Kỹ thuật Vật lý trị liệu Hô Hấp thông đường thở cho trẻ nhanh chóng

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Vật lý trị liệu hô hấp được hiểu theo nghĩa đơn giản là phương pháp làm khôi phục chức năng hô hấp của người bệnh trở lại một cách bình thường. Với những người triệu chứng nặng thì nó chỉ giúp được cải thiện phần nào. Ứng dụng vật lý trị liệu đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh ở nhiều chuyên khoa khác nhau. Trong bài biết viết này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn cách người ta thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu này:

Vật lý trị liệu hô hấp là gì?

Cơ quan hô hấp của con người bắt đầu từ mũi, nơi trao đổi không khí ra vào giữa cơ thể và môi trường. Và cuối cùng không khi sẽ đi xuống phổi. Vì một số bệnh lý nào đó khiến cho đường thở không thông, bị chặn bởi các dị vật hay đờm rãi. Lúc này chúng ta cần khơi thông đường thở này để việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.

Phương pháp vật lý trị liệu dùng trong những trường hợp trên. Cơ chế điều trị của nó là dựa vào tính chất của chất khí là di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Lợi dụng điều này để long đờm, nhớt đẩy ra ngoài. Hạn chế các tổn thương tới phổi như xẹp phổi, phá hỏng cấu trúc của đường hô hấp. Vật lý trị liệu hô hấp sẽ sử dụng tay các thiết bị máy móc hoặc cả hai

Mục tiêu khi sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hô hấp

Mục tiêu khi sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu trong chuyên ngành hô hấp đó là:

  • Dẫn lưu tư thế: Đây là cách thay đổi tư thế người bệnh sao cho đờm, dãi, chất tiết sẽ di chuyển từ bên trong phổi ra đến các phế quản nhỏ rồi đi ra phế quản lớn. Tư thế này làm cho sự di chuyển đó dễ dàng hơn. Vì dụ một số tư thế như nằm sấp để đầu thấp,…
  • Làm thông thoáng đường thở: Mục tiêu quan trọng nhất của vật lý trị liệu ở đây chính là khai thông đường thở để không khí luân chuyển dễ dàng hơn.
  • Tăng sức cơ hô hấp: Việc không khí di chuyển ra vào phổi còn nhờ lực tác động của các cơ hô hấp bao gồm cơ liên sườn, cơ hoành có tác dụng làm giãn nở khoang lồng ngực và tạo sức đẩy không khí lên. Khi tập luyện làm tăng sự dẻo dai, sức mạnh của các nhóm cơ này thì chức năng hô hấp được cải thiện rõ rệt.
  • Tăng sự giãn nở ở phổi: Phổi có độ đàn hồi, co giãn tốt thì thể tích chứa khí càng tăng. Nguồn oxy cung cấp cho cơ thể lớn,phục vụ tốt các hoạt động sống. Các bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt sẽ giúp làm tăng sự giãn nở nhu mô phổi.
  • Phục hồi chức năng hô hấp: Đây là mục đích cuối cùng của các phương pháp điều trị. Đó là làm cho chức năng hô hấp trở lại một cách bình thường, không có sự cản trở.
Vật lý trị liệu hô hấp được áp dụng để cỉa thiện chức năng hô hấp không thông
Vật lý trị liệu hô hấp được áp dụng để của thiện chức năng hô hấp không thông

Chỉ định và chống chỉ định trong vật lý trị liệu hô hấp

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Trước khi đi tìm hiểu về kỹ thuật vật lý trị liệu chuyên khoa hô hấp thì chúng ta cần nắm rõ về chỉ định và những chống chỉ định khi thực hiện thao tác. Khi thực hiện theo đúng chỉ định thì tỷ lệ phục hồi cao, mức độ an toàn lớn. Còn nếu bạn không biết chống chỉ định trong những trường hợp nào mà vẫn áp dụng một cách bừa bãi sẽ gây nguy hiểm đối với người bệnh.

Chỉ định vật lý trị liệu trong hô hấp

Vật lý trị liệu hô hấp được áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ trong các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, hen suyễn… có đờm nhưng không thể tự khạc ra được gây vướng, cản trở ở phần họng.
  • Mắc các bệnh nói trên vao đợt cấp tính, các triệu chứng đờm dãi nhiều,khó thở.
  • Bệnh nhân tràn dịch màng phổi đã dẫn lưu nhưng vẫn để lại di chứng khó thở.
  • Abces phổi có mủ, mủ thoát ra ngoài cản trở hô hấp, xẹp phổi.
  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp bởi đờm.
  • Bệnh nhân nằm một chỗ trong thời gian dài, chức năng hô hấp khó khăn do ứ đọng đờm.
  • Bệnh nhân sắp thực hiện các phẫu thuật hay sau khi làm phẫu thuật có ảnh hưởng tới dung tích phổi. Ví dụ phẫu thuật cột sống, phẫu thuật lồng ngực.

Chống chỉ định vật lý trị liệu hô hấp

Khi gặp một trong các trường hợp sau thì không nên áp dụng vật lý trị liệu khai thông đường hô hấp vì có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác:

  • Bệnh nhân đang có các triệu chứng về suy hô hấp cấp như da tái nhợt, niêm mạc nhợt, thở rên, co kéo cơ hô hấp.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về truyền nhiễm, xuất huyết, cao áp phổi, hay tứ chứng Fallot chưa được phẫu thuật…
  • Theo dõi các chỉ số gồm spO2 < 91%, Hb < 10g/dL, tiểu cầu < 80.000

Tại sao nhiều trẻ em mắc bệnh hô hấp nhiều hơn người lớn

Theo thống kê thì tỷ lệ trẻ em nhập việ vì các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp trên hay hen suyễn dẫn đến có đờm, thở khò khè nhiều hơn so với người lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

  • Các tổ chức ở phổ chưa phát triển hoàn toàn, độ đàn hồi kém, có nhiều mạch máu cũng như mạch bạch huyết nên khi chịu tác động của các tác nhân bên ngoài dễ dẫn tới tổn thương và xẹp phổi.
  • Nhu cầu đòi hỏi oxy cao hơn.
  • Khi bị tổn thương dễ dẫn tới rối loạn tuần hoàn phổi, rối loạn sự trao đổi oxy, dễ dẫn đến suy hô hấp.
  • Cơ hô hấp còn yếu, có hiện tượng thở bằng bụng nhiều nên các phản xạ ho để tống đờm và dị vật ra rất yếu.
Trẻ em dễ mắc các bệnh lý hô hấp do các cơ quan còn chưa phát triển hoàn thiện
Trẻ em dễ mắc các bệnh lý hô hấp do các cơ quan còn chưa phát triển hoàn thiện

>>>Xem thêm

Các phương pháp vật lý trị liệu hô hấp nhi hiện nay

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp vật lý trị liệu hô hấp này đem lại hiệu quả tương đương với việc sử dụng hút đàm quan nội soi phế quản.Sự xâm lấn ít, nhẹ nhàng và cách thực hiện đơn giản hơn nhiều. Thế nhưng chúng ta cần xác định một cách rõ ràng đây là phương pháp dùng để điều trị triệu chứng chứ không phải là điều trị trực tiếp nguyên nhân. Nếu không tìm ra nguyên nhân và chữa dứt điểm thì đờm vẫn có thể tăng tiết ra sau đó. Và sẽ thành một vòng tuần hoàn luẩn quẩn không biết đến khi nào mới khỏi hẳn. Bởi vậy khi phát hiện triệu chứng bệnh lý chúng ta cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám đầy đủ, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Và không phải lúc nào trẻ mắc bệnh hô hấp cũng cần đến vật lý trị liệu. Tuỳ thể trạng, bệnh lý và được bác sĩ đưa ra chỉ định mới nên thực hiện.

Các phương pháp vật lý trị liệu chuyên ngành hô hấp hiện này:

  • Dẫn lưu tư thế.
  • Vỗ rung lồng ngực.
  • Tập thở.
  • Vận động trị liệu.
  • Tập ho (kích thích gây ho hoặc ho có trợ giúp).

Hướng dẫn chi tiết các phương pháp vật lý trị liệu hô hấp

Dưới đây là hướng dẫn một cách cụ thể các bước của phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện nhiều nhất khi vật lý trị liệu. Ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến 4 phương pháp:

Dẫn lưu tư thế

Đây là một trong những phương pháp dễ thực hiện nhân lợi dụng áp suất của không khí dẫn khí đi từ nơi có áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Người tập sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm tư thế có lợi cho hô hấp của mình tuỳ thuốc vào vị trí tổn thương, tình trạng nặng nhẹ của bệnh.

Vỗ rung long đờm

Thủ thuật này có thể được thực hiện bới các bác sĩ, kỹ thuật viên hoặc thậm chí là phụ huynh của trẻ. Khi nắm những thao tác cơ bản thì việc thực hiện cũng tương đối dễ dàng.

Bước 1: Thông mũi họng.

  • Trẻ được đặt nằm nghiêng bên mép bàn, có thể dùng một cái khăn hay gối mềm kê xuống dưới tránh trẻ bị đau. Một người đứng đằng sau giữ hai chân để trẻ không quẫy đạp lung tung.
  • Người thực hiện sẽ hướng đầu trẻ nằm nghiên về phía mình, bên tự do của mặt bàn. Lấy loại bơm tiêm 10 hút đầy dung dịch NaCl 0,9% bơm vào lỗ mũi bên trên.
  • Dòng chảy sẽ xuống khoang mũi bên dưới kéo theo các chất đờm dãi.
Cách thông mũi họng cho trẻ
Cách thông mũi họng cho trẻ

Bước 2: Hỉ mũi

  • Mục đích tống xuất nốt đờm dãi còn lại ra khỏi hầu họng và mũi.
  • Một tay bịt lỗ mũi trên, một tay bịt mồm để nước xuống bằng khoang mũi dưới.
  • Tiếp tục thực hiện liên tục các bước trên cho đến khi nước chảy ra trong.

Bước 3: Chặn gốc lưỡi

  • Cho trẻ nằm ngửa.
  • Ở đầu thì hít vào người thực hiện dùng một tay bịt một bên lỗ mũi, tay còn lại chặn gốc lưỡi để trẻ cố sức hít đờm dãi còn lại xuống khoang miệng.
  • Làm với bên lỗ mũi còn lại.
  • Vào thì thở ra thì lấy tay chặn gốc lưỡi gạt hết đờm rãi trong miệng ra.

Bước 4: Kỹ thuật tăng luồng thở AEF

  • Tống xuất nốt phần đờm dãi ở sâu bên trong khí quản bằng cách tạo áp lực âm tống những chất bẩn này từ bên dưới ra ngoài theo đường thở.
  • Một tay kỹ thuật viên sẽ vòng qua giữ lại ngực trẻ. Tay còn lại khum khum lòng bàn tay.
  • Khi thấy trẻ bắt đầy thở ra thì bắt đầu vỗ từ dưới lên trên khu vực phổi.
  • Đến hết thì thở ra thì dừng lợi đợi chu kỳ thở tiếp theo.
  • Thực hiện trong vòng 5 lần chu kì thở ra của trẻ.

Tập hít thở thư giãn

Phương pháp tập hít thở đúng cách cũng có thể hỗ trợ cải thiện chức năng hô hấp rất tốt.

  • Người tập ngồi thẳng lưng, khoanh chân, giữ cho mình tư thế thoải mãi nhất mà không phải chịu gồng cứng người.
  • Hít một hơi thật sâu để không khí lấp đầy phổi, cảm nhận các khoang liên sườn giãn ra tạo không gian chứa khí.
  • Sau đó dùng cơ liên sườn, cơ bụng đẩy không khí ra một cách từ từ cho đến khi hết không khí.
  • Thực hiện bài tập này 10 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Vận động trị liệu

Thể dục thể thao và rèn luyện sức khoẻ luôn là phương pháp được các chuyên gia khuyên cho người bị bệnh hoặc người khoẻ mạnh. Bởi nó giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi oxy, giúp cho cơ bắp mạnh khoẻ, dẻo dai. Đối với hô hấp thì có một số bài tập vận động trị liệu rất tốt đó là:

  • Vận động tăng sức bền với môn thể thao là đi bộ, chạy bộ, bơi lội…
  • Vận động tăng sức cơ với môn thể thao như nâng tạ, giữ thăng bằng…

Thực hiện vật lý trị liệu hô hấp tại nhà

  • Phụ huynh dùng một tay ôm cố định ngực trẻ, phần đầu hơi cúi xuống.
  • Một tay khum lòng bàn tay lại.
  • Ở thì thở ra thì vỗ rung với tần suất đều, mức độ trung bình theo hướng từ dưới lên trên để đẩy đờm ra ngoài cho đến khi hết thì thở ra thì dừng lại.
  • Tiếp tục với các thì thở ra tiếp theo.
  • Thực hiện khoảng 5 – 6 lần.

Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu hô hấp đã được hướng dẫn rất kỹ càng ở trên đây thì phụ huynh cần biết kết hợp một số biện pháp hỗ trợ như cho trẻ uống nhiều nước để pha loãng đờm, rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần, không sử dụng khăn giấy cứng lau mũi để tránh tổn thương niêm mạc và kê cao gối cho trẻ dễ thở hơn… Chúc các bạn thành công với phương pháp này.