Bệnh lao dễ dàng lây qua không khí do đó trong gia đình có người thân mắc bệnh lao thì bạn có khả năng nhiễm bệnh là rất cao. Vì vậy, khi người nhà mắc bệnh bạn nên áp dụng cách sống chung với người bị bệnh lao dưới đây.
Mục lục:
Tránh tiếp xúc gần với người bệnh là cách sống chung với người bị bệnh lao tốt nhất
Lao phổi là bệnh rất dễ truyền nhiễm qua hệ hô hấp. Khuẩn lao có thể tồn tại trong không khí vài tuần và trong dịch đờm lên đến 3 – 4 tháng. Vì vậy, nguyên tắc sống chung với người bệnh lao phổi đầu tiên là bạn cần tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
Tốt nhất khi người thân nhiễm lao phổi, bạn nên sắp xếp họ ở 1 phòng riêng biệt. Tránh để bệnh nhân tiếp xúc nhiều với người nhà. Trong trường hợp bệnh nhân cần người thân chăm sóc bạn cần:
- Đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ khi tiếp xúc bệnh nhân.
- Rửa tay bằng các chất sát trùng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc đồ vật họ đã dùng.
- Tuyệt đối không nên sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải, khăn mặt với bệnh nhân.
Thực hiện xét nghiệm tầm soát lao phổi
Trước khi xuất hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh lao phổi thường kéo dài trong khoảng 4 tuần – 12 tuần. Một số trường hợp đặc biệt thời gian này còn diễn ra trong khoảng vài năm. Trong khoảng thời gian này vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác.
Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch kém như bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh mãn tính, nhiễm HIV/AIDS, đang mang thai,… sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn lao cao hơn. Vì vậy, khi phát hiện người nhà mắc bệnh, ngoài giữ khoảng cách bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Bạn có thể kiểm tra chính xác có vi khuẩn lao phổi trong cơ thể hay không bằng một số xét nghiệm như:
Kiểm tra nhiễm trùng lao: Có hai loại xét nghiệm thường được sử dụng để phát hiện vi khuẩn bệnh lao phổi trong cơ thể là xét nghiệm lao qua da (TST) và xét nghiệm khuẩn lao trong máu.
- Kiểm tra da: Phương pháp này còn được gọi là xét nghiệm lao tố Mantoux trên da. Khi thực hiện, người bệnh sẽ được tiêm một lượng nhỏ dung dịch tuberculin vào trong da ở vị trí dưới cánh tay. Sau 2 – 3 ngày, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sưng tấy ở cánh tay để xác định có mắc lao phổi hay không. Nếu kích thước của vùng da tiêm thuốc cứng, nhô lên, hoặc sưng tấy thì người bệnh đã nhiễm khuẩn lao.
- Xét nghiệm máu: Đây còn được gọi là phương pháp xét nghiệm giải phóng interferon-gamma (IGRAs). Cơ chế của phương pháp này là để đo sự phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh lao để xác định.
Chụp X quang lồng ngực: Sau khi xác định được bạn bị nhiễm khuẩn lao bằng cách kiểm tra nhiễm trùng lao, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp X-quang hoặc CT. Cụ thể phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện các bất thường và tổn thương ở trong phổi. Từ đó căn cứ vào kích thước, hình dạng, mật độ của những tổn thương này để xác định có phải dấu hiệu của bệnh lao phổi hay không.
Vi sinh chẩn đoán: Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể tìm sự hiện diện của trực khuẩn lao tiết axit nhanh (AFB) trên mẫu đờm bằng kính hiển vi. Phương pháp này được cho là có kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Tăng cường miễn dịch – Cách đảm bảo an toàn khi sống chung với người bị bệnh lao
Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,… Lao phổi là bệnh có thể xâm nhập và phát triển nhanh chóng ở những người có hệ miễn dịch suy giảm. Chính vì vậy, cách sống chung với người bị bệnh lao tốt nhất là bạn nên tăng cường hệ miễn dịch của bản thân.
Các cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn lao từ người bệnh gồm:
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng
Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe cơ thể để phòng ngừa nhiễm khuẩn lao tốt nhất bạn nên bổ sung gồm:
- Ăn nhiều rau củ quả và các loại đậu: Những thực phẩm này giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó đáp ứng được nhu cầu của hệ miễn dịch.
- Ăn nhiều sữa chua và thực phẩm bổ sung lợi khuẩn: Theo nghiên cứu, các thực phẩm này có tác dụng làm giảm nguy cơ viêm/nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng dạ dày.
- Thực phẩm chứa omega 3: Tác dụng của chất béo này giúp đẩy nhanh khả năng thực bào của các tế bào bạch cầu, từ đó nâng cao hệ miễn dịch, đẩy lui các bệnh về hô hấp. Omega 3 có nhiều trong cá biển, các loại hạt cứng, trứng,…
- Trái cây: Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cũng có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép, xay sinh tố,…
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục được xem là giải pháp tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch tốt nhất. Thực hiện rèn luyện thể dục mỗi ngày cũng là cách sống chung với người bị bệnh lao bạn nên thực hiện.
Không chỉ nâng cao sức khỏe, tập thể dục còn giúp giữ gìn vóc dáng cân đối hơn. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dành thời gian ít nhất 30 phút để thực hiện các bài tập nhịp điệu, yoga, bơi lội, đạp xe, chạy bộ,…
Lưu ý: Tập thể dục là cách cải thiện hệ miễn dịch nhanh chóng, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng. Nếu lựa chọn bài tập quá sức hoặc thực hiện trong thời gian dài sẽ gây phản tác dụng. Khi đó, cơ thể mệt mỏi quá độ khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho khuẩn lao và các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể.
Tránh để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi
Hệ miễn dịch suy giảm nhanh chóng có thể do cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, để hệ miễn dịch và sức khỏe tốt có thể chống lại sự xâm nhập của khuẩn lao bạn cần giữ cho tâm trạng thoải mái.
Biện pháp tốt nhất để giảm áp lực cho cơ thể hiệu quả nhất gồm:
- Xây dựng thời gian biểu khoa học để có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Không nên làm việc quá sức.
- Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tham gia các hoạt động giải trí bằng cách làm việc mà bản thân thích như vẽ tranh, chơi game, nấu ăn,…
- Ngồi thiền cũng được cho là một trong những cách giảm căng thẳng mệt mỏi rất hiệu quả.
Ngủ đủ giấc hàng ngày
Ngủ đủ giấc cũng là một trong những cách sống chung với người bị bệnh lao bạn cần tuân thủ. Ngủ đủ giấc rất quan trọng, nó giúp duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Nếu bạn thiếu ngủ sẽ làm gia tăng lượng hormone cortisol trong cơ thể, từ đó kiềm hãm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong thời gian dài. Nếu hệ miễn dịch suy giảm thì nguy cơ lây nhiễm khuẩn lao từ người bệnh là rất cao.
Một số cách để có giấc ngủ ngon hàng ngày bạn cần biết gồm:
- Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh để cơ thể căng thẳng, stress,…
- Đi ngủ đúng giờ, không nên thức khuya.
- Nằm ngủ đúng tư thế, sử dụng chăn gối mềm mại.
- Tránh ăn, uống các thực phẩm cản trở giấc ngủ như cafe, nước chè, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ,… Đồng thời nếu bạn hay mất ngủ nên ăn nhiều thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn như hạt sen, hạnh nhân, trà thảo mộc,…
Từ bỏ sử dụng thuốc lá và chất kích thích
Thuốc lá và các chất kích thích như rượu, bia,… có chứa các chất làm suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng. Không chỉ vậy, các chất này còn khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Lao phổi là bệnh lây nhiễm qua hệ hô hấp, chính vì vậy nguy cơ nhiễm khuẩn lao ở người thường xuyên hút thuốc và dùng chất kích thích cao hơn nhiều lần.
Cách sống chung với người bị bệnh lao tốt nhất là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ
Trong môi trường có bệnh nhân bị lao phổi chứa rất nhiều khuẩn lao. Đặc biệt khi bệnh nhân hắt hơi và khạc đờm có thể vô tình khiến vi khuẩn phát tán ra môi trường sống. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn nhà cửa.
Ngoài ra, bạn nên hướng dẫn bệnh nhân ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng. Bên cạnh đó cần khạc đờm đúng nơi quy định sau đó hủy bệnh phẩm theo đúng phương pháp (ví dụ như đốt).
Bệnh lao phổi có thể lây nhiễm nhanh chóng nhưng không phải không có cách phòng ngừa. Vì vậy, nếu gia đình có người thân mắc bệnh, bạn có thể áp dụng các cách sống chung với người bị bệnh lao trên đây để bảo vệ sức khỏe của mình.