Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý thường thấy. Người bệnh đau đơn, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân. Ở mức độ nhẹ người bệnh có thể tự điều trị được bằng cách tự thực hiện các bài tập chữa đau dây thần kinh liên sườn tại nhà. Hoặc mức độ nặng hơn thì cần đến khám bác sĩ, kết hợp phương pháp điệu trị bằng thuốc giảm đau cùng các bài tập để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mục lục:
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn là gì?
Dây thần kinh liên sườn để chỉ về 12 đôi dây thần kinh trên cơ thể có xuất phát từ khe các đốt sống từ D1 đến D12. Nó xuất phát từ tuỷ sống ngực sau đó chia ra làm hai nhánh đó là nhánh trước và nhánh sau. Nhánh thần kinh sau sẽ chi phối vùng lưng. Còn nhánh thần kinh trước thì chi phối vùng bụng và ngực. Khi nói đau dây thần kinh liên sườn có nghĩa là bệnh lý nằm ở nhánh trước và vị trí đau là vùng ngực và mạn sườn. Các nhánh này có đường đi nông trên thành ngực nên rất dễ gặp phải các tổn thương. Khi không tìm được các nguyên nhân cụ thể gây đau cho người bệnh ở vị trí này thì người ta sẽ chẩn đoán là đau dây thần kinh liên sườn.
Các triệu chứng cho thấy bạn đang có dấu hiệu bệnh lý đau dây thần kinh liên sườn là các cơn đau kéo dài âm ỉ hoặc đôi lúc nhó lên thành từng cơn. Tính chất cơn đau lan theo đường đi của thần kinh liên sườn. Một số người có kèm thêm các triệu chứng như tức ngực, đau ngực. Trong một số bệnh lý nó còn có những triệu chứng đặc trưng khác như:
- Đau do thoái hoá cột sống ngực: Đau âm ỉ, liên tục, tăng khi vận động hoặc khi ấn vào. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi.
- Đau do ung thư, lao cột sống: Đau dữ dội, đau cục bộ phần đốt sống bị tổn thương, lan sang hai bên sườn. Người bệnh có thể có biến dạng cột sống cùng các triệu chứng toàn thân như gầy, sút cân, mệt mỏi, sốt về chiều…
- Zona thần kinh: Khởi phát là những bọng nước, rát đỏ. Đau kèm theo bỏng rát. Thường xuất hiện ở một bên….
Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu đau diễn ra sau khi người bệnh vận động sai tư thế, hay đau do thời tiết lạnh, viêm thông thường thì đây là một bệnh lý nội khoa không nguy hiểm. Chỉ là các triệu chứng đau làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, hít thở khó khăn. Đau nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, khó ngủ và ngủ không được sâu giấc.
Nhưng bạn không được chủ quan khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác có thể đang âm thầm diễn ra trong cơ thể bạn. Đó có thể là:
- Đau sau zona thần kinh
- Ung thư cột sống, lao cột sống
- Dùng corticoid trong thời gian dài
- Nhiễm độc kim loại
- Bệnh lý nhiễm trùng, bệnh lý tuỷ sống
- Bệnh lý rối loạn chuyển hoá ví dụ đái tháo đường.
Bạn cần cân nhắc đi khám khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ví dụ như những mảng da nổi bọng nước, đỏ rát (trong zona thần kinh), đau tái phát nhiều lần một cách bất thường, đau mức độ nặng uống thuốc giảm đau không đỡ,… kèm theo các triệu chứng khác nhau của cơ thể.
Một số mẹo giúp giảm đau dây thần kinh liên sườn nhanh chóng
Nguyên nhân của đau thần kinh liên sườn có rất nhiều. Đối với một số trường hợp đơn giản người bệnh cũng có thể tự cảm nhận được ví dụ đau do thời tiết lạnh hoặc do viêm. Chúng ta hoàn toàn có thể xử trí giảm đau nhanh chóng bằng một số mẹo tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Chườm giảm đau
Chườm là phương pháp sử dụng nhiệt nóng hoặc lạnh tác động trực tiếp lên vị trí tổn thường. Nó thường áp dụng đối với các bệnh lý về cơ xương khớp rất hiệu quả. Người bị đau dây thần kinh liên sườn hoàn toàn có thể áp dụng được.
Phương pháp chườm nóng sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy tuần hoàn đến nuôi dưỡng các tế bào bị tổn thương nhanh trở lại bình thường. Tại nhà bạn có thể áp dụng cách này bằng việc cho nước nóng vào chai thuỷ tinh hay sử dụng các túi ấm để lên vị trí mạn sườn bị đau. Khi chườm cần chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng rát. Cách này bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày nếu bị đau nhiều.
Còn chườm lạnh thường dùng để giảm đau, sưng và bầm tím. Người ta thường sử dụng đá lạnh cho vào túi chườm hoặc dùng khăn lông bọc lại. Sau đó chấm từng lần lên vị trí bị đau để giúp giảm đau nhanh chóng. Khi đá tan làm ướt khăn lông thì cần đổi khăn lông khác. Tốt nhất bạn nên bọc lại bằng túi nilon sau đó mới bọc thêm bằng khăn để giữ thời gian lâu hơn.
Mỗi lần chườm trong khoảng 15 – 20 phút.
Ngâm nước nóng
Phương pháp ngâm nước nóng này có tác dụng tương tự với việc chườm ấm nhưng nó sẽ có hiệu quả tăng tuần hoàn toàn thân chứ không chỉ riêng một vị trí nào. Nếu không có các vết thương hở ngoài da thì bạn có thể hoà thêm một chút muối vào nước tắm để đạt được hiệu quả điều trị giảm đau tốt hơn.
Bài tập chữa đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả
Đây là các bài tập chữa đau dây thần kinh liên sườn được các bác sĩ khuyên người bệnh tập luyện tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị. Các bài tập đều có đặc điểm là đơn giản, dễ thực hiện. Người bệnh càn có kế hoạch tập một cách đều đặn kết hợp với các phương pháp điều trị đã được hướng dẫn ở trên.
Bài tập 1: Massage vùng sườn bị đau
Đây là một trong những bài tập được đánh gí là giảm đau thần kinh liên sườn rất tốt. Nó giúp thư giãn các dây thần kinh, tăng lưu thông máu vùng bị đau. Khi massage bạn cũng sẽ cảm thấy giảm ngứa và tê bì.
Cách thực hiện:
- Người tập bộc lộ vùng bị đau.
- Sử dụng tinh dầu oliu xoa lên đó.
- Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng nhưng có lực, đi dọc theo các khe liên sườn. Bạn có thể dùng tay để cảm nhận các khe sườn này.
- Vuốt theo đường xương sườn.
- Sử dụng đầu các ngón tay hoặc ô mô ngón tay cái hay ngón út chuyển động vòng tròn.
- Kết hợp các động tác ấn từ mũi ức ra ngoài, từ dưới lên trên rồi ngược lại.
- Mỗi ngày thực hiên 02 lần khi nghỉ ngơi. Mỗi lần massage trong 10 – 15 phút.
Bái tạp 2: Tập thở
Động tác hít vào thở ra có sự phối hợp của nhiều hệ cơ khác nhau trong đó có các cơ liên sườn. Bởi vậy khi hít thở đúng cách cũng có nghĩa bạn đang tập luyện cơ liên sườn thực hiện đúng chức năng của nó. Và đôgnj tác này sẽ giúp giảm kích thích rễ, giãn cơ, giảm đau rất tốt.
Thực hiện bài tập:
- Tư thế chuẩn bị: Người tạp đứng hoặc ngồi hoa sen thẳng lưng.
- Từ từ hít thật sâu vào sao cho khi không khí vào đầy phổi thì ngực cũng đồng thời được đẩy căng. Các khoang liên sườn giãn.
- Khi thở ra cũng thực hiện một cách từ từ, dùng sức đẩy của cơ hoàng bên dưới đẩy khí từ đáy phổi lên.
- Thực hiện động tác này ít nhất 5 lần.
- Bài tập khá đơn giản, có thể thực hiện được ở mọi lúc mọi nơi khi bạn có thời gian rảnh. Vì vậy để đạt được hiệu quả tốt nên tập ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Bài tập 3: Tư thế cổng
Đây là một bài tập giúp kẽo giãn cơ vùng mạn sườn và có tác dụng giảm đau rất tốt.
Thực hiện bài tập:
- Người tập ở tư thế quỳ gối, phần đùi và thân người dựng thẳng.
- Chân phỉ mở rộng sang bên phải, mũi chân hướng về phía trước sao cho chân, đầu gối tạo thành đường thẳng.
- Hai tay giơ lên, đưa sang ngang.
- Từ từ nghiêng người sang bên phải đồng thời đưa tay phải di chuyển dần theo đường chân phỉ. Tay trái giơ lên và cũng nghiêng sang hướng bên phỉ. Cảm nhận cơ sườn bên trái được kéo căng.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 7 giây.
- Trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác với bên còn lại.
- Mỗi lần tập khoảng 5 lần cho các bên.
Bài tập 4: Tư thế kéo giãn người về phía trước
Cách thực hiện bài tập:
- Người tập ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng hướng về phía trước mặt. Hai tay vươn thẳng lên trời.
- Từ từ cúi người về phía trước.
- Lưu ý là tư thế sao cho phần lưng, cổ, hai tay song song với hai chân chứ không nằm rạp xuống.
- Cảm nhận phần cơ liên sườn được kéo giãn.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
- Trở lại vị trí ban đầu.
- Bài tập này bạn có thể lặp lại ít nhất 3 lần.
Bài tập 5: Tư thế cái cày
Thực hiện động tác:
- Người tập nằm ngửa, hai tay để song song bên thân.
- Từ từ nâng hai chân lên cao.
- Uốn cong người để chân vượt qua đầu cho đến khi mũi chân chạm đất.
- Lưu ý là nên giữ thẳng phần lưng.
- Hai tay chống lên hông để tăng thêm sức cho phần lưng hoặc để song song trên sàn. Lòng bàn tay úp sấp.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây.
- Thả lỏng người trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện bài tập này khoảng 5 lần.
Người có tiền sử tăng huyết áp, chấn thương hoặc vừa làm phẫu thuật cột sống sẽ bị chống chỉ định.
Bài tập 6: Tư thế con bò
Thực hiện động tác:
- Người tập bắt đầu với tư thế quỳ bốn điểm trên mặt sàn.
- Hai chân mở rộng bằng vai. Hai tay dựng thẳng vuông góc với sàn. Bàn chân, đầu gối, cổ tay hai bên nằm trên hai đường thẳng.
- Đầu hơi hướng lên cao một cách thoải mái.
- Hít vào, hơi đẩy mông lên đồng thời lưng võng xuống hết mức có thế.
- Mở ngực, đầu ngẩng cao hướng lên trần nhà.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây.
- Trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện lại 5 lần động tác.
>>>Xem thêm
Bật mí tại sao các bài tập lại đem đến hiệu quả tốt như vậy
Người ta thường nói phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Một trong những phương phá phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ đơn giản mà hầu hết mọi người đều biết đến là tập luyện thể dục thể thao. Không những vậy một số các bài tập còn có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Chúng ta đang nói đến đó là giảm đau cho người bị đau dây thần kinh liên sườn. Các bài tập trên nếu được thực hiện một cách đều đặn, đúng kĩ thuật sẽ đem đến hiệu quả rất tốt. Nguyên nhân bởi vì:
- Tập luyện sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, thư giãn các dây thần kinh. Một trong những nguyên nhân được biết đến của bệnh lý này đó chính là do stress kéo dài.
- Thể dục thể thao kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể được lưu thông một cách trơn tru. Tác động vào vị trí đau sẽ làm cho máu đến nuôi dưỡng nhiều hơn. Từ đó các tế bào tổn thương được sữa chữa để nhanh trở lại hoạt động một cách bình thường.
- Giãn cơ. Đau trong bệnh lý về thần kinh liên sườn này một phần do kích thích các rễ thần kinh quá mức. Một phần nữa đó là sự co cứng cơ. Tập luyện làm cho các cơ giãn ra, giảm sự co thắt. Vì vậy triệu chứng đau sẽ giảm một cách rõ rệt trong thời gian ngắn sau khi tập.
- Tăng cường sức khoẻ cho phần đốt sống lưng, kéo giãn các đốt sống để giảm sự chèn ép vào rễ các dây thần kinh.
- Hệ miễn dịch được cải thiện, nâng cao sức khoẻ.
- Giảm đau tốt, giúp người bệnh có những giấc ngủ ngon hơn.
Trên đây là 6 bài tập chữa đau dây thần kinh liên sườn hiệu quả mà người bệnh nên thực hiện kết hợp với các phương pháp điều trị của bác sĩ. Mục đích là đem lại hiệu quả giảm đau một cách nhanh chóng. Người bệnh cần chọn lựa động tác phù hợp với mình, tránh luyện tập gắng sức dẫn đến chấn thương.