ nấu ăn, nằm trong tổ chức của phòng Hành chínhTổ chức của Bệnh viện.
Năm 1973 cùng với sự phát triển không ngừng của Bệnh viện, bệnh nhân vào điều trị lao ngày càng đông, tổ dinh dưỡng được tách ra thành lập khoa Dinh dưỡng do bà Bùi Thị Hồng làm trưởng khoa. Khoa được biên chế 10 người trong đó:

Một đồng chí Trưởng khoa phụ trách chung, 1 đồng chí thủ kho giữ toàn bộ kho hàng và kho thực phẩm, 1 đồng chí là tiếp phẩm, mua thực phẩm cho bệnh nhân bằng tem phiếu và sổ hai đầu, các loại thực phẩm theo chế độ, 1 đồng chí quản lý bán vé ăn. Số nhân viên còn lại là cấp dưỡng. Hàng ngày khoa dinh dưỡng nhận phiếu báo ăn của các khoa đưa xuống, khoa lên thực đơn, nấu ăn cho bệnh nhân, với các bệnh nhân có chế độ ăn bệnh lý do bác sỹ chỉ định, khoa nấu ăn theo đúng chế độ, phòng y tá của bệnh viện kiểm tra, giám sát.

Năm 1993 Bệnh viện được tỉnh đầu tư xây mới, Khoa Dinh dưỡng cũng được bố trí ở khuôn viên rộng rãi hơn có phòng ăn riêng cho bệnh nhân, bệnh nhân xuống ăn tại Khoa Dinh dưỡng.

Năm 2006 thực hiện Nghị định  số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trùng với thời gian này đồng chí Trưởng khoa Dinh dưỡng, và một số đồng chí khác trong khoa về nghỉ chế độ, Bệnh viện được Tỉnh đầu tư xây mới hoàn toàn, một số khoa phòng dỡ bỏ giải phóng mặt bằng dành cho việc xây dựng bệnh viện mới, khoa dinh dưỡng lại hợp nhất về phòng Tổ chức – Hành chính. Bệnh viện tổ chức đấu thầu cho cá nhân ở ngoài vào nấu ăn phục vụ bệnh nhân chỉ để lại một đồng chí cũ của khoa kiểm tra, giám sát. Sau thời gian gần 1 năm, công tác dinh dưỡng của bệnh nhân do tổ chức bên ngoài đảm nhận đã xảy ra nhiều bất cập như: Chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả bữa ăn đắt đỏ, bệnh nhân tự do uống rượu, bia gây mất trật tự Bệnh viện, đặc biệt chế độ ăn bệnh lý của bệnh nhân thực hiện không đầy đủ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Lãnh đạo Bệnh viện quyết định cắt hợp đồng phục vụ dinh dưỡng với cá nhân ngoài viện, cử 2 đồng chí nhân viên cũ của Khoa Dinh dưỡng đảm nhận công tác dinh dưỡng trong toàn Bệnh viện.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Ngày 26 tháng 1 năm 2011, Bộ y tế đã ban hành Thông tư số 08/2011/TT-BYT Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện, trong đó quy định rõ về các hoạt động chuyên môn, các điều kiện để đảm bảo công tác dinh dưỡng bệnh viện.

Tháng 10/2011 Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Lao & Phổi Quảng Ninh được thành lập lại với 3 đồng chí trong đó có 2 đồng chí nhân viên Khoa Dinh dưỡng cũ và một đồng chí cử nhân Điều dưỡng được Bệnh viện cử đi đào tạo về dinh dưỡng lâm sàng tại trường Đại học y Hà Nội.

b) Tổ chức, cán bộ và nhân viên Khoa Dinh dưỡng

* Về chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dinh dưỡng

– Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh;
– Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nội trú trong quá   trình điều trị;
– Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú;
– Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế;
– Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện. Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế;
– Đào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học;
– Khoa tổ chức nấu ăn cho bệnh nhân các chế độ ăn thông thường và xây dựng thực đơn nấu ăn theo thực đơn 1 số chế độ ăn bệnh lý, nấu ăn bệnh lý cho toàn thể bệnh nhân nằm điều trị nội trú trong bệnh viện;
– Tổ chức nấu ăn bữa trưa cho cán bộ nhân viên bệnh viện;
– Tổ chức nấu ăn phục vụ các đồng chí cán bộ Trung ương, các chuyên gia nước ngoài về làm việc tại bệnh viện, các cán bộ, nhân viên tuyến dưới tập huấn chương trình chống lao, tổ chức nấu ăn phục vụ khách nhân kỷ niệm các ngày lễ của đơn vị;
– Xây dựng tài liệu tổ chức tập huấn về cách ghi mã chế độ ăn theo quyết định 2879 QĐ ngày của Bộ trưởng Bộ Y tế vào bệnh án, tổ chức tập huấn về dinh dưỡng điều trị các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch cho các bác sỹ, điều dưỡng trong bệnh viện. Xây dựng tài liệu, tổ chức truyền thông dinh dưỡng, truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm cho người bệnh nằm điều tri nội trú;
– Phối hợp các khoa lâm sàng trong bệnh viên báo các chế độ ăn bệnh nhân qua hệ thống phần mềm quản lý người bệnh.

 * Về tổ chức Khoa Dinh dưỡng: Khoa có 3 đồng chí trong đó:
1) Đ/c Bùi Thị Bích: Cử nhân điều dưỡng phụ trách khoa;
2) Đ/c Nguyễn Thị Hồng Hạnh: kỹ thuật viên nấu ăn;
3) Đ/c Trần Thị Bình: nhân viên phục vụ;
Khoa Dinh dưỡng với biên chế chỉ có 3 đồng chí để đảm nhận các công việc chuyên môn như trên là rất lớn. Vì vậy, ngoài 3 biên chế chính thức, khoa được hợp đồng thêm với 1 số lao động bên ngoài để đảm bảo thực hiện tốt các công việc của khoa.

* Lãnh đạo, nhân viên Khoa Dinh dưỡng  qua các thời kỳ
Từ năm 1973 – 1976 bà Bùi Thị Hồng làm trưởng khoa;
Từ năm 1976 – 1980 bà Ngọc làm trưởng khoa;
Từ năm 1980 – 2006 bà Trần Thị Yến làm trưởng khoa;
Từ năm 2006 – 2011 giải thể khoa, nhân viên khoa thuộc phòng hành chính;
Từ năm 2011 – nay bà Bùi Thị Bích, Đại học điều dưỡng phụ trách khoa

c) Thành tích hoạt động

Với nhiệm vụ chính của khoa là nấu ăn phục vụ 3 bữa ăn cho bệnh nhân về chế độ ăn thông thường và bệnh lý. Trong thời kỳ kháng chiến và thời kỳ bao cấp cực kỳ khó khăn, gian khổ cùng với việc bệnh viện phải đi sơ tán nhiều nơi tránh sự tàn phá của giặc mỹ, thiếu nước, thiếu lương thực thường xuyên, nhân viên bệnh viện nhiều khi phải chịu đói, khát nhưng bệnh nhân vào khoa nằm điều trị lúc nào cũng được ăn, uống đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn, chế độ.
Trong thời kỳ đầu Bệnh viện còn nhỏ, quy mô giường bệnh chưa nhiều, khoa dinh dưỡng với diện tích mặt bằng còn nhỏ hẹp, các nhân viên trong khoa sau khi nấu ăn xong, mang lên từng khoa chia suất ăn cho từng người bệnh.
Trải qua thời kỳ bao cấp, khi đất nước chuyển qua thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, từ nền kinh tế bao cấp chuyển qua phát triển theo hướng kinh tế thị trường, bệnh nhân điều trị lao được phát thuốc lao điều trị miễn phí theo chương trình chống lao quốc gia nhưng về chế độ ăn uống phải hoàn toàn tự túc. Khoa Dinh dưỡng nấu ăn cho bệnh nhân theo hướng phục vụ và dịch vụ, đối với bệnh nhân ăn chế độ thông thường khoa nấu ăn theo dịch vụ, với bệnh nhân có chế độ ăn bệnh lý khoa phục vụ là chính. Làm dinh dưỡng là rất khó, làm hài lòng người bệnh về ăn uống lại càng khó hơn khi bản thân bệnh nhân bị tác động của bệnh tật, tác dụng của thuốc, tâm lý phải sống trong môi trường bệnh viện đã làm bệnh nhân chán ăn,  giá cả đắt đỏ, do đó để làm hài lòng người bệnh, đáp ứng nhu cầu về ăn uống phù hợp bệnh tật cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, cân đối về giá cả để đưa ra một đơn giá bữa ăn hợp lý mà bệnh nhân có thể chấp nhận được là mục tiêu phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên khoa dinh dưỡng.
Trong suốt những năm qua kể từ ngày thành lập khoa đến nay, trải qua các thời kỳ phát triển của bệnh viện, tập thể cán bộ nhân viên Khoa Dinh dưỡng luôn nêu cao tinh thần yêu nghề, vượt khó, học hỏi phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ cùng với các khoa, phòng khác trong bệnh viện chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tỉnh Quảng Ninh xứng đáng là địa chỉ đỏ cho toàn thể nhân dân trong tỉnh gửi gắm niềm tin.

d) Các danh hiệu thi đua, khen thưởng đã đạt được ?(không có gì)

Các danh hiệu tập thể:

  • Từ năm 1982 1986 Khoa đạt danh hiệu đạt Tổ đội Lao động xã hội chủ

nghĩa 8 năm liền.
 Các phần thưởng cá nhân:

  • Bà Trần thị Yến đạt chiến sỹ thi đua 6 năm liền;
  • Bà Bùi Thị Chữ đạt chiến sỹ thi đua;
  • Bà Phạm Thị Thơm đạt chiến sỹ thi đua