Đau thần kinh toạ là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Bởi nước ta phần lớn là những người lao động chân tay. Cộng với đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm khiến cho người bị bệnh xương khớp càng dễ nhiễm phong hàn mà đau tăng. Nếu bạn không muốn thường xuyên phải vào viện điều trị, khá phiền phức và tốn thời gian, tiền bạc thì hãy áp dụng phương pháp chữa bệnh hiệu quả này. Đó là bài tập cho người đau thần kinh toạ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các bài tập phù hợp trong bài viết dưới đây:
Mục lục:
Đau thần kinh toạ có dễ điều trị không?
Thần kinh toạ là một trong những dây thần kinh lớn của cơ thể. Nó xuất phát từ các khe của đốt sống thắt lưng đi xuống mông rồi xuống chân đến tận gót chân và các ngón chân.Các triệu chứng của đau thần kinh toạ rất dễ nhận biết, đó là đau theo đường đi của dây thần kinh này. Rất nhiều người bệnh cũng có thể tự ý thức được bệnh lý mình mắc phải.
Đau thần kinh toạ phân ra làm hai loại chính:
- Đau cấp tính: Thường xảy ra một cách đột ngột, sau khi mang vác nặng, hoạt động sai tư thế hay ngã…
- Đau mạn tính: Tình trạng đau lặp đi lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do thoát vị đĩa đệm, thoái hoá, phồng đĩa đệm,…
Với các trường hợp đau cấp tính không có tổn thương thực thể thì việc điều trị dễ dàng hơn rất nhiều. Có một số thì sẽ tự khỏi sau một thời gian. Một số người thì đến gặp bác sĩ điều trị và khỏi bệnh, không mắc lại sau đó. Còn với trường hợp đau mạn tính thì có rất nhiều vấn đề để nói đến. Nặng nhất thì khố thoát vị chèn ép hoàn toàn dây thần kinh dẫn đến các nhóm cơ ở chân dần dần bị teo lại cho đến khi không còn khả năng vận động. Việc điều trị nhiều tái đi tái lại nhiều làn gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vừa tốn thời gian cũng như kinh tế. Mà hầu hết đều không thể chữa trị một cách dứt điểm được. Bởi vậy rất nhiều người bị đau thần kinh toạ thường tặc lưỡi rằng sống chung với nó mà thôi. Khi nào đau mới đi điều trị.
Quan điểm trên không đúng. Bởi bạn có thể chủ động điều trị tại nhà giúp kéo dài khoảng cách của thời gian tái phát cơn đau. Từ đó cải thiện một cách đáng kể chất lượng cuộc sống. Người ta thường nói bệnh lâu thành y, tức là bị bệnh lâu ngày thì có thể hiểu rõ và tự chữa bệnh cho mình được.
Tại sao người đau thần kinh toạ cần phải tập luyện thường xuyên
Một trong những phương pháp tối ưu hiện nay được các bác sĩ chuyên khoa khuyên nhiều nhất đối với người bệnh đó là tự tập luyện các bài tập phù hợp cho người đau thần kinh toạ ở nhà. Cơ chế gây bệnh có rất nhiều ví dụ như căng cơ, căng dây chằng, viêm cơ, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh… Cách điều trị đơn giản nhất mà chính người bệnh có thể tự làm cho mình đó là tập luyện. Tập luyện có tác dụng là giãn cơ bị căng, giảm đau một cách nhanh chóng. Ngoài ra nó còn làm tăng cường sức khoẻ, sự dẻo dai của các khối cơ đó cũng như cơ bên cạnh. Các bài tập này khiến cho khí huyết trong cơ thể được lưu thông một cách thuận lợi, tăng cường tuần hoàn đến nuôi dưỡng những vị trí cơ, khớp, dây chằng bị tổn thương.
Nếu ai vào các bệnh viện điều trị đau thần kinh toạ chắc hẳn đều biết rằng ngoài sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê thì các bác sĩ còn kết hợp với các phương pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu và tác dụng của nó cũng giống như những gì đã nói ở trên. Bởi vậy kể cả bạn có đang bị đau thần kinh toạ hoặc tình trạng bệnh đã ổn định đều có thể tập luyện để chữa bệnh một cách hiệu quả.
>>>Xem thêm:
Các bài tập cho người đau thần kinh toạ
Dưới đây là các bài tập cho người đau thần kinh toạ được các bác sĩ cơ – xương – khớp khuyên áp dụng đối với các bệnh nhân:
Bài tập gập bụng
Tác dụng: kéo giãn cơ thẳng lưng, cơ mặt sau đùi.
Thực hiện động tác:
- Người tập nằm ngửa, duỗi chân.
- Đầu tiên chúng ta sẽ thực hiện động tác cho từng bên chân một. Co chân phải lên, gập sát về phía bụng. Dùng hai tay vòng ra ôm lấy cẳng chân phải và kéo thêm về phía bụng. Cảm nhận sức căng của của vùng lưng và cơ đằng sau bắp chân. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi thả tay và chân về vị trí ban đầu.
- Đổi chân và thực hiện tương tự.
- Bước tiếp theo đó là ôm cả hai chân.
- Mỗi động tác bạn nên tập ít nhất 5 lần.
Bài tập cho cơ hình lê
Tác dụng: Cơ hình lê là một trong những cơ thường bị đau kèm khi đau thần kinh toạ. Tập luyện sẽ giúp nhóm cơ này được giãn ra giảm đau nhanh chóng.
Thực hiện bài tập:
- Người tập vẫn ở tư thế nằm ngửa. Hai tay để tự do.
- Đặt phần gót chân trái lên trên đầu gối chân phải.
- Co chân phải lên.
- Dùng hai tay luồn ra phía sau đùi chân phải, kéo chân phải về phía bụng mực gập tối đa.
- Giữ nguyên tư thê khoảng 5 giây.
- Thả lỏng người, đưa tay và chân về vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác với bên đối diện.
- Mỗi bên chúng ta sẽ thực hiện 3 lần xen kẽ nhau.
Bài tập xoay gối tư thế nằm
Tác dụng: Giãn cơ, giảm đau vùng thắt lưng.
Tiến hành tập luyện:
- Người tập nằm ngửa, hai tay dang ngang sang hai bên cùng phía.
- Trước tiên chúng ta sẽ co gối lên, nhấc hai chân lên khỏi mặt sàn.
- Tiếp đến hướng hai bên gối sang phía tay phải sao cho chạm mặt sàn bên đó.
- Đồng thời quy mặt sang hướng bên đối diện.
- Giữ tư thế trong 10 giây và đưa người trở lại trạng thái thư giãn ban đầu.
- Tiếp theo là làm tương tự nhưng đưa gối sang bên phía đối diện.
- Mỗi bên chúng ta sẽ tập luyện 5 lần.
Bài tập xoay người tư thế ngồi
Tác dụng: Tương tự như bài tập xoay gối nằm, xoay người tư thế ngồi cũng kéo giãn các nhóm cơ tại vùng cột sống thắt lưng.
Thực hiện bài tập:
- Người tập ngồi thẳng lưng, khoanh chân bình thường.
- Dựng chân phải lên, đặt lòng bàn chân phải sang phía bên kia của chân trái. Tay trái chạm vào mu bàn chân phải.
- Đòng thời xoay người cả thân người từ lưng trở lên sang phía bên phải tối đa. Tay phải vắt ra sau lưng.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây thì trở về ban đầu.
- Đổi chân và làm tương tự.
- Mỗi bên bạn sẽ tập 3 lần như vậy.
Tư thế con cào cào
Tác dụng: Giảm áp lực lên vùng lưng.
Thực hiện tư thế:
- Người tập bắt đầu với tư thế chuẩn bị là nằm sấp hai chân duỗi thẳng. Hai tay để song song cạnh thân người.
- Tiếp theo bạn sẽ hít một hơi dài. Đồng thời nâng đầu và cổ lên một cách tối đa.
- Cũng nâng hai chân và hai tay lên khỏi mặt đất và duỗi thẳng về phía sau. Cố định phần bụng trên mặt sàn.
- Giữ tư thế trong 5 giây.
- Thở đều và hạ người xuống.
- Thực hiện động tác này 5 lần.
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
Tác dụng: Giãn cơ, giảm áp lực lên nhóm cơ mặt sau đùi.
Tiến hành tập luyện:
- Cần chuẩn bị một cái ghế để làm dụng cụ hỗ trợ. Chiều cao mặt ghế xấp xỉ ngang với hông.
- Người tập đứng đối diện ghế khoảng cách ngăn hơn chiều dài của chân.
- Gác một chân lên ghế. Giữ cho cơ thể thăng bằng. các ngón chân duỗi thẳng.
- Từ từ gập người về phía trước, tay vươn ra đằng trước sau cho bàn tay nắm được cổ chân hoặc chạm vào đầu ngón chân.
- Lưu ý trong khi tập chân trụ luôn luôn giữ thẳng, không khuỵu gối.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Trở lại tư thế ban đầu.
- Đổi chân và thực hiện tương tự.
- Chúng ta sẽ tập ít nhất mỗi chân 5 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Tư thế bắc cầu
Tác dụng: Giảm đau, giãn cơ khi bị đau thần kinh tọa.
Thực hiện động tác:
- Người tập chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa. Chân và tay để tự do.
- Tiếp theo co hai gối lại, dựng thẳng phần cẳng chân.
- Giữ nguyên phần vai trở lên ở trên mặt sàn. Dùng hai chân làm chống. Nâng phân lưng và hông lên khỏi mặt sàn.
- Hai tay có thể nắm hai bên cổ chân họăc để song song với thân người.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi hạ người xuống. Trở lại giống như ban đầu.
- Liên tục thực hiện động tác trong tối thiếu 5 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý đối với người đau thần kinh toạ
Đối với những người bị đau thần kinh toạ thì lối sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh lý. Vì vậy bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Khi làm việc hay trong đời sống hàng ngày luôn luôn phải thực hiện đúng tư thế. Ví dụ như khi ngồi thì cần ngồi thẳng, kê thêm một chiếc ghế ở hõm lưng để duy trì đường cong sinh lý. Không cúi xuống bê đồ vật, khi nhấc một vật lên thì cần ngồi khiễng gót, hai tay giữ vật, từ từ nâng vật lên theo phương thẳng đứng, không cúi người.
- Không bê vác đồ vật nặng quá sức của mình càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh lý.
- Người béo phì có tỷ lệ bị đau thần kinh toạ lớn hơn so với những người còn lại. Nguyên nhân là do áp lực đè lên cột sống vùng thắt lưng. Bởi vậy nếu bạn đang trong tình trạng trên thì cần giảm cân, duy trì một cân nặng hợp lý.
- Nhiều người do đau khi vận động càng đau tăng nên họ thường nằm để cho bớt đau. Như vậy là không nên. Bởi càng ít vận động thì càng lâu khỏi. Vì thế hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập đã được hướng dẫn ở trên.
- Người bị đau thần kinh toạ nên chọn những bộ môn thể thao nhẹ nhàng có lợi ví dụ như bơi lội, đu xà, yoga,… Không nên chơi các bộ môn thể thao nặng hay tập luyện quá sức giống như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cử tạ…
- Khi tập luyện mặc trang phục có độ đàn hôi tốt, thoải mái và thấm mồ hôi.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung các chất cần thiết như Calci tăng cường sức khoẻ xương, vitamin B tăng dẫn truyền thần kinh. Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích.
- Xác định việc điều trị đau dây thần kinh toạ là lâu dài. Để cải thiện tình trạng bệnh cần có thời gian. Nhất là với tập luyện thì hiệu quả lâu nhưng nó có tính bền vững. Vì vậy nhất định không được nóng vội, kiên trì thực hiện.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bài tập cho người đau thần kinh toạ. Bài tập này được xây dựng bởi các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ giàu kinh nghiệm. Rất nhiều người bệnh được hướng dẫn và thực hiện theo đã cảm nhận được rõ ràng hiệu quả của nó sau một thời gian tập luyện. Chúc các bạn thành công.