Sốt có hại hay có lợi? Khi nào thì cần xử lý sốt? Cách xử lý sốt an toàn cho trẻ tại nhà

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Trẻ nhỏ dễ bị sốt do nhiễm virus, tiêm chủng hay mọc rằng. Mỗi lần trẻ sốt khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bài viết này sẽ hướng dẫn một số cách hạ sốt an toàn cho trẻ tại nhà không cần kháng sinh để bố mẹ tham khảo áp dụng.

Sốt là gì? Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt?

Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý và đồng thời cũng là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm điều hòa nhiệt bị tác động bởi các nhân tố gọi là chất gây sốt, đưa đến kết quả tăng sản nhiệt kết hợp với giảm thải nhiệt thì gọi là sốt.

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường gặp ở trẻ nhỏ
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường gặp ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Sốt do virus (virus cúm, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, virus sởi, thủy đậu…)
  • Sốt do nhiễm trùng (viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng gan, nhiễm khuẩn não, viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng máu…)
  • Sốt do tiêm chủng
  • Sốt do mọc răng

Ảnh hưởng của sốt đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Sốt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của giới động vật. Ý nghĩa của sốt bao gồm cả mặt có hại và có lợi.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Về mặt có lợi, sốt hạn chế quá trình nhiễm khuẩn, nhiễm virus vì khi sốt giúp tăng số lượng và chất lượng bạch cầu, tăng khả năng sản xuất kháng thể, bổ thể, tăng khả năng chống độc và thải độc của gan, tăng khả năng chuyển hóa…

Sốt sẽ trở nên xấu khi sốt cao và kéo dài, có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Dễ gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức phận cơ quan
  • Cạn kiệt dự trữ, gây nhiều hậu quả xấu như suy kiệt, nhiễm độc thần kinh
  • Suy tim
  • Co giật ở trẻ nhỏ

Thái độ cần có của bố mẹ khi trẻ bị sốt

Nhiều bố mẹ khi thấy con chớm sốt liền ngay lập tức cho con uống thuốc hạ sốt. Nhưng điều này là không nên, bởi sốt trước hết là một phản ứng có lợi, bố mẹ nên theo dõi đã.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ hãy theo dõi trẻ để bình tĩnh xử lý
Khi trẻ bị sốt, bố mẹ hãy theo dõi trẻ để bình tĩnh xử lý

Chúng ta cần dựa vào tình trạng sức khỏe của bé, lắng nghe cơ thể con để quyết định dùng thuốc hạ sốt đúng thời điểm chứ không dựa vào mốc 38,5 độ để dùng thuốc hạ sốt như khuyến cáo trước đây. 

Dùng thuốc hạ sốt đúng lúc thì vừa hạn chế được tác dụng phụ của thuốc hạ sốt vừa không làm ảnh hưởng tới tác động sinh kháng thể, lợi ích miễn dịch của phản ứng sốt, không cho vi khuẩn virus có cơ hội nhân lên và gây bệnh nặng thêm.

Khi nào thì cần xử lý sốt cho trẻ?

Những trường hợp dưới đây thì bố mẹ cần lưu ý và can thiệp để hạ sốt cho trẻ.

  • Bé dưới 2 tháng tuổi: Nhiệt độ hậu môn 37,8 – 38 độ hoặc nách 37,5 dù bé không có biểu hiện gì thì cũng cần lưu ý, hỏi ý kiến bác sỹ. Trường hợp nhẹ nhàng nhất là do mặc quần áo kỹ quá làm giảm khả năng thải nhiệt mà sinh ra sốt, hoặc có thể do cảm lạnh.
  • Bé từ 2 – 3 tháng tuổi: Sốt 38 độ kéo dài hơn 24 giờ cha mẹ nên theo dõi tại nhà.
  • Bé trên 3 tháng – 2 tuổi: Sốt từ 38,6 độ trở lên và vẫn chơi ngoan, cha mẹ nên theo dõi.
Tùy vào độ tuổi mà có những lưu ý khác nhau khi trẻ bị sốt
Tùy vào độ tuổi mà có những lưu ý khác nhau khi trẻ bị sốt

Tuy nhiên nếu sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc có bất kỳ một trong các dấu hiệu báo động như dưới đây thì cần liên hệ bác sỹ ngay hoặc tới khám cơ sở y tế gần nhất:

  • Bé rất mệt mỏi, ngủ li bì, gọi không dậy
  • Bé không hoạt động nhiều
  • Nôn ói và tiêu chảy
  • Môi khô, khóc thét, bỏ bú hoặc bỏ ăn
  • Nổi mẩn đỏ, phát ban mà vẫn sốt
  • Thóp phồng, cổ sưng
  • Khò khè, khó thở, hoặc ho không ngừng…

 

Đặc biệt, với những bé có tiền sử sốt kèm tiền sử co giật thì bố mẹ luôn luôn cần đề phòng sẵn thuốc hạ sốt và thuốc chống co giật, tuy nhiên vẫn cần thăm khám, tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

Cách hạ sốt an toàn cho trẻ tại nhà

Trong trường hợp bé không có các biểu hiện nguy hiểm trên thì bố mẹ đừng vội cho con uống thuốc hạ sốt mà có thể áp dụng các cách hạ sốt an toàn tại nhà dưới đây.

  1. Lau người bằng nước ấm hạ sốt

Một cách đơn giản để hạ sốt cho trẻ là lau cơ thể bằng nước ấm. Nước ấm bốc hơi làm giãn nở mạch máu giúp làm mát cơ thể. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ về ngưỡng bình thường (37°C). Thông thường, nhiệt độ sẽ giảm trong khoảng 30-45 phút.

  1. Uống nhiều nước

Cách hạ sốt đơn giản nhất là cho trẻ uống nhiều nước. Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến trẻ dễ bị mất nước. Để ngăn ngừa điều này, cha mẹ nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt.

Uống nhiều nước cũng là cách hạ sốt hiệu quả
Uống nhiều nước cũng là cách hạ sốt hiệu quả

Trẻ bị sốt thường không cảm thấy đói nên bố mẹ không nên ép trẻ ăn mà thay vào đó hãy dỗ trẻ uống nước thầm thịt Meat Stock. Bé lớn hơn có thể ăn cháo, súp hoặc các món ăn lỏng. Những món ăn này giúp cung cấp dinh dưỡng cho trẻ và đồng thời cân bằng chất lỏng trong cơ thể trẻ.

  1. Hạ sốt bằng rau diếp cá

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong rau diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyde, giàu kháng sinh nên rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng hạ sốt.

Diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào hai kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chống viêm…; giúp trẻ giải cảm, hạ sốt hiệu quả.

Từ lâu rau diếp cá đã được biết đến là phương pháp hạ sốt hiệu quả
Từ lâu rau diếp cá đã được biết đến là phương pháp hạ sốt hiệu quả

Khi trẻ bị sốt, bạn hãy rửa sạch 30 gram rau diếp cá tươi, giã nát, lọc lấy nước, đun sôi, để nguội rồi cho trẻ uống. Bạn cũng có thể giã nát một ít rau diếp cá rồi bọc vào khăn vải nhỏ và đắp lên trán trong 30 phút, sau đó lau sạch bằng nước ấm.

  1. Chanh tươi

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ có thể thái vài lát chanh tươi rồi đắp lên trán cho trẻ hoặc xát chanh vào bẹn và nách của trẻ, luôn dùng khăn ấm lau người cho trẻ. 

Nước chanh hay các loại nước hoa quả giàu vitamin C khác như bưởi, cam… là thức uống tốt giúp trẻ tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các loại trái cây nhiều nước như nho, dưa hấu, thanh long… cũng cung cấp nước cho cơ thể.

  1. Lá tía tô

Theo Đông y, lá tía tô có tác dụng chữa cảm mạo, làm ra mồ hôi, giải độc cực kỳ hiệu quả. Tía tô chứa nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe, có khả năng giảm đau, giảm cảm, hạ sốt…

Có thể sử dụng lá tía tô một ngày trước ngày khi tiêm chủng để đạt hiệu quả tốt nhất hoặc xay lá tía tô thành nước rồi cho trẻ uống trực tiếp, hoặc có thể đun nước lá tía tô hoặc ăn sống… Chất kháng sinh tự nhiên có trong lá tía tô sẽ giúp giảm cơn sốt.

  1. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ không nên cho trẻ mặc quần áo dày vì sẽ khiến thân nhiệt tăng cao. Chỉ cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát… cũng có tác dụng làm mát và hạ sốt.

  1. Hạ sốt bằng tinh dầu Tràm xoa đặc biệt

Tinh dầu Tràm xoa đặc biệt với sự kết hợp độc đáo từ tràm, gừng, địa liền, củ nén, cúc La Mã, dầu hướng dương… có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và ra mồ hôi, điều này giúp giảm nhiệt độ cơ thể, từ đó giúp hạ sốt.

Xem thêm về tác dụng của tinh dầu tràm xoa đặc biệt với việc hạ sốt và chăm sóc sức khỏe cho bé TẠI ĐÂY.

Mát-xa Tràm xoa đặc biệt cho trẻ là cách hạ sốt hiệu quả, ngoài ra còn giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Mát-xa Tràm xoa đặc biệt cho trẻ là cách hạ sốt hiệu quả, ngoài ra còn giúp tăng sức đề kháng cho bé.

Bài hướng dẫn mát-xa hạ sốt bằng tinh dầu tràm xoa đặc biệt xem TẠI ĐÂY.

Trên đây là những kiến thức tổng quan về sốt, nguyên nhân gây sốt, ảnh hưởng của sốt và cách hạ sốt tại nhà an toàn cho trẻ. Hy vọng bài viết này giúp bố mẹ có thêm kiến thức để bình tĩnh xử lý những cơn sốt của con.