Phòng Chỉ đạo chuyên khoa

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

a) Phòng Chỉ đạo chuyên khoa: 

Tháng 12/1964, Bộ Y tế ra quyết định thành lập các trạm chuyên khoa tuyến tỉnh, trong đó có Trạm chống lao. Ở Quảng Ninh Trạm chống lao được thành lập từ việc tách Khoa lao Bệnh viện tỉnh hợp nhất với Phòng khám lao tỉnh và 5 Phòng khám lao khu vực: Móng cái – Tiên yên – Cẩm Phả – Yên Hưng (nay là Quảng Yên) – Đông Triều. Trạm thực hiện cả công tác phòng bệnh và chữa bệnh.
Tuy nhiên, đến năm 1967, do nhu cầu khám phát hiện và điều trị lao cho cán bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, do vậy, ngày 07/4/1967, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã quyết định thành lập Bệnh viện Chống lao Quảng Ninh (viết tắt K67). Bệnh viện có nhiệm vụ: Phòng bệnh, chữa bệnh, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và xây dựng mạng lưới chống lao các huyện, thị xã, các công ty, xí nghiệp. Mặc dù thành lập Bệnh viện K67, Trạm Chống lao tỉnh vẫn tồn tại song song với Bệnh viện K67.
Đến ngày 14/4/1989, UBND tỉnh Quảng Ninh có quyết định số 205/QĐ – UB về việc hợp nhất Trạm chống lao và Bệnh viện lao (K67) thành Trung tâm Chống Lao & Bệnh phổi Quảng Ninh. Lúc này Trạm Chống Lao không còn. Để thực hiện Chương trình chống lao quốc gia tại Quảng Ninh, Bệnh viện có tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo và có Thư ký Chương trình. Tuy nhiên, nhiệm vụ phòng chống bệnh và công tác chỉ đạo tuyến, truyền thông phòng chống lao là một nhiệm vụ rất lớn và không thể thiếu đối với công tác phòng bệnh nói chung và phòng chống lao và phổi nói riêng nên đến tháng 12/1992, Trung tâm Chống Lao & Bệnh phổi Quảng Ninh được thành lập Phòng Chỉ đạo chuyên khoa.

Phòng Chỉ đạo chuyên khoa có nhiệm vụ:

– Xây dựng kế hoạch công tác phòng chống lao và bệnh phổi cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, trình giám đốc SYT và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
– Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra các hoạt động phòng chống lao và bệnh phổi của tuyến tỉnh, kể cả y tế ngoài công lập, thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kỳ. Chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện CTCL và bệnh phổi tại cộng đồng.

  b) Về tổ chức:

   Từ tháng 12 năm 1964 là Trạm Chống lao;
Từ tháng 4 năm 1989 hợp nhất Trạm chống lao và Bệnh viện lao K67 thành Trung tâm Chống Lao & Bệnh phổi Quảng Ninh
Từ tháng 12 năm 1992 thành lập Phòng Chỉ đạo chuyên khoa.

 b) Lãnh đạo Phòng qua các thời kỳ

– Từ tháng 12/1964 đến 4/1967: Bác sỹ Lê Huy Thành, Phó Trưởng Ty Y tế kiêm Trạm Trưởng Trạm Chống Lao đầu tiên;
– Từ 12/1964 đến 4/1967: Bác sỹ Trịnh Quang Khuê, Trạm phó Trạm Chống Lao Quảng Ninh;
– Từ 1967 – 1969: Bác sỹ Trịnh Quang Khuê, Bệnh viện Trưởng, Bệnh viện K67, Kiêm Trạm trưởng Trạm Chống Lao Quảng Ninh.
– Từ 1967 – 1969: Bác sỹ Trần Quốc Lộ, Phó Trạm trưởng Trạm Chống Lao Quảng Ninh.
– Từ 1969 – 1983: Bác sỹ Trần Quốc Lộ, Phó Giám đốc Bệnh viện K67 kiêm Trạm trưởng Trạm Chống Lao Quảng Ninh.
– Từ 1983 – 1989: Bác sỹ Trần Quốc Lộ, Giám đốc Bệnh viện K67 kiêm Trạm trưởng Trạm Chống Lao Quảng Ninh.
– Từ 1983 – 1989: Bác sỹ Trần Quốc Lộ, Giám đốc Bệnh viện K67 kiêm Trạm trưởng Trạm Chống Lao Quảng Ninh.
Từ 12/1992 đến 1996: Bác sỹ Nguyễn Sơn Triều, Trưởng phòng Chỉ dạo chuyên khoa, Trung tâm Chống Lao và Bệnh phổi;
Từ ——–đến —: Bác  sỹ Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Trưởng phòng.
Từ 1996 đến 2000: Bác sỹ Đinh Văn Điển, Phó Giám đốc Bệnh viên Lao và Phổi phụ trách phòng.
Từ 2000 đến 2010: Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện, kiêm Trưởng phòng Chỉ dạo chuyên khoa;
Bác  sỹ Vũ Văn Hiền, Phó Trưởng phòng.
Từ 2010 đến nay: Bác sỹ Phạm Văn Nhắn, Trưởng phòng;

c) Thành tích hoạt động

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Công tác chỉ đạo tuyến là nhiệm vụ quan trọng của Trạm chống lao trước đây và Bệnh viện Lao và Phổi ngày nay. Ngay từ khi mới được thành lập Trạm chống Lao trước đây, phòng Chỉ đạo chuyên khoa ngày nay đã tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhất là tổ chức thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống lao cho CB,CC và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; luôn đổi mới,cải tiến phương pháp chỉ đạo tuyến gắn công tác điều trị với việc thực hiện giám sát và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện phân công các bác sỹ điều trị thực hiện nhiệm vụ theo dõi và chỉ đạo tuyến tại các huyện cùng với phòng chỉ đạo chuyên khoa hàng tháng có kế hoạch đi năm bắt tình hình, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ và báo cáo kết quả cụ thể; Mặt khác, đã làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác chống lao trong toàn tỉnh, do vậy  màng lưới chống lao ở các huyện thị từ chỗ chưa đồng đều ở tắt cả các huyện, thị xã, thành phố hoặc có nhưng kiêm nhiệm đến nay màng lưới chống lao rộng khắp ở 14 các huyện, thị xã, thành phố và ngành than  đều thành lập các tổ chống lao cấp huyện do vậy có đội ngũ cán bộ chuyên trách hoạt động và có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa Phòng chỉ đạo chuyên khoa của Bệnh viện với các tổ chống lao cơ sở, tổ chức, duy trì hoạt động thường xuyên và đảm bảo chất lượng hiệu quả của 15 tổ chống lao huyện thị xã và ngành than. Mỗi quý tổ chức giao ban, sơ kết chuyên khoa lao tuyến huyện, thị xã 1 lần tại bệnh viện. Nội dung tập trung vào công tác khám phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân lao tại cơ sở. Đồng thời nắm bắt những thiếu sót, vướng mắc của cơ sở bàn biện pháp giải quyết, thống nhất phương pháp chỉ đạo từ tuyến tỉnh tới cơ sở để thực hiện chương trình. Các tổ trưởng chống lao huyện thị tham dự các buổi giao ban y tế xã phường năm thông tin tại xã phương, thôn bản và cung cấp cho họ những kiến thức cụ thể qua đó nắm được  thông tin 2 chiều góp phần tuyên truyền về bệnh lao, đồng thời chỉ đạo tốt công tác phát hiện, quản lý điều trị ngoại trú cho các xã phường để thực hiện chương trình có hiệu quả. Do đó đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phòng chống bệnh lao và phổi ở tỉnh.
Đã phối hợp với mạng lưới y tế cơ sở tổ chức tiêm BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi và học sinh cho hàng triệu lượt người.        .
Trong quá trình tuyên truyền về phòng chống và điều trị bệnh lao và phổi, Bệnh viện đã dùng nhiều hình thức như truyền tin, truyền thanh, truyền hình, qua báo chí, tranh, ảnh, panô áp phíc, tờ rơi phổ biến tới tận vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo trong tỉnh. Công tác tuyên truyền đã được bệnh viện triển khai nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hóa các hính thức truyền thông đã lồng ghép với các sinh hoạt văn hoá xã hội trong cộng đồng dân cư, từng vùng dân tộc, trong các thôn bản khu phố tới các tổ chức xã hội, trường học để tuyên truyền về bệnh lao & bệnh phổi. Hằng năm Bệnh viện, Chương trình chống lao tỉnh phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh làm các phóng sự, in các tờ rơi, tờ tán trợ, tờ gấp tuyên truyên phòng chống lao trong nhân dân và các tổ chức, phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, trung tâm Y tế ngành Than, Bộ đội Biên phòng tỉnh. Bệnh viện đã cho in và phát hành hàng triệu bản tài liệu, tranh, ảnh, panô áp phích, tờ rơi, băng zôn, lịch tờ hướng dẫn tuyên truyền về bệnh lao và phổi. Bệnh viện đã cho chiếu phim ảnh đăng, tham gia cùng đài, báo trong tỉnh làm chương trình tuyên truyền và phát trên phương tiện thông tin đại chúng.
Hằng năm, nhân ngày thế giới phòng chống lao 24/3 tổ chức in ấn và phát hành trên hàng triệu bản tài liệu tranh ảnh, pa nô áp phích, tờ rơi, băng zôn, lịch hướng dẫn và tuyên truyền công tác phòng chống lao.
Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các tổ chống lao, y tế xã phường, y tế thôn bản cho hàng ngàn lượt người tham gia.
Ngoài công tác chỉ đạo tuyến dưới Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh thường xuyên có mối quan hệ tốt với Bệnh viện lao & phổi trung ương, Chương trình chống lao Quốc gia tiếp nhận sự chỉ đạo của CTCLQG, vật tư kinh phí uỷ quyền, tham dự các lớp tập huấn do CTCL QG tổ chức để triển khai kịp thời tại tuyến tỉnh và cơ sở.

d) Các danh hiệu thi đua, khen thưởng đã đạt được

Đối với tập thể từ tháng 12 năm 1964 đến 4 năm 1989 thành tích của Trạm Chống lao là thành tích chung của Bệnh viện Lao và Phổi đã đạt được như Huân chương Lao động, Huân chương kháng chiến các loại được Nhà nước tặng thưởng, các danh hiệu: cờ thi đua, bằng khen… ; Năm 2001, năm 2005 Phòng Chỉ đạo Chuyên khoa được Bộ Trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen, Năm 2006 được UBND tỉnh tặng Bằng khen, hằng năm được Sở Y tế tặng Giấy khen, tập thể đạt tập thể lao động tiên tiến, tập thể Lao động xã hội chủ nghĩa, Tập thể lao động xuất sắc. Nhiều cán bộ, viên chức của Trạm, Phòng được các cấp khen thưởng.